Phiên bản di động

Phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng thành trung tâm kinh tế chất lượng cao

Ngày 17/5, tại Ban Kinh tế Trung ương đã diễn ra Hội nghị lần thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Kết luận số 13-KL/TW, ngày 28/10/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW”.

Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Hội nghị. Dự họp có các đồng chí là thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập.

Phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng thành trung tâm kinh tế chất lượng cao
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trần Tuấn Anh chủ trì hội nghị.

Hội nghị đã công bố các quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Tổng kết thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW và Kết luận số 13-KL/TW; công bố danh sách thành viên Ban Chỉ đạo; Báo cáo công tác chuẩn bị và triển khai Đề án.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh nêu rõ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thường trực Ban Bí thư về việc tổng kết các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh các vùng kinh tế, Bộ Chính trị giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan triển khai Đề án “Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Kết luận số 13-KL/TW, ngày 28/10/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW”, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2022.

Đồng chí Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, vùng Đồng bằng sông Hồng là một trong 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước, gồm có 11 tỉnh, thành phố, trong đó có Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.

Vùng Đồng bằng sông Hồng là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của cả nước; có vị trí rất thuận lợi, hội tụ nhiều lợi thế về phát triển kinh tế - xã hội; là trung tâm hàng đầu về khoa học công nghệ; là trung tâm đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho cả nước; có hệ thống giao thông kết nối đồng bộ và tốt nhất cả nước gồm cả đường bộ, đường biển, đường sông, hàng không, đường sắt, trong đó Thành phố là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh tạo thành tam giác phát triển..., thuận lợi trong gắn kết các địa phương trong Vùng và với các địa phương khác trong cả nước cũng như với các quốc gia trong khu vực và thế giới; là một trong những cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng động là khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á.

Đồng bằng sông Hồng là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt, là cái nôi của nền văn minh lúa nước với nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có lịch sử hàng ngàn năm gắn liền với những chiến công hào hùng, oanh liệt trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc; nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp; hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa.

Đồng chí nhấn mạnh, những năm qua, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt.

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 và Kết luận số 13-KL/TW, ngày 28/10/2011 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW với mục tiêu đặt ra là: “Xây dựng và phát triển vùng Đồng bằng Sông Hồng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng chất lượng và hiệu quả tăng trưởng, phát triển kinh tế tri thức và chủ động hội nhập quốc tế; xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh… Phát triển Vùng trở thành trung tâm kinh tế chất lượng cao, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế và giao dịch quốc tế của cả nước…”.

Để triển khai Nghị quyết, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận, các cơ chế, chính sách nhằm tập trung vào các ngành, lĩnh vực, địa bàn thông qua các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án lớn...

Đồng chí Trần Tuấn Anh nêu rõ, sau 16 năm thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW, phát triển kinh tế - xã hội toàn Vùng nói chung và các địa phương nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, quốc phòng - an ninh và quan hệ quốc tế; có vai trò là một trong hai đầu tàu kinh tế của cả nước được phát huy.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn Vùng đạt khá cao, quy mô kinh tế đứng thứ 2 trong 6 vùng và ngày càng đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, nhiều địa phương trong Vùng đã nỗ lực vươn lên và trở thành những điểm sáng của cả nước.

Nhiều tiềm năng, lợi thế vùng được phát huy hiệu quả; nhiều hạn chế được khắc phục, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong Vùng ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng còn nhiều tồn tại, hạn chế; nhiều vấn đề mới phát sinh và được đặt ra đối với phát triển Vùng trong bối cảnh, tình hình mới của đất nước.

Đồng chí Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Kết quả tổng kết Nghị quyết là cơ sở quan trọng để Ban Chỉ đạo tham mưu với Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Nghị quyết mới về phát triển Vùng nhằm cụ thể hóa các quan điểm và định hướng của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của cả nước, Nghị quyết Đại hội đảng các địa phương, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đưa ra các quan điểm và nhiệm vụ, giải pháp phát triển Vùng phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và thực tiễn phát triển vùng.

Đồng chí đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo tập trung thảo luận và cho ý kiến về Kế hoạch tổng kết, các đề cương và về phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo.

Tại Hội nghị, các thành viên Ban chỉ đạo tham gia ý kiến đối với Kế hoạch xây dựng Đề án; phân công nhiệm vụ Ban Chỉ đạo, dự thảo Đề cương Báo cáo Tổng kết và Đề cương Báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương.

Bên cạnh đó, các thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận một số vấn đề quan trọng của vùng Đồng bằng sông Hồng như quốc phòng, an ninh, công thương, giao thông, y tế, giáo dục, phát triển đô thị, liên kết vùng…; thảo luận về tình hình thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW ở các địa phương.

Phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng thành trung tâm kinh tế chất lượng cao
Hội nghị lần thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án.

Các thành viên Ban Chỉ đạo cơ bản đều thể hiện sự đồng tình, nhất trí cao với những nội dung và kế hoạch xây dựng Đề án; cho rằng việc tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW có ý nghĩa rất quan trọng cho phát triển Vùng trong thời gian tới.

Kết luận Hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh cảm ơn sự tham gia của các thành viên Ban Chỉ đạo với nhiều ý kiến đóng góp có trách nhiệm. Đồng chí đánh giá cao các những ý kiến rất thẳng thắn, tâm huyết, đã đi sâu và rộng vào tất cả các nội dung liên quan quá trình tổng kết từ phạm vi, chủ đề, phương pháp tổ chức, gợi ý quá trình đánh giá tổng kết về những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế.

Đồng chí đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, đóng góp ý kiến trong suốt quá trình xây dựng đề án để việc triển khai tổng kết bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Theo Minh Hằng/Báo Xây dựng
Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/phat-trien-vung-dong-bang-song-hong-thanh-trung-tam-kinh-te-chat-luong-cao-332245.html

Nổi bật trang chủ

VICEM chuyển lửa truyền thống từ đất Tổ vua Hùng

Địa phương báo cáo về phát triển nhà ở xã hội
Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5: Sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)
Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Đọc thêm

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Ngày 09/01/2024, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình, thôn Trung Am, xã Lý Học, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng, Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Bảo TP Hải Phòng đã long trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 438 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hơn 10 vạn người dân huyện Vĩnh Bảo, các tỉnh lân cận Hải Dương, Thái Bình đã về dự.
Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu phát triển toàn diện, trở thành trung tâm phát triển năng động, công nghiệp dịch vụ hiện đại, đô thị xanh, là khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Theo khảo sát của Cushman & Wakefield (Công ty Môi giới đầu tư BĐS toàn cầu), Việt Nam hiện đang đứng đầu trong danh sách lựa chọn của các nhà đầu tư toàn cầu về lĩnh vực công nghiệp logistics trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhờ vào nhiều ưu điểm kỹ thuật và chiến lược.
Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Sáng 06/01, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự Lễ khởi công Dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại phường Tràng Cát, quận Hải An, TP Hải Phòng. Với quy mô 4.300 căn, đây là dự án NƠXH đầu tiên có quy mô và hạ tầng tiện ích lớn nhất của Vinhomes tại Hải Phòng, góp phần an cư cho hàng chục nghìn người lao động địa phương.
Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Tiếp tục góp ý cho Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị với Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến quỹ phát triển đất. Theo HoREA, Dự thảo Luật hiện nay bỏ quy định về quỹ phát triển đất nên không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định của Luật Đất đai, lại vừa thiếu cơ chế để triển khai thực hiện Chương VIII về phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất.
Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 09/01/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, GTVT, TN&MT; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, liên quan đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách, hồ sơ xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và soạn thảo các văn bản quy định chi tiết Luật, Nghị định.
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Ngày 10/1, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai công tác năm 2024. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Sở Xây dựng Quảng Ninh đạt nhiều thành tích tốt đẹp trong năm 2023, đã đặt mục tiêu năm mới 2024 với thắng lợi mới. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh về kết quả công tác năm cũ được xác định là động lực cho năm mới; và năm mới với những mục tiêu then chốt mới.
Giấc mơ an cư

Giấc mơ an cư

Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo xây nhà phòng tránh lũ, lụt theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Hà Tĩnh đã tập trung triển khai với phương châm đúng đối tượng, đúng chế độ và thời gian quy định… mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc.
Thái Nguyên: 93,7% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Thái Nguyên: 93,7% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 118/126 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) đạt tỷ lệ 93,7%, tiếp tục duy trì là tỉnh dẫn đầu khu vực Trung du miền núi phía Bắc trong xây dựng nông thôn mới.
Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 09/01/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, GTVT, TN&MT; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, liên quan đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
LILAMA: Chuỗi cung cấp năng lượng xanh toàn cầu

LILAMA: Chuỗi cung cấp năng lượng xanh toàn cầu

Với việc cung cấp thiết bị module điện phân cho các nhà máy sản xuất hydro xanh trên thế giới, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong chuỗi cung cấp năng lượng xanh toàn cầu.
Cục Hải quan tỉnh Bình Dương: Thách thức và cơ hội

Cục Hải quan tỉnh Bình Dương: Thách thức và cơ hội

Vượt qua thách thức trước khó khăn và những biến động của hoạt động xuất nhập khẩu trên thị trường quốc tế, năm 2023, Cục Hải quan Bình Dương dự kiến thu ngân sách Nhà nước đạt tối đa 16.000 tỷ đồng.
Đô thị du lịch Tây Ninh xanh

Đô thị du lịch Tây Ninh xanh

Tỉnh Tây Ninh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hướng tới mục tiêu “Tây Ninh xanh”, trở thành tỉnh phát triển năng động, văn minh, là điểm đến hấp dẫn để sinh sống và làm việc của vùng Đông Nam Bộ cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Để tìm hiểu thêm thông tin, phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc trò chuyện cùng ông Nguyễn Thanh Ngọc - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh.
Đồng Nai: “Cú hích” từ phát triển hạ tầng

Đồng Nai: “Cú hích” từ phát triển hạ tầng

Hàng loạt dự án trọng điểm quốc gia và của tỉnh đang được triển khai, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông hứa hẹn tạo ra “cú hích” đưa tỉnh Đồng Nai ngày càng phát triển hơn.
Con đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi: Tạo tiềm năng mới

Con đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi: Tạo tiềm năng mới

Khi hoàn thành trong vài năm tới, đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi sẽ đóng vai trò là trục giao thông động lực, tạo dư địa và mở lối phát triển mạnh mẽ cho tỉnh Quảng Ngãi, góp phần đưa địa phương trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước.
Năm 2024, Phú Lương (Thái Nguyên): Trở thành huyện nông thôn mới

Năm 2024, Phú Lương (Thái Nguyên): Trở thành huyện nông thôn mới

Hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết của Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Lương (Thái Nguyên) về việc quyết tâm đưa huyện Phú Lương đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024; kết thúc năm 2023, phong trào xây dựng NTM của Phú Lương đạt nhiều kết quả tích cực, là tiền đề quan trọng để Phú Lương tiếp tục về đích NTM trong năm 2024.
Xã Đạo Tú (Tam Dương, Vĩnh Phúc):  Nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp

Xã Đạo Tú (Tam Dương, Vĩnh Phúc): Nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, Nhân dân cùng chung sức, đồng lòng, tích cực xây dựng xã NTM nâng cao, thôn dân cư NTM kiểu mẫu, đến nay, xã Đạo Tú, huyện Tam Dương đạt 19/19 tiêu chí xã đạt chuẩn NTM nâng cao, diện mạo khởi sắc như khoác “áo mới”.
Hạ tầng giao thông phía Nam: Bứt phá và kỳ vọng

Hạ tầng giao thông phía Nam: Bứt phá và kỳ vọng

Sau nhiều năm đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông, đến nay, hệ thống giao thông phía Nam, đặc biệt là tuyến cao tốc đã thông suốt từ Bình Thuận đến Cần Thơ. Tuyến cao tốc còn lại từ Cần Thơ đến Cà Mau đang được chủ đầu tư rốt ráo thực hiện, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Việc hoàn thiện cao tốc đã làm thay đổi hạ tầng giao thông phía Nam, giảm áp lực giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.
Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Sở Xây dựng Quảng Ninh đạt nhiều thành tích tốt đẹp trong năm 2023, đã đặt mục tiêu năm mới 2024 với thắng lợi mới. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh về kết quả công tác năm cũ được xác định là động lực cho năm mới; và năm mới với những mục tiêu then chốt mới.
Phát triển nhân lực ngành Xây dựng: Đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

Phát triển nhân lực ngành Xây dựng: Đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

Một trong những nhiệm vụ quan trọng công tác đào tạo nhân lực ngành Xây dựng trong thời gian tới là xây dựng trường nghề hoặc trường đại học, cao đẳng có trung tâm dạy nghề đạt chuẩn quốc tế, từ đó đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là với những chuyên ngành, nghề tiên tiến, công nghệ cao.
Dân đang chờ Luật Cấp, thoát nước

Dân đang chờ Luật Cấp, thoát nước

Ngày 01/12/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 203/NQ-CP đồng ý đưa Đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước vào Đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025. Để hiểu rõ hơn công tác triển khai xây dựng Luật Cấp, thoát nước thời gian qua, phóng viên Báo Xây dựng đã phỏng vấn Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) Tạ Quang Vinh.
Hiệp hội đồng hành cùng Bộ Xây dựng

Hiệp hội đồng hành cùng Bộ Xây dựng

Để ngành Xây dựng vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm 2024, đại diện các Hội, Hiệp hội đã đề xuất một số ý kiến.
Tăng cường quản lý, đầu tư xây dựng

Tăng cường quản lý, đầu tư xây dựng

Nhằm triển khai hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 và tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, các địa phương đã có một số đề xuất, kiến nghị với Bộ Xây dựng.
Kiến Thụy, Hải Phòng: Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Kiến Thụy, Hải Phòng: Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Với quyết tâm và sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị các cấp, sự đồng lòng, ủng hộ của đông đảo quần chúng Nhân dân, huyện Kiến Thụy đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu và xã NTM nâng cao, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
Tăng cường hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo

Tăng cường hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo

Thời gian qua, Bộ Xây dựng đã phối hợp với các Bộ, ngành nhằm thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ nhà ở dành cho các đối tượng có liên quan.
Xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1: Bám sát đúng tiến độ

Xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1: Bám sát đúng tiến độ

Các hạng mục thuộc hai gói thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách và công trình đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay cùng các công trình khác thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (sân bay Long Thành) vừa được chủ đầu tư “chốt” thời gian thực hiện và báo cáo tiến độ đến Bộ GTVT.
Trường Cao đẳng Quảng Nam đào tạo đa ngành nghề, 95% sinh viên có việc làm sau đào tạo

Trường Cao đẳng Quảng Nam đào tạo đa ngành nghề, 95% sinh viên có việc làm sau đào tạo

PGS.TS Vũ Thị Phương Anh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quảng Nam chia sẻ, trường hướng đến việc đào tạo đa ngành nghề, gắn với nhu cầu việc làm trong nước và một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc… Công tác đào tạo được chú trọng khi học sinh, sinh viên hàng năm tốt nghiệp ra trường được các doanh nghiệp tiếp nhận vào làm việc đạt trên 95%.
Quảng Ninh: Dự án nhà ở xã hội đầu tiên dành cho người thu nhập thấp tổ chức bốc thăm đợt 1 vị trí căn hộ

Quảng Ninh: Dự án nhà ở xã hội đầu tiên dành cho người thu nhập thấp tổ chức bốc thăm đợt 1 vị trí căn hộ

Sáng 24/12, Liên danh Công ty CP Tư vấn đầu tư Tài chính Toàn Cầu và Công ty CP Đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội đã tổ chức lễ bốc thăm đợt 1 vị trí căn hộ dự án nhà ở xã hội tại đồi Ngân hàng thuộc địa phận phường Hồng Hải và phường Cao Thắng, thành phố Hạ Long.
Xem thêm