Phiên bản di động

Vai trò của khoa học công nghệ trong việc thực hiện các chức năng quản lý của Bộ Xây dựng

Để từng bước thực hiện Chiến lược phát triển khoa học công nghệ ngành Xây dựng một cách có hiệu quả, các nhiệm vụ khoa học công nghệ (KHCN) những năm gần đây được Bộ Xây dựng phê duyệt tập trung hơn với nhiều đề tài có liên quan, hỗ trợ lẫn nhau trong cùng một lĩnh vực. Các nhiệm vụ KHCN góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học trong xây dựng các chiến lược, định hướng phát triển ngành; các văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực làm chủ công nghệ xây dựng, công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng, nâng cao năng suất, ứng dụng kỹ thuật mới trong xây dựng hiện đại.
Vai trò của khoa học công nghệ trong việc thực hiện các chức năng quản lý của Bộ Xây dựng
Giai đoạn 2016-2020 đánh dấu nhiều sự thay đổi trong công tác nghiên cứu KHCN của ngành Xây dựng.

KHCN có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cung cấp luận cứ khoa học cho hoạch định cơ chế chính sách, là một trong những động lực chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về việc ban hành và triển khai các chính sách, pháp luật về phát triển khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành công nghiệp xây dựng.

Giai đoạn 2016-2021, từ kết quả nghiên cứu KHCN, Bộ Xây dựng đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để tăng cường và phục vụ công tác quản lý ngành Xây dựng. Đồng thời, trình Thủ tướng Chính phủ 05 Đề án quan trọng cùng các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện các nhóm giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm giai đoạn 2016-2020 như: Đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình theo Quyết định số 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng theo Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 09/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng - cấu phần Bộ Xây dựng theo Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 18/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án "Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030" của Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018; Đề án "Phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) phục vụ các công trình ven biển và hải đảo" theo Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 25/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

KHCN đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng quản lý của Bộ Xây dựng. Cụ thể:

KHCN góp phần hoàn thiện thể chế

Nghiên cứu đánh giá tác động của pháp luật xây dựng, đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các quy định pháp luật. Từ 2016-2020, kinh phí KHCN cấp cho các Cục, Vụ trong Bộ để hỗ trợ, nghiên cứu cơ sở khoa học, lý luận thực tiễn đề xuất ban hành văn bản quy phạm pháp luật như: Nghiên cứu đề xuất các nội dung của Luật Kiến trúc được Quốc hội khóa XIV thông qua năm 2019, các nội dung sửa đổi của Luật Xây dựng 2014 đã được thông qua năm 2020, các nội dung của các Nghị định và Thông tư do Bộ Xây dựng trình (Thông tư số 22/2016/TT-BXD ngày 01/7/2016, Thông tư số 23/2016/TT-BXD ngày 01/7/2016, Nghị định số 100/2018/NĐ-CP, Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 13/3/2018, Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 25/8/2018; Thông tư số 07/2016/TT-BXD về điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng; Thông tư số 08/2016/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng; Thông tư số 09/2016/TT-BXD về hợp đồng thi công xây dựng và Thông tư về Hợp đồng tổng thầu EPC; Thông tư 01/2018/TT-BXD ngày 05/1/2018 quy định về chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh…). Đây là các văn bản quy phạm pháp luật rất quan trọng nhằm đổi mới quản lý hoạt động xây dựng, tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đã đề ra.

KHCN nhằm ứng dụng giải quyết các vấn đề của thực tiễn đặt ra, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền công nghiệp xây dựng Việt Nam

Lĩnh vực VLXD: Các nghiên cứu giai đoạn này đã bám sát Chiến lược phát triển KHCN, đồng thời tiệm cận với các xu thế phát triển KHCN về VLXD trong khu vực và trên thế giới. Các nhóm nhiệm vụ bao gồm: Nghiên cứu xây dựng các quy hoạch phát triển VLXD; nghiên cứu khảo sát, điều tra phục vụ công tác quản lý Nhà nước; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm VLXD và nghiên cứu chuyển giao công nghệ sản xuất VLXD; nghiên cứu xây dựng, biên soạn các tiêu chuẩn, quy chuẩn góp phần hoàn thiện hệ thống TCVN, QCVN và cơ chế chính sách, các quy định pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường. Cụ thể, giai đoạn 2016-2020, đã xây dựng tổng cộng 85 TCVN bao trùm các loại sản phẩm VLXD: xi măng, bê tông, kính, gạch ốp lát, vật liệu chịu lửa, sơn xây dựng, thạch cao, phụ gia hóa học cho bê tông, phế thải công nghiệp và các phương pháp thử về lĩnh vực: chống cháy, tính năng nhiệt của sản phẩm, hạ tầng kỹ thuật… Xây dựng các phương pháp thử mới trong lĩnh vực chống cháy và phương pháp thử mới về tính năng nhiệt của VLXD. Đặc biệt, các nhiệm vụ KHCN trọng điểm như: Nghiên cứu phát triển vật liệu xây và cấu kiện không nung cho công trình xây dựng đến năm 2020; Nghiên cứu phát triển VLXD sử dụng tro, xỉ, thạch cao đã qua xử lý từ các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón và các cơ sở công nghiệp phát thải khác", đã góp phần phát triển ngành Xây dựng theo hướng xanh, bền vững.

Lĩnh vực thiết kế, xây dựng công trình và công nghệ xây dựng

Một trong những yếu tố quan trọng khi thiết kế công trình xây dựng là dữ liệu đầu vào như hoạt tải sử dụng, gió, bão và các điều kiện tự nhiên khác. Nếu yếu tố đầu vào lấy nhỏ hơn giá trị thực tế thì công trình sẽ mất an toàn về chịu lực, ổn định, độ bền vững, còn lấy lớn hơn giá trị thực tế thì gây lãng phí. Để đảm bảo độ tin cậy của số liệu đầu vào trong tính toán công trình xây dựng, Bộ xây dựng đã giao cho Viện Khoa học Công nghệ và Xây dựng đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện cơ sở dữ liệu các tác động tự nhiên của Việt Nam phục vụ xây dựng công trình” để làm cơ sở soát xét QCVN 02:2009/BXD, đến nay nhiệm vụ đã được nghiệm thu và quy chuẩn này đang được rà soát lần cuối trước khi ban hành.

Để đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà cao tầng, một số công nghệ như cốp pha trượt vách cứng, sàn ứng lực trước bán lắp ghép (Vinaconex đã áp dụng cho nhà đến 34 tầng), tổ hợp dàn giáo, cốp pha nhôm định hình tổ hợp linh hoạt của các nhà thầu nước ngoài được giới thiệu và áp dụng rộng rãi, công nghệ thi công đổ bê tông đồng thời cột vách dầm... đã được đầu tư và áp dụng.

Lĩnh vực nền móng, các nhà thầu tư vấn và xây dựng Việt Nam đã ứng dụng được nhiều giải pháp từ đề tài về tiêu chuẩn móng cọc (TCVN 10304 - Tiêu chuẩn thiết kế) để thiết kế, thi công các loại cọc làm móng cho công trình từ thấp đến cao, siêu cao tầng. Hoặc đề tài liên quan đến quan trắc hố đào khi xây dựng phần ngầm của nhà cao tầng (đến 5 tầng ngầm) đã được nhiều nhà thầu thực hiện thành công. Các nhà thầu bước đầu áp dụng thành công công nghệ thi công TOPDOWN, trong đó sử dụng hệ Kingpost bằng thép (công trình Metropolist Liễu Giai – nhà thầu Coteccons), cọc – cột (công trình tại 69B Thụy Khê – Hòa Bình) để chống đỡ cho khối nhà cao tầng khi thi công đồng thời cả tầng hầm và tầng nổi.

Đối với một số kết cấu phức tạp khác như giàn không gian nhịp lớn, các nhà thầu tư vấn và chế tạo trong nước đã tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Đức và Ý đã chế tạo được cấu kiện với độ chính xác cao cho giàn không gian và giàn chuyển kết cấu thép vượt nhịp lớn (công trình trụ sở Cục Viễn Thông – Giàn chuyển thép vượt nhịp từ 16m ÷ 40m đỡ 17 tầng văn phòng. Ở lĩnh vực thiết kế và thi công xây dựng, Việt Nam có trình độ ở mức cao trong khu vực (TOP 5 ASEAN) nhờ áp dụng những thành tựu KHCN.

Hoạt động KHCN trong ngành Xây dựng đã đóng góp vai trò quan trọng cho sự phát triển nền KHCN Việt Nam nói chung và sự nghiệp xây dựng và phát triển của ngành nói riêng. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã được áp dụng vào thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng. Phát triển nguồn nguyên liệu thay thế nhập ngoại, đổi mới, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đóng góp của KHCN đã khẳng định được vai trò trong phát triển lĩnh vực xây dựng, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bài 2: Ứng dụng các nghiên cứu khoa học công nghệ trong phát triển ngành Xây dựng

Theo Khánh Hòa – Thu Hằng/Báo Xây dựng
Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/vai-tro-cua-khoa-hoc-cong-nghe-trong-viec-thuc-hien-cac-chuc-nang-quan-ly-cua-bo-xay-dung-333751.html

Nổi bật trang chủ

VICEM chuyển lửa truyền thống từ đất Tổ vua Hùng

Địa phương báo cáo về phát triển nhà ở xã hội
Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5: Sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)
Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Đọc thêm

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Ngày 09/01/2024, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình, thôn Trung Am, xã Lý Học, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng, Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Bảo TP Hải Phòng đã long trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 438 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hơn 10 vạn người dân huyện Vĩnh Bảo, các tỉnh lân cận Hải Dương, Thái Bình đã về dự.
Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu phát triển toàn diện, trở thành trung tâm phát triển năng động, công nghiệp dịch vụ hiện đại, đô thị xanh, là khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Theo khảo sát của Cushman & Wakefield (Công ty Môi giới đầu tư BĐS toàn cầu), Việt Nam hiện đang đứng đầu trong danh sách lựa chọn của các nhà đầu tư toàn cầu về lĩnh vực công nghiệp logistics trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhờ vào nhiều ưu điểm kỹ thuật và chiến lược.
Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Sáng 06/01, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự Lễ khởi công Dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại phường Tràng Cát, quận Hải An, TP Hải Phòng. Với quy mô 4.300 căn, đây là dự án NƠXH đầu tiên có quy mô và hạ tầng tiện ích lớn nhất của Vinhomes tại Hải Phòng, góp phần an cư cho hàng chục nghìn người lao động địa phương.
Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Tiếp tục góp ý cho Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị với Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến quỹ phát triển đất. Theo HoREA, Dự thảo Luật hiện nay bỏ quy định về quỹ phát triển đất nên không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định của Luật Đất đai, lại vừa thiếu cơ chế để triển khai thực hiện Chương VIII về phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất.
Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 09/01/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, GTVT, TN&MT; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, liên quan đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách, hồ sơ xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và soạn thảo các văn bản quy định chi tiết Luật, Nghị định.
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Ngày 10/1, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai công tác năm 2024. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Sở Xây dựng Quảng Ninh đạt nhiều thành tích tốt đẹp trong năm 2023, đã đặt mục tiêu năm mới 2024 với thắng lợi mới. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh về kết quả công tác năm cũ được xác định là động lực cho năm mới; và năm mới với những mục tiêu then chốt mới.
Giấc mơ an cư

Giấc mơ an cư

Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo xây nhà phòng tránh lũ, lụt theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Hà Tĩnh đã tập trung triển khai với phương châm đúng đối tượng, đúng chế độ và thời gian quy định… mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc.
Bộ Xây dựng: Ưu tiên kiểm kê khí nhà kính - chuyển đổi xanh ngành công nghiệp

Bộ Xây dựng: Ưu tiên kiểm kê khí nhà kính - chuyển đổi xanh ngành công nghiệp

Theo báo cáo Đóng góp do Quốc gia tự quyết định của Việt Nam (NDC) năm 2022, mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất, chất thải và các quá trình công nghiệp Việt Nam đã cam kết đến năm 2030, với kịch bản phát thải thông thường (BAU) với đóng góp không điều kiện là nỗ lực giảm phát thải của quốc gia tăng từ 9% (NDC năm 2020) tăng lên 15,8% (khoảng 146,3 triệu tấn CO2 tương đương) và đóng góp có sự hỗ trợ của quốc tế tăng từ 27% (NDC năm 2020) là 43,5% (khoảng 403,7 triệu tấn CO2 tương đương).
Bộ Xây dựng học hỏi kinh nghiệm sử dụng BIM

Bộ Xây dựng học hỏi kinh nghiệm sử dụng BIM

Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) và Hiệp hội Tư vấn Xây dựng Việt Nam phối hợp với Công ty Autodesk Asia tổ chức Hội thảo “Sử dụng mô hình BIM hỗ trợ cho công tác thẩm định, kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước” nhằm phổ biến kinh nghiệm, trao đổi kiến thức, tạo nền tảng triển khai áp dụng BIM trong thực thi công vụ của cơ quan chuyên môn về xây dựng và quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng.
Viện Khoa học công nghệ xây dựng:  Xứng danh đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới

Viện Khoa học công nghệ xây dựng: Xứng danh đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới

Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Viện Khoa học công nghệ xây dựng (IBST) đã lớn mạnh vượt bậc, đạt nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn cho công tác quản lý nhà nước của ngành Xây dựng, xứng danh đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Nhìn lại chặng đường đã qua, các thế hệ cán bộ, viên chức người lao động Viện luôn tự hào, tiếp tục nỗ lực hướng tới sự phát triển toàn diện trong giai đoạn tới.
Di sản Huế được giới thiệu bằng công nghệ Thực tế ảo hỗn hợp MR

Di sản Huế được giới thiệu bằng công nghệ Thực tế ảo hỗn hợp MR

Chính thức khai mạc chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023” gồm chuỗi sự kiện mang ý nghĩa lớn, thể hiện tình hữu nghị bền chặt giữa nhân dân Việt Nam và Lào đang diễn ra từ ngày 11/11 đến ngày 15/11 tại Trung tâm văn hoá thông tin tỉnh Thừa Thiên -Huế.
Ứng dụng BIM trong công trình hạ tầng kỹ thuật là thực tiễn bắt buộc

Ứng dụng BIM trong công trình hạ tầng kỹ thuật là thực tiễn bắt buộc

Ngày 8/11, Trung tâm Nghiên cứu phát triển hạ tầng kỹ thuật (CIRD) trực thuộc Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội thảo “Ứng dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong công trình hạ tầng kỹ thuật”.
Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD: Phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo tính khoa học

Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD: Phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo tính khoa học

Vừa qua, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 09/2023/TT-BXD Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. Để hiểu rõ hơn về những điểm mới trong lần sửa đổi này, Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Vũ Ngọc Anh – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng.
VIUP chuyển đổi số để nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch

VIUP chuyển đổi số để nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch

Với vai trò là đơn vị đầu ngành của Bộ Xây dựng trong nghiên cứu quy hoạch xây dựng, Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia đã và đang chuyển đổi theo hướng số hóa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ thông minh, nhằm nâng cao chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng.
Ứng dụng mô hình thông tin công trình BIM: Thúc đẩy chuyển đổi số ngành Xây dựng

Ứng dụng mô hình thông tin công trình BIM: Thúc đẩy chuyển đổi số ngành Xây dựng

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng mô hình thông tin công trình BIM trong lĩnh vực xây dựng góp phần rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng công tác thiết kế, thi công, quản lý dự án đầu tư xây dựng và thúc đẩy chuyển đổi số ngành Xây dựng.
Phát triển đô thị thông minh gắn với chuyển đổi số

Phát triển đô thị thông minh gắn với chuyển đổi số

Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 02/CT-TTg về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, Bộ Xây dựng (cơ quan thường trực của Đề án phát triển đô thị thông minh (ĐTTM) bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau đây gọi tắt là Đề án 950) đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung của Đề án, đồng thời triển khai các chương trình, kế hoạch nghiên cứu về phát triển ĐTTM.
Bình Dương: Bốn trụ cột chuyển đổi số

Bình Dương: Bốn trụ cột chuyển đổi số

Chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng và phát triển thành phố thông minh Bình Dương, với 4 trụ cột: Cải cách hành chính, phát triển kinh tế, môi trường bền vững, xã hội toàn diện.
Ngành Xây dựng TT-Huế: Hoàn thiện hạ tầng phục vụ chuyển đổi số

Ngành Xây dựng TT-Huế: Hoàn thiện hạ tầng phục vụ chuyển đổi số

Nhằm chuyển đổi số ngành Xây dựng hướng tới phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội, Sở Xây dựng TT-Huế đã tập trung đầu tư, nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số.
Sở Xây dựng Ninh Bình: Thực hiện nhiều giải pháp phát triển chuyển đổi số

Sở Xây dựng Ninh Bình: Thực hiện nhiều giải pháp phát triển chuyển đổi số

Trong những năm gần đây, Sở Xây dựng Ninh Bình đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong việc phát triển chính quyền số, chuyển đổi số.
Thái Nguyên: Nâng cao chất lượng chuyển đổi số

Thái Nguyên: Nâng cao chất lượng chuyển đổi số

Xác định hạ tầng số là nền tảng của sự phát triển, những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh nhận thức số, nhân lực số, an toàn an ninh mạng, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; tỉnh Thái Nguyên đã tăng cường phát triển hạ tầng số.
Ngành Xây dựng Tuyên Quang: Tích cực thực hiện chuyển đổi số

Ngành Xây dựng Tuyên Quang: Tích cực thực hiện chuyển đổi số

Thời gian qua, thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, Sở Xây dựng Tuyên Quang đã áp dụng hiệu quả phần mềm dịch vụ hành chính công - một cửa điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); duy trì và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, phủ kín các quy trình giải quyết TTHC trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng.
Sở Xây dựng Vĩnh Phúc: Nhiều giải pháp đồng bộ về chuyển đổi số

Sở Xây dựng Vĩnh Phúc: Nhiều giải pháp đồng bộ về chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thời gian qua, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về chuyển đổi số, góp phần hoàn thành sớm các nhiệm vụ được giao và nâng cao công tác quản lý trong hoạt động xây dựng.
Ngành Xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu: Đẩy mạnh chuyển đổi số

Ngành Xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu: Đẩy mạnh chuyển đổi số

Với mục tiêu thuộc top 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về mức độ chuyển đổi số và đến năm 2030, cơ bản hoàn thiện chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh, ngành Xây dựng tỉnh BR - VT nỗ lực triển khai hàng loạt giải pháp công nghệ, nhằm tối ưu hóa các hoạt động quản lý, điều hành, cung cấp dịch vụ công cho người dân và DN.
Báo Xây dựng bắt nhịp nhanh chuyển đổi số

Báo Xây dựng bắt nhịp nhanh chuyển đổi số

Chuyển đổi số báo chí ở Việt Nam nhằm xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước. Bám sát mục tiêu đó, thời gian qua, Báo Xây dựng coi chuyển đổi số như “chuyến tàu” không thể lỡ và là điều kiện tiên quyết để đi đến thành công, đóng góp cụ thể vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Ngành Xây dựng: Chuyển đổi số  nâng hiệu quả quản lý nhà nước

Ngành Xây dựng: Chuyển đổi số nâng hiệu quả quản lý nhà nước

Chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm toàn ngành Xây dựng hướng tới. Là cơ quan đi đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số của ngành, Bộ Xây dựng đã và đang triển khai mạnh mẽ các nhiệm vụ, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Bộ Xây dựng sẽ rà soát, sửa đổi QCVN 06:2022/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình

Bộ Xây dựng sẽ rà soát, sửa đổi QCVN 06:2022/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình

Bộ Xây dựng vừa có Quyết định số 516/QĐ-BXD giao nhiệm vụ cho Viện Khoa học công nghệ xây dựng thực hiện rà soát, sửa đổi QCVN 06:2022/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình.
Hội thảo “Giải pháp công nghệ giảm phát thải khí nhà kính trong ngành công nghiệp xi măng và thép tại Việt Nam”

Hội thảo “Giải pháp công nghệ giảm phát thải khí nhà kính trong ngành công nghiệp xi măng và thép tại Việt Nam”

Ngày 19/5, Công ty Cổ phần Công nghệ và Tư vấn CIC phối hợp với Carbon Re (V.Q Anh) và STX Group (Hà Lan) sẽ tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp công nghệ giảm phát thải khí nhà kính trong ngành công nghiệp xi măng và thép tại Việt Nam” dưới sự bảo trợ chính thức của Bộ Xây dựng, Đại sứ quán Vương quốc Anh và Đại sứ quán Hà Lan.
Xem thêm