Phiên bản di động

Thành phố Thái Nguyên nỗ lực trở thành đô thị trung tâm

Trong suốt chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển, thành phố Thái Nguyên luôn xứng đáng là hạt nhân là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của tỉnh Thái Nguyên; đồng thời nỗ lực để trở thành đô thị trung tâm vùng.
Thành phố Thái Nguyên nỗ lực trở thành đô thị trung tâm
Thành phố Thái Nguyên luôn xứng đáng là hạt nhân là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của tỉnh Thái Nguyên.

Ngày 19/10/1962 đánh dấu sự ra đời của thành phố Thái Nguyên có quy mô vỏn vẹn 4 khu phố: Hoàng Văn Thụ, Trưng Vương, Phan Đình Phùng, Quan Triều, 2 thị trấn và 6 xã: Đồng Quang, Gia Sàng, Cam Giá, Quang Vinh, Đồng Bẩm, Túc Duyên với tổng diện tích khoảng 100km2, dân số khoảng 60.000 người.

Trải qua 60 năm xây dựng, phát triển, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã không ngừng lớn mạnh, luôn khẳng định vai trò là trung tâm hành chính của tỉnh Thái Nguyên, thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc (giai đoạn 1956-1975), trung tâm vùng Việt Bắc.

Nâng tầm

Để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ, ngày 02/4/1985, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 102/HĐBT chuyển huyện Đồng Hỷ sang phía Đông - Bắc sông Cầu; thành phố Thái Nguyên tiếp nhận thêm 7 xã phía Tây, Tây Bắc của huyện Đồng Hỷ, đồng thời cắt xã Đồng Bẩm và 2 phường Chiến Thắng, Núi Voi về huyện Đồng Hỷ.

Tiếp đó, ngày 18/8/2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 422/NQ-UBTVQH14 về việc điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính, thành phố Thái Nguyên tiếp quản thêm 5 đơn vị hành chính gồm: Xã Sơn Cẩm (Phú Lương); thị trấn Chùa Hang, xã Linh Sơn, xã Huống Thượng (Đồng Hỷ) và xã Đồng Liên (Phú Bình); đồng thời thành lập 2 phường Đồng Bẩm, Chùa Hang thuộc thành phố Thái Nguyên. Sau nhiều lần điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính, đến nay, thành phố Thái Nguyên có 32 xã, phường với 401 xóm, tổ dân phố; có diện tích tự nhiên 222,93km2, gấp hơn 2 lần so với năm 1962.

Về dân số, đến năm 2022, thành phố Thái Nguyên có trên 360 nghìn người (gấp hơn 6 lần khi mới thành lập) và hàng chục nghìn người thường xuyên lưu trú học tập, công tác.

Thu hút đầu tư

Nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện của tỉnh về cơ chế, chính sách, nguồn lực và mời gọi các nhà đầu tư, thời gian qua, nhiều nhà đầu tư lớn có uy tín đã và đang triển khai các dự án phát triển hạ tầng đô thị tại thành phố Thái Nguyên, với gần 100 dự án, tổng mức đầu tư trên 200 nghìn tỷ đồng.

Hiện, thành phố Thái Nguyên đang triển khai các dự án quy mô lớn như: Khu đô thị hồ điều hòa Xương Rồng, Khu đô thị Thái Hưng Eco, Khu đô thị Danko và các dự án tòa nhà đa năng cao tầng... Từ đó, tạo sự hiện đại cho đô thị và đem lại nhiều giá trị cho địa phương.

Nhờ thu hút đầu tư mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố có sự bứt phá mạnh mẽ, bình quân đạt trên 15%/năm. Riêng 6 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất tăng 8%, ước đạt trên 29.193 tỷ đồng. Trong đó ngành Dịch vụ - Thương mại tăng 6,7%, ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng 8,6%, ngành Nông nghiệp - Thủy sản tăng 4,1%. Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương đạt 5.538 tỷ đồng; giá trị sản xuất ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 1.209 tỷ đồng, tăng 4,2% so với cùng kỳ. Thu ngân sách của thành phố Thái Nguyên ước đạt 1.348,9 tỷ đồng, bằng 107,22% so với cùng kỳ năm 2021…

Nhờ vậy, từ một thành phố được biết đến là cái nôi của ngành công nghiệp nặng Việt Nam đến nay thành phố Thái Nguyên đã mang dáng dấp của một đô thị hiện đại và năng động. Trong lòng thành phố, những tòa nhà cao tầng, với thiết kế hiện đại, đẹp mắt “mọc” lên ngày càng nhiều, những khu dân cư, khu đô thị có cảnh quan được mệnh danh đẹp nhất, nhì Việt Nam cũng đã tọa lạc trong lòng thành phố, nơi mà người dân được hưởng những tiện ích sống đẳng cấp.

Thành phố Thái Nguyên nỗ lực trở thành đô thị trung tâm
Các công trình, dự án đã và đang được hoàn thiện góp phần tạo diện mạo mới cho bộ mặt đô thị thành phố Thái Nguyên.

Phát triển đô thị hiện đại

Thời điểm này, có thể thấy hầu như khắp mọi nơi trong thành phố Thái Nguyên đều có sự nhộn nhịp, hối hả của các công trình xây dựng đang được đẩy nhanh tiến độ. Ở phía Tây của thành phố, các khu dân cư hai bên đường Bắc Sơn kéo dài (thuộc địa phận các xã Quyết Thắng, Phúc Xuân…) đang được máy móc san gạt, lu lèn làm hạ tầng; dự án sân vận động mới đang được gấp rút giải phóng mặt bằng. Ở phía Đông (tại các xã, phường Huống Thượng, Linh Sơn, Túc Duyên…) là loạt dự án khu dân cư, khu đô thị, công trình đường Huống Thượng - Chùa Hang, cầu Mo Linh 1, Mo Linh 2… máy móc cũng làm việc ngày đêm, phấn đấu hoàn thành các hạng mục theo kế hoạch. Trong khu vực nội thị, nhiều trung tâm thương mại, tòa chung cư có quy mô như: Dự án Trung tâm thương mại Phú Quý Thăng Long, Tòa nhà hỗn hợp Thái Nguyên Tower, Dự án Tòa tháp đôi Prime Thái Nguyên… đang trong quá trình hoàn thiện.

Theo thống kê, chỉ tính riêng giai đoạn 2015- 2020, thành phố Thái Nguyên có hơn 400 công trình, dự án được triển khai với tổng mức đầu tư từ nguồn ngân sách thành phố trên 7.800 tỷ đồng; 13 dự án được đầu tư bằng nguồn ODA với tổng giá trị trên 2.500 tỷ đồng.

Các công trình, dự án đã và đang được hoàn thiện góp phần tạo diện mạo mới cho bộ mặt đô thị, trong đó phải kể đến Dự án Chương trình phát triển tổng hợp đô thị động lực thành phố Thái Nguyên với kinh phí đầu tư trên 2.200 tỷ đồng; Dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc, tổng vốn thực hiện trên 1.800 tỷ đồng; Dự án xây dựng đường Bắc Sơn kéo dài, tổng mức đầu tư trên 2.000 tỷ đồng…

Bên cạnh thu hút đầu tư các dự án vào địa bàn, từ nguồn vốn ngân sách, thành phố Thái Nguyên còn đặc biệt chú trọng việc chỉnh trang đô thị. Từ năm 2016 đến nay, thành phố đã đầu tư hơn 250 tỷ đồng để xây dựng, cải tạo vỉa hè, thảm mới mặt đường; trồng mới, thay thế cây xanh có nguy cơ gãy đổ, mất mỹ quan đô thị; hạ ngầm hạ tầng kỹ thuật một số tuyến phố...

Ngoài ra, thành phố cũng dành hàng chục tỷ đồng để xây dựng các khu cây xanh, vườn hoa công cộng, trang bị máy tập thể dục trên nhiều tuyến phố; chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn triển khai thực hiện tốt các đề án xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp, như: Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn; xây dựng tuyến phố văn minh đô thị; nâng cao năng lực quản lý trật tự xây dựng và mỹ quan đô thị...

Việc triển khai có hiệu quả các đề án đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong việc xây dựng phố phường sạch đẹp. Đến nay, rác thải sinh hoạt của 100% xã, phường đã được thu gom, vận chuyển và xử lý tập trung; 99% các trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng, mỹ quan đô thị bị kiểm tra, xử lý; chất lượng dịch vụ công ích đô thị ngày một nâng cao...

Thành phố thông minh

Vấn đề nâng cao chất lượng đô thị luôn được thành phố Thái Nguyên tập trung nguồn lực xây dựng. Trong đó, đô thị thông minh được xác định là mục tiêu hướng tới trong giai đoạn hiện nay; là yếu tố cốt lõi, thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững của địa phương.

Không lâu sau đó, từ tháng 6/2021, thành phố Thái Nguyên trở thành địa phương đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên triển khai mô hình “Phòng họp không giấy tờ” tại các hội nghị của Ban Thường vụ Thành ủy, kỳ họp HĐND, phiên họp thường kỳ UBND thành phố.

Cùng với đó, địa phương thực hiện mục tiêu chuyển đổi số với 3 hợp phần chính, gồm: Phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Thành phố Thái Nguyên đặt mục tiêu đến năm 2025 có trên 90% thủ tục hành chính được giải quyết thông qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; trên 300 doanh nghiệp số và trên 50% dân số có tài khoản thanh toán điện tử.

32/32 phường, xã đã triển khai lắp đặt, kết nối hệ thống camera giám sát với tổng số 304 chiếc đã được lắp đặt, kết nối trực tiếp tại các vị trí với trụ sở UBND các phường, xã để phục vụ công tác quản lý và chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương…

Ngoài ra, thành phố đang tiếp tục chỉ đạo triển khai dự án xây dựng Trung tâm điều hành thông minh thành phố Thái Nguyên (IOC) kết nối với IOC của UBND tỉnh và các hệ thống thông tin dùng chung trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo triển khai hiệu quả Đề án ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Theo lộ trình trên, đến năm 2030, thành phố Thái Nguyên phấn đấu có trên 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng với dịch vụ công trực tuyến; trên 1.500 doanh nghiệp số; hơn 80% dân số trên địa bàn có tài khoản thanh toán điện tử...

Thành phố Thái Nguyên nỗ lực trở thành đô thị trung tâm
Thành phố Thái Nguyên trở thành địa phương đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên triển khai mô hình “Phòng họp không giấy tờ”.

Phát biểu trước báo giới, tân Bí thư Thành ủy Thái Nguyên Dương Văn Lượng khẳng định: Mục tiêu là đến năm 2030, thành phố Thái Nguyên trở thành đô thị văn minh, hiện đại - một trong những trung tâm kinh tế, chuyển đổi số, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, thể thao, du lịch - “đầu tàu” phát triển của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Theo Quy hoạch tỉnh, về hạ tầng, thành phố Thái Nguyên sẽ là đô thị trung tâm kết nối và điều phối. Do vậy trong những năm tới, địa phương sẽ tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, chất lượng cao, theo định hướng phát triển đô thị thông minh. Cùng với đó, thành phố sẽ tập trung vào hệ thống giao thông - vận tải, thoát nước và xử lý nước thải, các công trình văn hoá - công viên - thể thao - vui chơi công cộng phục vụ cộng đồng. Về công nghiệp, thành phố Thái Nguyên hướng tới xây dựng ngành Công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường, từng bước phát triển công nghiệp công nghệ cao...

Dẫu rằng, đã và đang còn rất nhiều việc phải làm để đạt được mục tiêu đã đề ra, để thành phố Thái Nguyên xứng đáng là đầu tàu phát triển của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ vào năm 2030. Song, với những gì các thế hệ cán bộ, nhân dân đang xây đắp, tạo dựng thời gian qua sẽ là nguồn lực mạnh mẽ để thành phố Thái Nguyên thực hiện khát vọng vươn xa.

Theo Nguyễn Thành/Báo Xây dựng
Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/thanh-pho-thai-nguyen-no-luc-tro-thanh-do-thi-trung-tam-341274.html

Nổi bật trang chủ

VICEM chuyển lửa truyền thống từ đất Tổ vua Hùng

Địa phương báo cáo về phát triển nhà ở xã hội
Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5: Sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)
Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Đọc thêm

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Ngày 09/01/2024, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình, thôn Trung Am, xã Lý Học, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng, Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Bảo TP Hải Phòng đã long trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 438 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hơn 10 vạn người dân huyện Vĩnh Bảo, các tỉnh lân cận Hải Dương, Thái Bình đã về dự.
Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu phát triển toàn diện, trở thành trung tâm phát triển năng động, công nghiệp dịch vụ hiện đại, đô thị xanh, là khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Theo khảo sát của Cushman & Wakefield (Công ty Môi giới đầu tư BĐS toàn cầu), Việt Nam hiện đang đứng đầu trong danh sách lựa chọn của các nhà đầu tư toàn cầu về lĩnh vực công nghiệp logistics trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhờ vào nhiều ưu điểm kỹ thuật và chiến lược.
Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Sáng 06/01, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự Lễ khởi công Dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại phường Tràng Cát, quận Hải An, TP Hải Phòng. Với quy mô 4.300 căn, đây là dự án NƠXH đầu tiên có quy mô và hạ tầng tiện ích lớn nhất của Vinhomes tại Hải Phòng, góp phần an cư cho hàng chục nghìn người lao động địa phương.
Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Tiếp tục góp ý cho Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị với Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến quỹ phát triển đất. Theo HoREA, Dự thảo Luật hiện nay bỏ quy định về quỹ phát triển đất nên không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định của Luật Đất đai, lại vừa thiếu cơ chế để triển khai thực hiện Chương VIII về phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất.
Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 09/01/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, GTVT, TN&MT; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, liên quan đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách, hồ sơ xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và soạn thảo các văn bản quy định chi tiết Luật, Nghị định.
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Ngày 10/1, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai công tác năm 2024. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Sở Xây dựng Quảng Ninh đạt nhiều thành tích tốt đẹp trong năm 2023, đã đặt mục tiêu năm mới 2024 với thắng lợi mới. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh về kết quả công tác năm cũ được xác định là động lực cho năm mới; và năm mới với những mục tiêu then chốt mới.
Giấc mơ an cư

Giấc mơ an cư

Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo xây nhà phòng tránh lũ, lụt theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Hà Tĩnh đã tập trung triển khai với phương châm đúng đối tượng, đúng chế độ và thời gian quy định… mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc.
Thái Nguyên: 93,7% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Thái Nguyên: 93,7% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 118/126 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) đạt tỷ lệ 93,7%, tiếp tục duy trì là tỉnh dẫn đầu khu vực Trung du miền núi phía Bắc trong xây dựng nông thôn mới.
Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 09/01/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, GTVT, TN&MT; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, liên quan đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
LILAMA: Chuỗi cung cấp năng lượng xanh toàn cầu

LILAMA: Chuỗi cung cấp năng lượng xanh toàn cầu

Với việc cung cấp thiết bị module điện phân cho các nhà máy sản xuất hydro xanh trên thế giới, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong chuỗi cung cấp năng lượng xanh toàn cầu.
Cục Hải quan tỉnh Bình Dương: Thách thức và cơ hội

Cục Hải quan tỉnh Bình Dương: Thách thức và cơ hội

Vượt qua thách thức trước khó khăn và những biến động của hoạt động xuất nhập khẩu trên thị trường quốc tế, năm 2023, Cục Hải quan Bình Dương dự kiến thu ngân sách Nhà nước đạt tối đa 16.000 tỷ đồng.
Đô thị du lịch Tây Ninh xanh

Đô thị du lịch Tây Ninh xanh

Tỉnh Tây Ninh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hướng tới mục tiêu “Tây Ninh xanh”, trở thành tỉnh phát triển năng động, văn minh, là điểm đến hấp dẫn để sinh sống và làm việc của vùng Đông Nam Bộ cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Để tìm hiểu thêm thông tin, phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc trò chuyện cùng ông Nguyễn Thanh Ngọc - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh.
Đồng Nai: “Cú hích” từ phát triển hạ tầng

Đồng Nai: “Cú hích” từ phát triển hạ tầng

Hàng loạt dự án trọng điểm quốc gia và của tỉnh đang được triển khai, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông hứa hẹn tạo ra “cú hích” đưa tỉnh Đồng Nai ngày càng phát triển hơn.
Con đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi: Tạo tiềm năng mới

Con đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi: Tạo tiềm năng mới

Khi hoàn thành trong vài năm tới, đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi sẽ đóng vai trò là trục giao thông động lực, tạo dư địa và mở lối phát triển mạnh mẽ cho tỉnh Quảng Ngãi, góp phần đưa địa phương trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước.
Năm 2024, Phú Lương (Thái Nguyên): Trở thành huyện nông thôn mới

Năm 2024, Phú Lương (Thái Nguyên): Trở thành huyện nông thôn mới

Hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết của Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Lương (Thái Nguyên) về việc quyết tâm đưa huyện Phú Lương đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024; kết thúc năm 2023, phong trào xây dựng NTM của Phú Lương đạt nhiều kết quả tích cực, là tiền đề quan trọng để Phú Lương tiếp tục về đích NTM trong năm 2024.
Xã Đạo Tú (Tam Dương, Vĩnh Phúc):  Nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp

Xã Đạo Tú (Tam Dương, Vĩnh Phúc): Nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, Nhân dân cùng chung sức, đồng lòng, tích cực xây dựng xã NTM nâng cao, thôn dân cư NTM kiểu mẫu, đến nay, xã Đạo Tú, huyện Tam Dương đạt 19/19 tiêu chí xã đạt chuẩn NTM nâng cao, diện mạo khởi sắc như khoác “áo mới”.
Hạ tầng giao thông phía Nam: Bứt phá và kỳ vọng

Hạ tầng giao thông phía Nam: Bứt phá và kỳ vọng

Sau nhiều năm đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông, đến nay, hệ thống giao thông phía Nam, đặc biệt là tuyến cao tốc đã thông suốt từ Bình Thuận đến Cần Thơ. Tuyến cao tốc còn lại từ Cần Thơ đến Cà Mau đang được chủ đầu tư rốt ráo thực hiện, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Việc hoàn thiện cao tốc đã làm thay đổi hạ tầng giao thông phía Nam, giảm áp lực giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.
Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Sở Xây dựng Quảng Ninh đạt nhiều thành tích tốt đẹp trong năm 2023, đã đặt mục tiêu năm mới 2024 với thắng lợi mới. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh về kết quả công tác năm cũ được xác định là động lực cho năm mới; và năm mới với những mục tiêu then chốt mới.
Phát triển nhân lực ngành Xây dựng: Đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

Phát triển nhân lực ngành Xây dựng: Đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

Một trong những nhiệm vụ quan trọng công tác đào tạo nhân lực ngành Xây dựng trong thời gian tới là xây dựng trường nghề hoặc trường đại học, cao đẳng có trung tâm dạy nghề đạt chuẩn quốc tế, từ đó đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là với những chuyên ngành, nghề tiên tiến, công nghệ cao.
Dân đang chờ Luật Cấp, thoát nước

Dân đang chờ Luật Cấp, thoát nước

Ngày 01/12/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 203/NQ-CP đồng ý đưa Đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước vào Đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025. Để hiểu rõ hơn công tác triển khai xây dựng Luật Cấp, thoát nước thời gian qua, phóng viên Báo Xây dựng đã phỏng vấn Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) Tạ Quang Vinh.
Hiệp hội đồng hành cùng Bộ Xây dựng

Hiệp hội đồng hành cùng Bộ Xây dựng

Để ngành Xây dựng vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm 2024, đại diện các Hội, Hiệp hội đã đề xuất một số ý kiến.
Tăng cường quản lý, đầu tư xây dựng

Tăng cường quản lý, đầu tư xây dựng

Nhằm triển khai hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 và tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, các địa phương đã có một số đề xuất, kiến nghị với Bộ Xây dựng.
Kiến Thụy, Hải Phòng: Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Kiến Thụy, Hải Phòng: Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Với quyết tâm và sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị các cấp, sự đồng lòng, ủng hộ của đông đảo quần chúng Nhân dân, huyện Kiến Thụy đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu và xã NTM nâng cao, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
Tăng cường hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo

Tăng cường hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo

Thời gian qua, Bộ Xây dựng đã phối hợp với các Bộ, ngành nhằm thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ nhà ở dành cho các đối tượng có liên quan.
Xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1: Bám sát đúng tiến độ

Xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1: Bám sát đúng tiến độ

Các hạng mục thuộc hai gói thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách và công trình đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay cùng các công trình khác thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (sân bay Long Thành) vừa được chủ đầu tư “chốt” thời gian thực hiện và báo cáo tiến độ đến Bộ GTVT.
Trường Cao đẳng Quảng Nam đào tạo đa ngành nghề, 95% sinh viên có việc làm sau đào tạo

Trường Cao đẳng Quảng Nam đào tạo đa ngành nghề, 95% sinh viên có việc làm sau đào tạo

PGS.TS Vũ Thị Phương Anh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quảng Nam chia sẻ, trường hướng đến việc đào tạo đa ngành nghề, gắn với nhu cầu việc làm trong nước và một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc… Công tác đào tạo được chú trọng khi học sinh, sinh viên hàng năm tốt nghiệp ra trường được các doanh nghiệp tiếp nhận vào làm việc đạt trên 95%.
Quảng Ninh: Dự án nhà ở xã hội đầu tiên dành cho người thu nhập thấp tổ chức bốc thăm đợt 1 vị trí căn hộ

Quảng Ninh: Dự án nhà ở xã hội đầu tiên dành cho người thu nhập thấp tổ chức bốc thăm đợt 1 vị trí căn hộ

Sáng 24/12, Liên danh Công ty CP Tư vấn đầu tư Tài chính Toàn Cầu và Công ty CP Đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội đã tổ chức lễ bốc thăm đợt 1 vị trí căn hộ dự án nhà ở xã hội tại đồi Ngân hàng thuộc địa phận phường Hồng Hải và phường Cao Thắng, thành phố Hạ Long.
Xem thêm