Phiên bản di động

Quy hoạch không gian biển: Hướng tới phát triển kinh tế biển xanh, bền vững

Biển và đại dương là cội nguồn của sự sống trên Trái đất. Trong bối cảnh loài người đang phải đối mặt và nỗ lực ứng phó với những tác động khôn lường của biến đổi khí hậu, biển và đại dương một lần nữa lại chứng tỏ vai trò quan trọng toàn cầu của nó. Để khai thác hiệu quả tiềm năng môi trường biển mang lại, một trong những biện pháp cơ bản để bảo vệ môi trường biển là cần quy hoạch không gian biển để phát triển “kinh tế biển xanh” hướng đến các mục tiêu trong đó có phát triển bền vững.
Quy hoạch không gian biển: Hướng tới phát triển kinh tế biển xanh, bền vững
Quy hoạch không gian biển là một cách thiết thực để tạo ra và thiết lập một tổ chức hợp lý hơn nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội một cách cởi mở và có kế hoạch.

Đại hội lần thứ VIII của Đảng (tháng 6/1996), lần đầu tiên Đảng bàn về phát triển toàn diện các lĩnh vực liên quan đến xây dựng Chiến lược quản lý biển, đảo, đặc biệt là các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo.

Đến Đại hội lần thứ XIII của Đảng (tháng 01/2021) đã xác định kinh tế biển là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để đưa Việt Nam đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Như vậy, có thể thấy quan điểm về phát triển kinh tế biển xanh đã được tiếp thu, xây dựng và hoàn thiện khá sớm ở Việt Nam và thể hiện khá rõ trong các văn kiện khác nhau nêu trên của Đảng và Nhà nước ta.

Sự cần thiết của việc quy hoạch không gian biển

Dân số tăng nhanh và nhu cầu tiêu dùng thay đổi đã làm tăng nhu cầu về lương thực, năng lượng và thương mại từ các vùng biển. Do hạn chế về tài nguyên và không gian trên đất liền, tỷ trọng hàng hóa và dịch vụ ngày càng lớn đến từ các khu vực ven biển và biển.

Trong 20 năm tới, hoạt động của con người ở nhiều khu vực biển sẽ tăng lên đáng kể. Những hoạt động truyền thống như vận tải biển, khai thác cát và giải trí trên biển vẫn giữ được tầm quan trọng nhất định. Hoạt động khai thác dầu khí sẽ tiếp tục diễn ra ở những khu vực biển xa và sâu hơn. Khai thác thủy sản vẫn tiếp tục diễn ra nhưng ở mức thấp hơn do trữ lượng giảm dần, mức độ khai thác cũng bị hạn chế do cạnh tranh về không gian biển.

Vì vậy, quy hoạch không gian biển là một cách thiết thực để tạo ra và thiết lập một tổ chức hợp lý hơn trong việc sử dụng không gian biển và mối tương tác giữa các mục đích sử dụng của nó, nhằm cân bằng nhu cầu phát triển với sự cần thiết bảo vệ các hệ sinh thái biển và đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội một cách cởi mở và có kế hoạch.

Có một số định nghĩa về quy hoạch không gian biển. Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) (2010): Quy hoạch không gian biển là một quá trình chung phân tích, bố trí không gian và thời gian các hoạt động của con người tại một vùng biển để đạt được các mục tiêu sinh thái, kinh tế và xã hội thường được cụ thể hoá thông qua một quá trình quản lý Nhà nước.

Về cơ bản, quy hoạch không gian biển là một công cụ quy hoạch cho phép tổng hợp, dự báo và ra quyết định phù hợp về việc sử dụng biển. Nhiều nước trên thế giới đang nắm giữ công cụ này để quản lý việc sử dụng các vùng biển của mình.

Và cũng theo UNESCO, quy hoạch không gian biển là một cách cải thiện việc ra quyết định và đưa ra cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái để quản lý các hoạt động của con người trong môi trường biển. Đây là một quá trình lập kế hoạch cho phép đưa ra quyết định tổng hợp, hướng tới tương lai và nhất quán về việc sử dụng biển của con người. Quy hoạch không gian biển tương tự như quy hoạch không gian hoặc quy hoạch sử dụng đất trong môi trường trên cạn.

Ngoài ra, quy hoạch không gian biển là mục tiêu mà các chuyên gia có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch và quản lý các khu vực biển cũng như các tài nguyên của các vùng biển được nghiên cứu. Quy hoạch này đặc biệt nhằm mục tiêu vào những trường hợp mà ở đó thời gian, tài chính, thông tin và các nguồn lực khác bị hạn chế. Nó sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan, toàn diện, tập trung mô tả trình tự hợp lý các bước cần thiết để đạt được mục đích và mục tiêu được đặt ra đối với mỗi khu vực biển.

Quy hoạch không gian biển là một công cụ quan trọng đối với các chuyên gia ở các cấp độ quốc tế, khu vực, quốc gia và địa phương, những người muốn tìm hiểu sâu hơn về tiềm năng của quy hoạch không gian biển với cách nhìn về một phương thức nhằm đạt được đa mục tiêu, bao gồm cả mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ đa dạng sinh học bền vững.

Khái niệm “Quy hoạch không gian biển” còn khá mới không chỉ ở Việt Nam, nhưng ở chừng mực nhất định, nội hàm của quy hoạch này lại không hoàn toàn mới bởi tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ biển ở Việt Nam đã có lịch sử 30 năm trải nghiệm. Theo đó, quy hoạch bảo vệ môi trường trước các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ngày càng sôi động, trước tác động của các quá trình tự nhiên gây ra những biến đổi có xu hướng gia tăng, định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn tự nhiên đã được thực hiện dù kết quả bước đầu còn hạn chế.

Quy hoạch không gian biển không phải là quy hoạch phát triển kinh tế biển, mà là quy hoạch quản lý và sử dụng hợp lý không gian biển để đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất theo quy hoạch phát triển. Không gian biển bao gồm cả môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và vị thế của biển.

Đầu ra chính của quy hoạch không gian biển là một kế hoạch quản lý không gian toàn diện cho một khu vực biển hoặc hệ sinh thái. Hãy coi kế hoạch này như một “tầm nhìn cho tương lai”. Nó đặt ra các ưu tiên cho khu vực và xác định những ưu tiên này có ý nghĩa như thế nào trong thời gian và không gian. Thông thường, một kế hoạch quản lý không gian toàn diện có bản chất chung, có thời hạn 10 - 20 năm và phản ánh các ưu tiên chính trị cho khu vực. Quy hoạch không gian biển toàn diện thường được thực hiện thông qua (các) bản đồ phân vùng và/hoặc hệ thống giấy phép.

Kinh nghiệm quốc tế

Tại Trung Quốc, công tác quản lý biển được thực hiện bởi nhiều cơ quan Trung ương và tỉnh. Hai cơ quan Trung ương quan trọng nhất về các vấn đề biển bao gồm Cơ quan Quản lý biển nhà nước (SOA) và Cơ quan Bảo vệ môi trường quốc gia (NEPA). Tuy nhiên, nhiều hoạt động phát triển của Trung Quốc được tập trung vào vùng duyên hải và việc tranh chấp sử dụng biển xảy ra thường xuyên ở các khu vực duyên hải.

Năm 1996, Trung Quốc đã ban hành Chương trình Nghị sự Biển 21. Theo tên gọi, Chương trình 21 là đối sách trực tiếp tới Hợp tác và Phát triển biển và Chương trình nghị sự 21 của Liên hợp quốc. Đây là một tài liệu tổng thể, phần lớn nội dung trong chính sách biển quốc gia, như: quan tâm phát triển bền

vững ngành công nghiệp biển; khoa học và công nghệ biển; các vùng duyên hải và biển, đảo; bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn lực biển; quản lý thống nhất biển và vùng biển thuộc quyền tài phán; bảo vệ môi trường biển; chống và giảm thiên tai biển; các vấn đề biển quốc tế; và sự tham gia của nhân dân.

Từ khi phê chuẩn UNCLOS, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hội đồng Nhà nước đã đóng vai trò quan trọng trong việc “duy trì quyền và lợi ích biển của đất nước”. Kế hoạch 5 năm lần thứ 9 (1996 - 2000) đã xác định nhiệm vụ: Xây dựng luật quản lý biển, xây dựng lực lượng thực thi pháp luật biển, hoàn chỉnh hệ thống dự báo thiên tai biển và cảnh báo sớm, xây dựng các khu trưng bày về phát triển khoa học biển, thành lập vệ tinh màu nước biển và đánh dấu năm 1998 là năm biển quốc tế (Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 49 lấy năm 1998 là Năm biển quốc tế).

Tại Indonesia, nước này đã phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCOLS 1982) ngày 03/02/1986, nhưng vẫn chưa ban hành chính sách tổng thể quốc gia về biển. Có một số đặc điểm đặc biệt của Indonesia ảnh hưởng đến việc hình thành quan điểm của nước này về các vấn đề biển. Trước

hết và có lẽ là quan trọng nhất, Indonesia là một quốc đảo. Tuy nhiên, Indonesia đã thể hiện ưu tiên của mình trong lĩnh vực biển thông qua một loạt luật liên quan đến biển. Năm 1982, Indonesia đã ban hành “Luật số 4”. Mười năm sau, Chính phủ đã công bố “Luật số 24”.

Tại Nhật Bản, Chính sách biển của Nhật Bản được xây dựng từ những năm 1940, nhìn chung việc quản lý biển thuộc nhiều cơ quan khác nhau, tùy theo lĩnh vực. Nhật Bản tuân thủ một cách cứng nhắc các hoạt động quản lý biển trên cơ sở quyền đánh bắt cá truyền thống. Chẳng hạn, các kiến nghị về khai thác và sản xuất dầu khí ngoài khơi; các hoạt động giải trí biển; xây dựng cảng biển... phải nêu chi tiết khoản bồi thường cho nghề cá, kể cả khi hoạt động mới này không có tác động tiêu cực đến nghề cá.

Ngày 20/6/1996, Nhật Bản phê chuẩn UNCLOS 1982. Có ít dấu hiệu cho thấy Nhật Bản chấp thuận yêu cầu của Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) về quản lý biển thống nhất. Về quản lý biển, Nhật Bản có 4 cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm về các vấn đề biển. Năm 1972, Bộ Xây dựng (một trong 4 cơ quan) đã chuẩn bị một số văn bản hướng dẫn dự thảo luật quản lý vùng biển. Các bộ khác phản đối sáng kiến này với lý do các luật hiện hành đã đủ để giải quyết bất kỳ một vấn đề nào liên quan đến biển. Thực tế, nhiều luật quốc gia khác nhau áp dụng cho các lĩnh vực biển cụ thể, phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ được giao quản lý nhà nước của từng cơ quan, kết hợp với các luật đối với quận, luật thành phố, luật đối với các vùng đặc biệt, cho thấy cách tiếp cận thống nhất hơn và thuận lợi hơn.

Quy hoạch không gian biển: Hướng tới phát triển kinh tế biển xanh, bền vững
Kinh tế biển chính là động lực, là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế.

Việt Nam là quốc gia biển, với đường bờ biển dài hơn 3.260km và hơn 3.000 hòn đảo bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trung bình 100km2 đất liền có 1km bờ biển, cao gấp 6 lần giá trị trung bình của thế giới. Kinh tế biển chính là động lực, là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế.

Theo ước tính, quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47 - 48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế “thuần biển” đạt khoảng 20 - 22% tổng GDP cả nước.

Theo phân tích, đánh giá của các chuyên gia kinh tế biển: “Trong một thời gian dài, chúng ta chỉ quan tâm đến đất liền. Vùng biển của chúng ta luôn nằm dưới sự kiểm soát của thực dân và đế quốc... Cho đến ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, chúng ta đã thực sự giành được chủ quyền trên biển”.

Tham gia công ước quốc tế, Việt Nam đã phê chuẩn nhiều công ước biển chuyên ngành như IMO-SOLAS (Công ước về cứu hộ trên biển, Công ước London ngày 01/11/1974), Công ước Load lines 1966, Công ước MARPOL 73/78 về phòng, chống ô nhiễm biển từ tàu. Ngày 23/6/1994, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tạo cơ sở vững chắc cho việc bảo vệ các quyền lợi của Việt Nam trên biển, giải quyết các tranh chấp trên biển và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên biển. Bên cạnh đó, nhiều công ước quốc tế về biển cũng đã được dịch, xuất bản, giới thiệu và tuyên truyền…

Theo Tuệ Minh/Báo Xây dựng
Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/quy-hoach-khong-gian-bien-huong-toi-phat-trien-kinh-te-bien-xanh-ben-vung-341260.html

Nổi bật trang chủ

VICEM chuyển lửa truyền thống từ đất Tổ vua Hùng

Địa phương báo cáo về phát triển nhà ở xã hội
Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5: Sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)
Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Đọc thêm

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Ngày 09/01/2024, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình, thôn Trung Am, xã Lý Học, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng, Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Bảo TP Hải Phòng đã long trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 438 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hơn 10 vạn người dân huyện Vĩnh Bảo, các tỉnh lân cận Hải Dương, Thái Bình đã về dự.
Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu phát triển toàn diện, trở thành trung tâm phát triển năng động, công nghiệp dịch vụ hiện đại, đô thị xanh, là khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Theo khảo sát của Cushman & Wakefield (Công ty Môi giới đầu tư BĐS toàn cầu), Việt Nam hiện đang đứng đầu trong danh sách lựa chọn của các nhà đầu tư toàn cầu về lĩnh vực công nghiệp logistics trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhờ vào nhiều ưu điểm kỹ thuật và chiến lược.
Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Sáng 06/01, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự Lễ khởi công Dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại phường Tràng Cát, quận Hải An, TP Hải Phòng. Với quy mô 4.300 căn, đây là dự án NƠXH đầu tiên có quy mô và hạ tầng tiện ích lớn nhất của Vinhomes tại Hải Phòng, góp phần an cư cho hàng chục nghìn người lao động địa phương.
Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Tiếp tục góp ý cho Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị với Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến quỹ phát triển đất. Theo HoREA, Dự thảo Luật hiện nay bỏ quy định về quỹ phát triển đất nên không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định của Luật Đất đai, lại vừa thiếu cơ chế để triển khai thực hiện Chương VIII về phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất.
Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 09/01/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, GTVT, TN&MT; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, liên quan đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách, hồ sơ xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và soạn thảo các văn bản quy định chi tiết Luật, Nghị định.
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Ngày 10/1, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai công tác năm 2024. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Sở Xây dựng Quảng Ninh đạt nhiều thành tích tốt đẹp trong năm 2023, đã đặt mục tiêu năm mới 2024 với thắng lợi mới. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh về kết quả công tác năm cũ được xác định là động lực cho năm mới; và năm mới với những mục tiêu then chốt mới.
Giấc mơ an cư

Giấc mơ an cư

Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo xây nhà phòng tránh lũ, lụt theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Hà Tĩnh đã tập trung triển khai với phương châm đúng đối tượng, đúng chế độ và thời gian quy định… mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc.
Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu phát triển toàn diện, trở thành trung tâm phát triển năng động, công nghiệp dịch vụ hiện đại, đô thị xanh, là khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Luật Quy hoạch Đô thị và Nông thôn sẽ được trình Quốc hội khóa XV xem xét tại Kỳ họp thứ 7, vào tháng 5/2024; thông qua tại Kỳ họp thứ 8 tháng 10/2024, do vậy một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Xây dựng - cơ quan chủ trì soạn thảo luật - trong năm 2024 là hoàn thiện dự thảo Luật với chất lượng cao nhất. Trong dự thảo Luật, Bộ Xây dựng đề xuất: Thống nhất quy định pháp luật về quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng hiện nay tại Luật Quy hoạch Đô thị năm 2009, Chương II Luật Xây dựng năm 2014 và quy định hiện hành liên quan vào trong một bộ luật với tên gọi “Luật Quy hoạch Đô thị và Nông thôn”.
Vĩnh Phúc: Thực hiện quy hoạch để thu hút đầu tư

Vĩnh Phúc: Thực hiện quy hoạch để thu hút đầu tư

Xác định quy hoạch có vai trò cấp thiết, quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh, nhất là trong công tác thu hút đầu tư. Vì vậy, những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo tổ chức lập quy hoạch, từ đó đưa ra mục tiêu, chiến lược tạo ra không gian phát triển mới, động lực mới trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hướng tới xây dựng Vĩnh Phúc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
TT - Huế: Chuyển mình từ phát triển đô thị

TT - Huế: Chuyển mình từ phát triển đô thị

TT - Huế phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm xây dựng và phát triển tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.
Phát triển đô thị trên quê hương Bác Hồ

Phát triển đô thị trên quê hương Bác Hồ

Đô thị hóa và phát triển đô thị thế nào để kết hợp được sự tăng trưởng kinh tế với cân bằng sinh thái đang được tỉnh Nghệ An quan tâm, đặc biệt trong quy hoạch xây dựng và định hướng phát triển đô thị.
Thanh Hóa: Nâng cao chất lượng đô thị

Thanh Hóa: Nâng cao chất lượng đô thị

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị (QHĐT) trên địa bàn TP Thanh Hóa có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị. Bên cạnh đó, việc tăng cường quản lý nhà nước trong công tác lập và QHĐT nhằm đảm bảo cho các đô thị phát triển bền vững là nhiệm vụ cấp thiết.
Vùng đồng bằng sông Hồng: Phân bổ không gian, giảm tải cho đô thị lớn

Vùng đồng bằng sông Hồng: Phân bổ không gian, giảm tải cho đô thị lớn

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng với tư duy mới, tầm nhìn mới, sẽ tạo ra giá trị mới đặc biệt cho vùng. Việc chú trọng giải quyết các vấn đề liên kết, tái tổ chức, phân bổ không gian đô thị, giải nén, giảm tải cho các đô thị lớn là yếu tố quan trọng, hướng đến mục tiêu phát triển nhanh, bền vững trong tương lai.
Tăng cường phân cấp, bảo đảm hiệu quả quản lý Nhà nước về phát triển đô thị

Tăng cường phân cấp, bảo đảm hiệu quả quản lý Nhà nước về phát triển đô thị

Đây là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính đối với Luật Quản lý phát triển đô thị trong phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 12/2023.
Quảng Ninh: Khu đô thị 10B liệu có chồng lấn di sản vịnh Hạ Long

Quảng Ninh: Khu đô thị 10B liệu có chồng lấn di sản vịnh Hạ Long

Về vấn đề Khu đô thị 10B phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã được Báo điện tử Xây dựng đăng tải bài viết ngày 16/11/2023. Trong bài viết này, tác giả cho rằng cơ sở pháp luật để xác định khu đô thị có chồng lấn hay không chồng lấn, phải căn cứ vào bản đồ quy hoạch di sản vịnh Hạ Long được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được UNESCO chấp thuận. Để làm rõ vấn đề này, phóng viên Báo điện tử Xây dựng tiếp tục tổng hợp các tài liệu liên quan đến di sản vịnh Hạ Long cho thấy như sau:
Nhiều “vấn đề nóng” quanh dự thảo Đồ án quy hoạch chung thành phố Nha Trang

Nhiều “vấn đề nóng” quanh dự thảo Đồ án quy hoạch chung thành phố Nha Trang

Tại sao Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung (QHC) thành phố Nha Trang (theo Quyết định số 1456/QĐ-TTg ngày 25/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh QHC thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đến năm 2040) trải qua 3 năm với nhiều lần chỉnh sửa vẫn chưa được thông qua?
Hà Nội “Thành phố trong lòng thành phố”:  Chú trọng yếu tố văn hiến, văn minh và hiện đại

Hà Nội “Thành phố trong lòng thành phố”: Chú trọng yếu tố văn hiến, văn minh và hiện đại

Hiện nay, đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô chuẩn bị báo cáo Bộ Xây dựng để trình Hội đồng thẩm định quốc gia. Để hoàn thiện đồ án, ngày 18/12, UBND TP Hà Nội tham vấn, lấy ý kiến Tổ công tác Bộ Xây dựng.
Phát triển hạ tầng đô thị tại Việt Nam: Giảm phát thải khí nhà kính trong xây dựng

Phát triển hạ tầng đô thị tại Việt Nam: Giảm phát thải khí nhà kính trong xây dựng

Biến đổi khí hậu đang là một vấn đề cấp bách của toàn cầu. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng. Điều này dẫn đến gia tăng phát thải khí nhà kính, góp phần làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và phát triển kinh tế - xã hội.
Thái Nguyên: Quy hoạch đô thị phát triển bền vững

Thái Nguyên: Quy hoạch đô thị phát triển bền vững

Là chủ đề của cuộc hội thảo vừa được Hội Kiến trúc sư Thái Nguyên phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức ngày 17/12, tại Sở Xây dựng Thái Nguyên.
Sơn La: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập, huyện Mộc Châu

Sơn La: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập, huyện Mộc Châu

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Lê Hồng Minh vừa ký ban hành Quyết định số 2707/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La với quy mô diện tích lập quy hoạch là khoảng 10ha.
Bắc Ninh sẽ có 4 thành phố trước năm 2030

Bắc Ninh sẽ có 4 thành phố trước năm 2030

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1589/QĐ-TTg ngày 8/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó phấn đấu trước năm 2030 có 04 thành phố: Bắc Ninh, Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong; 02 thị xã: Quế Võ, Thuận Thành; 02 huyện: Lương Tài, Gia Bình. Tỉnh Bắc Ninh đạt tiêu chí đô thị loại I và trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
Phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên

Phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên

Ngày 7/12, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2045. Vụ trưởng Vụ Quy hoạch Kiến trúc Trần Thu Hằng chủ trì Hội nghị thẩm định.
Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam: Dấu ấn phát triển

Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam: Dấu ấn phát triển

Ngày 02/02/1998, tại Quyết định số 24/1998/QĐ - TTg, Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam. Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, Hội luôn đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển hệ thống đô thị nông thôn Việt Nam.
Quy hoạch thành phố Cần Thơ: Khung pháp lý, kim chỉ nam cho giai đoạn phát triển thời kỳ 2021-2030

Quy hoạch thành phố Cần Thơ: Khung pháp lý, kim chỉ nam cho giai đoạn phát triển thời kỳ 2021-2030

Quy hoạch thành phố Cần Thơ được phê duyệt đóng vai trò vừa là khung pháp lý cho việc quản lý, đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, vừa là kim chỉ nam cho giai đoạn phát triển của thành phố Cần Thơ trong thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050. Đây là bước thể chế hóa từng nhiệm vụ và giải pháp cho mỗi ngành, lĩnh vực và địa phương để đạt được định hướng xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị.
Phấn đấu đến 2030 Phú Thọ là tỉnh phát triển hàng đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc

Phấn đấu đến 2030 Phú Thọ là tỉnh phát triển hàng đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 5/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội: Chi 3 triệu USD mua ý tưởng phát triển Thủ đô

Hà Nội: Chi 3 triệu USD mua ý tưởng phát triển Thủ đô

Theo Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, thành phố đã chi 3 triệu USD mua ý tưởng phát triển Thủ đô từ đơn vị tư vấn nước ngoài bằng nguồn vốn xã hội hóa.
Xem thêm