Phiên bản di động

Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật phần QCVN 07-4 Công trình giao thông

Vừa qua, Bộ Xây dựng đã họp nghiệm thu nhiệm vụ “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ việc xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật” phần QCVN 07 – 4 Công trình giao thông do Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam chủ trì thực hiện. Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu, PGS.TS Vũ Ngọc Anh – Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường chủ trì cuộc họp.
Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật phần QCVN 07-4 Công trình giao thông
Toàn cảnh buổi nghiệm thu nhiệm vụ khoa học

Trong 5 năm áp dụng QCVN 07-4:2016/BXD, đã đạt được những kết quả rõ ràng và nhận được đánh giá cao của những người làm giao thông. Tuy nhiên, việc sử dụng Quy chuẩn này cũng đã nảy sinh một số vấn đề cần phải được soát xét sửa đổi và bổ sung kịp thời cho phù hợp với tình hình giao thông hiện tại.

Các công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông có thuộc tính là hiện hữu, sử dụng trong một thời gian dài không dễ dàng điều chỉnh cũng như thay đổi. Công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông ảnh hưởng trực tiếp tới các hạ tầng kỹ thuật khác. Nếu công trình thiết kế và thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sẽ ảnh hưởng nhiều mặt đến mạng lưới hạ tầng kỹ thuật khác.

Theo Hội Môi trường xây dựng Việt Nam, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình giao thông là những yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ khi đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình giao thông đô thị; đường nối vào cao tốc; đường vành đai trên cao. Quy chuẩn này không bao gồm các công trình giao thông như: Tàu điện ngầm, đường sắt đô thị, cảng đường thủy và sân bay.

Những quy định trong quy chuẩn này được chỉnh sửa, bổ sung cho QCVN 07-4:2016/BXD chỉnh sửa, làm rõ, cập nhật các nội dung; bổ sung các nội dung cần thiết khác nhằm đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch, thiết kế, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, nâng cao chất lượng công trình giao thông, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Công trình giao thông đô thị phải đảm bảo an toàn giao thông, bình đẳng cho mọi người trong tham gia giao thông, tạo sự đa dạng trong lựa chọn phương thức di chuyển của mọi người. Xây dựng các công trình giao thông đô thị phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định về quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Kết cấu công trình giao thông đô thị phải đảm bảo ổn định, bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên.

Công trình giao thông đô thị phải đảm bảo cho xe chữa cháy tiếp cận tới các công trình xây dựng, tiếp cận tới các họng nước chữa cháy; phải đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo quy định tại QCVN 10:2014/BXD; hướng tới mỹ học là không gian đô thị chung cho mọi người.

Đối với bình đồ đường đô thị phải đảm bảo các tiêu chí về tầm nhìn tối thiểu; bán kính đường cong; đối với các đường cụt, bán kính quay xe dạng vòng xuyến được quy định tối thiểu là 10m; diện tích bãi quay xe dạng không phải vòng xuyến được quy định tối thiểu là 12m x 12m; đối với đường có tốc độ thiết kế V ≥ 60km/h, giữa đoạn thẳng và đoạn cong tròn được nối tiếp bằng đường cong chuyển tiếp.

Đối với đường cao tốc, đường trục chính đô thị, đường chính đô thị và các đường khác có 4 làn xe trở lên, có bố trí dải phân cách giữa thì tại các đoạn có bố trí siêu cao cần phải thiết kế hệ thống các giếng thu nước mưa bổ sung dọc theo mép dải phân cách, giếng thăm và ống cống thoát nước tại các nơi tập trung nước.

Các đoạn đường cong, các đoạn kế tiếp với các nhánh nối ra, vào đường cao tốc đô thị, đường trục chính đô thị, đường chính đô thị và các đường liên khu vực phải thiết kế chi tiết quy hoạch mặt đứng bề mặt phần xe chạy, lề đường, hè phố và quy hoạch hệ thống công trình thoát nước (giếng thu, giếng thăm, cống thoát nước).

Đối với mặt cắt dọc đường đô thị, có thể xác định theo tim phần xe chạy hoặc mép phần xe chạy; trường hợp ở giữa đường có đường xe điện thì mặt cắt dọc được thiết kế xác định theo tim đường xe điện nếu đường xe điện có cùng mức với đường bộ. Cao độ thiết kế phải phù hợp với quy hoạch cao độ nền và thoát nước, mặt đường và kiến trúc chung khu vực xây dựng hai bên đường đô thị.

Mặt cắt ngang đường đô thị phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để bố trí các phương thức vận tải khác nhau theo yêu cầu khai thác thực tế hoặc tương lai, bao gồm: Phần đường xe cơ giới, phần đường cho giao thông công cộng, phần đường cho thô sơ, các làn xe phụ, chỗ đỗ xe dọc đường phố, quỹ đất dự trữ cho cải tạo mở rộng (nếu có) và phần để bố trí các công trình, trang thiết bị đảm bảo tổ chức khai thác và điều khiển giao thông.

Chiều rộng của hè phố phụ thuộc vào loại đường, cấp đường thiết kế. Phần hè phố dành cho người đi bộ cần được phủ mặt bằng vật liệu cứng để đi lại thuận lợi, thoát nước tốt, đảm bảo vệ sinh môi trường, phù hợp kiến trúc cảnh quan. Trên hè phố không được bố trí mương thoát nước mưa dạng hở. Chiều rộng 1 làn người đi bộ trên hè phố tối thiểu là 0,75m. Đối vối các loại hè phố bị xén một phần để mở rộng mặt đường ở các điểm dừng xe buýt, bề rộng còn lại không được nhỏ hơn 2m và phải tính toán đủ chiều rộng để để đáp ứng nhu cầu bộ hành.

Đỉnh bó vỉa ở hè phố và đảo giao thông phải cao hơn mép phần xe chạy tối thiểu 12,5cm và tối đa không quá 30cm, ở các giải phân cách là 30cm; Đối với đường phố cấp đô thị không được phép sử dụng bó vỉa mép; Tại các lối rẽ vào khu nhà ở chiều cao bó vỉa là 5 ÷ 8cm và dùng bó vỉa dạng vát; Trên những đoạn bằng, rãnh phải làm theo kiểu răng cưa để thoát nước thì cao độ đỉnh bó vỉa cao hơn đáy rãnh 15 ÷ 30cm; đối với đường nội bộ, đường cải tạo, nâng cấp cho phép giảm chiều cao bó vỉa hè phố khi xét đến cao trình nền khu vực khu dân cư hiện hữu. Hè phố phải đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo quy định tại QCVN 10:2014/BXD.

Đường đi bộ phải cách ly với giao thông cơ giới bằng giải phân cách cứng, rào chắn hoặc dải cây xanh. Độ dốc ngang mặt đường tối thiểu là 1% và tối đa là 4%. Độ dốc dọc của đường đi bộ và vỉa hè trong trường hợp vượt quá 40% và chiều dài đường lớn hơn 200m thì phải làm đường dạng bậc lên xuống.

Trong trường hợp không thể tổ chức an toàn cho người đi bộ qua đường trên mặt đất bằng các hình thức điều khiển bằng tín hiệu đèn thì phải bố trí cầu vượt, hầm chui cho người đi bộ tại nút giao, vị trí vượt qua đường có lưu lượng xe lớn hơn 2.000 xcqđ/h và lưu lượng bộ hành lớn hơn 100 người/h (vào giờ cao điểm) và tại các nút giao khác mức, nút giao giữa đường đô thị với đường sắt, các ga tàu điện ngầm, gần sân vận động.

Đường đi bộ phải đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng và đảm bảo các yêu cầu về mỹ quan, phải được thiết kế để tăng tính kết nối người đi bộ với các điểm dừng hoặc ga giao thông công cộng. Đối với tổ chức nút giao thông, cần căn cứ vào các nguyên tắc tổ chức nút giao đường đô thị; loại hình nút giao căn cứ vào nguyên tắc tổ chức giao thông, đồng thời có xét tới điều kiện sử dụng đất, khả năng đầu tư và cải tạo đất sau này.

Các nút giao cùng mức phải đảm bảo các yêu cầu về: Tầm nhìn; góc giao; nút giao; tốc độ thiết kế nút giao cùng mức; bán kính bó vỉa; đảo giao thông; làn chuyển tốc.

Nút giao khác mức được lựa chọn qua phân tích kinh tế kỹ thuật; có thể có hoặc không có các nhánh nối liên thông tùy theo cách tổ chức giao thông. Tiêu chuẩn kỹ thuật các nhánh rẽ trong nút giao khác mức phụ thuộc vào tốc độ thiết kế các nhánh nối; bán kính tối thiểu; độ dốc siêu cao; chiều dài đoạn chuyển tiếp; kích thước mặt cắt ngang.

Các công trình phục vụ giao thông công cộng bằng xe buýt được thiết kế mạng lưới tuyến xe, số lượng tuyến xe và các điểm dừng, điểm đầu cuối được xác định sơ bộ trong đồ án quy hoạch đô thị và dựa vào nhu cầu đi lại trong tương lai tối thiểu 5 năm.

Ưu tiên kết hợp điểm đầu cuối xe buýt với bến xe đô thị hoặc các điểm đầu cuối của các loại hình phương tiện giao thông công cộng khác như: BRT, tàu điện đô thị để tăng tính kết nối và giảm chi phí

Các loại hình giao thông công cộng khác bao gồm: Giao thông công cộng bằng đường sắt nhẹ (LRT), tàu điện trên cao, tàu điện ngầm… có năng lực vận chuyển khách từ trung bình tới rất cao. Do có suất đầu tư lớn và thi công phức tạp, mạng lưới giao thông công cộng bằng tàu điện trên cao, tàu điện ngầm cần được nghiên cứu kỹ từ giai đoạn quy hoạch

Cần xây dựng mạng lưới giao thông công cộng một cách toàn diện, tích hợp hỗ trợ cơ sở hạ tầng và thiết kế cho phép tiếp cận an toàn thuận tiện với các dịch vụ đa phương thức của mạng lưới, đồng thời dễ dàng tiếp cận giữa các loại hình giao thông công cộng và cá nhân khác.

Các yêu cầu kết nối giao thông như: Điểm dỗ xe kết nối (Park anh Ride) được ưu tiên kết hợp cung bãi đỗ xe công cộng, điểm dừng đầu, cuối xe buýt và BRT, nhà ga đường sắt đô thị. Điểm đón trả khách kết nối (Kiss and Ride) đưuọc ưu tiên thiết kế như một làn đường riêng biệt, đi thẳng hoặc đi vòng và lưu thông một chiều nhằm mục địch tối đa hóa chiều dài và tối thiểu hóa diện tích, bảo đảm luồng giao thông thông suốt, tránh xung đột gây tắcnghẽn.

Cầu trong đô thị phải đảm bảo an toàn giao thông trên và dưới cầu; vị trí kiến trúc phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và thiết kế đô thị đã đưuọc phê duyệt. đảm báo các yếu tố như: mặt đường trên cầu phải có độ nhám, dốc thoát nước, mui luyện, siêu cao… phù hợp với tiêu chuẩn được lựa chọn.

Các công trình giao thông ngầm đô thị phải tuân thủ quy hoạch không gian ngầm đô thị; không gian xây dựng công trình; quy định về thiết kế hình học; yêu cầu về hệ thống công trình phụ trong hầm đường bộ (hệ thống thoát hiểm, điểm dừng xe khẩn cấp trong hầm); hệ thống phòng chống cháy nổ; hệ thống thông gió; hệ thống chiếu sáng; hệ thống thông tin liên lạc, tín hiệu, biển báo; hệ thống cấp thoát nước.

Trạm giám sát giao thông với mục đích thu thập dữ liệu giao thông để phục vụ cho việc nghiên cứu và thiết kế hệ thống giám sát quản lý giao thông hiệu quả, đồng bộ, đồng thời đáp ứng nhu cầu về dữ liệu giao thông ở cấp quốc gia và địa phương. Có hai phương pháp được sử dụng là thủ công và tự động. Ưu tiên sử dụng công nghệ tự động để thu thập dữu liệu giao thông. Về vận hành, bảo dưỡng và bảo trì các công trình giao thông phải thực hiện theo các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền công bố áp dụng.

Trên cơ sở các sản phẩm và nội quy của từng nhiệm vụ, Hội đồng tư vấn khoa học công nghệ Bộ Xây dựng đánh giá, Đề tài được thực hiện một cách nghiêm túc, nội dung nghiên cứu phong phú, có tính đổi mới, có giá trị làm căn cứ sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về Quy chuẩn quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật phần QCVN 07-4 Công trình giao thông. Hội đồng nhất trí nghiệm thu nhiệm vụ khoa học “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ việc xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật” phần QCVN 07-4 Công trình giao thông.

Theo Thu Hằng/Báo Xây dựng
Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/nghiem-thu-nhiem-vu-khoa-hoc-quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-cac-cong-trinh-ha-tang-ky-thuat-phan-qcvn-07-4-cong-trinh-giao-thong-337561.html

Nổi bật trang chủ

VICEM chuyển lửa truyền thống từ đất Tổ vua Hùng

Địa phương báo cáo về phát triển nhà ở xã hội
Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5: Sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)
Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Đọc thêm

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Ngày 09/01/2024, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình, thôn Trung Am, xã Lý Học, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng, Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Bảo TP Hải Phòng đã long trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 438 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hơn 10 vạn người dân huyện Vĩnh Bảo, các tỉnh lân cận Hải Dương, Thái Bình đã về dự.
Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu phát triển toàn diện, trở thành trung tâm phát triển năng động, công nghiệp dịch vụ hiện đại, đô thị xanh, là khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Theo khảo sát của Cushman & Wakefield (Công ty Môi giới đầu tư BĐS toàn cầu), Việt Nam hiện đang đứng đầu trong danh sách lựa chọn của các nhà đầu tư toàn cầu về lĩnh vực công nghiệp logistics trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhờ vào nhiều ưu điểm kỹ thuật và chiến lược.
Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Sáng 06/01, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự Lễ khởi công Dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại phường Tràng Cát, quận Hải An, TP Hải Phòng. Với quy mô 4.300 căn, đây là dự án NƠXH đầu tiên có quy mô và hạ tầng tiện ích lớn nhất của Vinhomes tại Hải Phòng, góp phần an cư cho hàng chục nghìn người lao động địa phương.
Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Tiếp tục góp ý cho Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị với Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến quỹ phát triển đất. Theo HoREA, Dự thảo Luật hiện nay bỏ quy định về quỹ phát triển đất nên không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định của Luật Đất đai, lại vừa thiếu cơ chế để triển khai thực hiện Chương VIII về phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất.
Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 09/01/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, GTVT, TN&MT; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, liên quan đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách, hồ sơ xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và soạn thảo các văn bản quy định chi tiết Luật, Nghị định.
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Ngày 10/1, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai công tác năm 2024. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Sở Xây dựng Quảng Ninh đạt nhiều thành tích tốt đẹp trong năm 2023, đã đặt mục tiêu năm mới 2024 với thắng lợi mới. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh về kết quả công tác năm cũ được xác định là động lực cho năm mới; và năm mới với những mục tiêu then chốt mới.
Giấc mơ an cư

Giấc mơ an cư

Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo xây nhà phòng tránh lũ, lụt theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Hà Tĩnh đã tập trung triển khai với phương châm đúng đối tượng, đúng chế độ và thời gian quy định… mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc.
Bộ Xây dựng: Ưu tiên kiểm kê khí nhà kính - chuyển đổi xanh ngành công nghiệp

Bộ Xây dựng: Ưu tiên kiểm kê khí nhà kính - chuyển đổi xanh ngành công nghiệp

Theo báo cáo Đóng góp do Quốc gia tự quyết định của Việt Nam (NDC) năm 2022, mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất, chất thải và các quá trình công nghiệp Việt Nam đã cam kết đến năm 2030, với kịch bản phát thải thông thường (BAU) với đóng góp không điều kiện là nỗ lực giảm phát thải của quốc gia tăng từ 9% (NDC năm 2020) tăng lên 15,8% (khoảng 146,3 triệu tấn CO2 tương đương) và đóng góp có sự hỗ trợ của quốc tế tăng từ 27% (NDC năm 2020) là 43,5% (khoảng 403,7 triệu tấn CO2 tương đương).
Bộ Xây dựng học hỏi kinh nghiệm sử dụng BIM

Bộ Xây dựng học hỏi kinh nghiệm sử dụng BIM

Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) và Hiệp hội Tư vấn Xây dựng Việt Nam phối hợp với Công ty Autodesk Asia tổ chức Hội thảo “Sử dụng mô hình BIM hỗ trợ cho công tác thẩm định, kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước” nhằm phổ biến kinh nghiệm, trao đổi kiến thức, tạo nền tảng triển khai áp dụng BIM trong thực thi công vụ của cơ quan chuyên môn về xây dựng và quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng.
Viện Khoa học công nghệ xây dựng:  Xứng danh đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới

Viện Khoa học công nghệ xây dựng: Xứng danh đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới

Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Viện Khoa học công nghệ xây dựng (IBST) đã lớn mạnh vượt bậc, đạt nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn cho công tác quản lý nhà nước của ngành Xây dựng, xứng danh đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Nhìn lại chặng đường đã qua, các thế hệ cán bộ, viên chức người lao động Viện luôn tự hào, tiếp tục nỗ lực hướng tới sự phát triển toàn diện trong giai đoạn tới.
Di sản Huế được giới thiệu bằng công nghệ Thực tế ảo hỗn hợp MR

Di sản Huế được giới thiệu bằng công nghệ Thực tế ảo hỗn hợp MR

Chính thức khai mạc chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023” gồm chuỗi sự kiện mang ý nghĩa lớn, thể hiện tình hữu nghị bền chặt giữa nhân dân Việt Nam và Lào đang diễn ra từ ngày 11/11 đến ngày 15/11 tại Trung tâm văn hoá thông tin tỉnh Thừa Thiên -Huế.
Ứng dụng BIM trong công trình hạ tầng kỹ thuật là thực tiễn bắt buộc

Ứng dụng BIM trong công trình hạ tầng kỹ thuật là thực tiễn bắt buộc

Ngày 8/11, Trung tâm Nghiên cứu phát triển hạ tầng kỹ thuật (CIRD) trực thuộc Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội thảo “Ứng dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong công trình hạ tầng kỹ thuật”.
Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD: Phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo tính khoa học

Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD: Phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo tính khoa học

Vừa qua, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 09/2023/TT-BXD Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. Để hiểu rõ hơn về những điểm mới trong lần sửa đổi này, Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Vũ Ngọc Anh – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng.
VIUP chuyển đổi số để nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch

VIUP chuyển đổi số để nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch

Với vai trò là đơn vị đầu ngành của Bộ Xây dựng trong nghiên cứu quy hoạch xây dựng, Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia đã và đang chuyển đổi theo hướng số hóa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ thông minh, nhằm nâng cao chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng.
Ứng dụng mô hình thông tin công trình BIM: Thúc đẩy chuyển đổi số ngành Xây dựng

Ứng dụng mô hình thông tin công trình BIM: Thúc đẩy chuyển đổi số ngành Xây dựng

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng mô hình thông tin công trình BIM trong lĩnh vực xây dựng góp phần rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng công tác thiết kế, thi công, quản lý dự án đầu tư xây dựng và thúc đẩy chuyển đổi số ngành Xây dựng.
Phát triển đô thị thông minh gắn với chuyển đổi số

Phát triển đô thị thông minh gắn với chuyển đổi số

Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 02/CT-TTg về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, Bộ Xây dựng (cơ quan thường trực của Đề án phát triển đô thị thông minh (ĐTTM) bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau đây gọi tắt là Đề án 950) đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung của Đề án, đồng thời triển khai các chương trình, kế hoạch nghiên cứu về phát triển ĐTTM.
Bình Dương: Bốn trụ cột chuyển đổi số

Bình Dương: Bốn trụ cột chuyển đổi số

Chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng và phát triển thành phố thông minh Bình Dương, với 4 trụ cột: Cải cách hành chính, phát triển kinh tế, môi trường bền vững, xã hội toàn diện.
Ngành Xây dựng TT-Huế: Hoàn thiện hạ tầng phục vụ chuyển đổi số

Ngành Xây dựng TT-Huế: Hoàn thiện hạ tầng phục vụ chuyển đổi số

Nhằm chuyển đổi số ngành Xây dựng hướng tới phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội, Sở Xây dựng TT-Huế đã tập trung đầu tư, nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số.
Sở Xây dựng Ninh Bình: Thực hiện nhiều giải pháp phát triển chuyển đổi số

Sở Xây dựng Ninh Bình: Thực hiện nhiều giải pháp phát triển chuyển đổi số

Trong những năm gần đây, Sở Xây dựng Ninh Bình đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong việc phát triển chính quyền số, chuyển đổi số.
Thái Nguyên: Nâng cao chất lượng chuyển đổi số

Thái Nguyên: Nâng cao chất lượng chuyển đổi số

Xác định hạ tầng số là nền tảng của sự phát triển, những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh nhận thức số, nhân lực số, an toàn an ninh mạng, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; tỉnh Thái Nguyên đã tăng cường phát triển hạ tầng số.
Ngành Xây dựng Tuyên Quang: Tích cực thực hiện chuyển đổi số

Ngành Xây dựng Tuyên Quang: Tích cực thực hiện chuyển đổi số

Thời gian qua, thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, Sở Xây dựng Tuyên Quang đã áp dụng hiệu quả phần mềm dịch vụ hành chính công - một cửa điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); duy trì và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, phủ kín các quy trình giải quyết TTHC trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng.
Sở Xây dựng Vĩnh Phúc: Nhiều giải pháp đồng bộ về chuyển đổi số

Sở Xây dựng Vĩnh Phúc: Nhiều giải pháp đồng bộ về chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thời gian qua, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về chuyển đổi số, góp phần hoàn thành sớm các nhiệm vụ được giao và nâng cao công tác quản lý trong hoạt động xây dựng.
Ngành Xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu: Đẩy mạnh chuyển đổi số

Ngành Xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu: Đẩy mạnh chuyển đổi số

Với mục tiêu thuộc top 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về mức độ chuyển đổi số và đến năm 2030, cơ bản hoàn thiện chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh, ngành Xây dựng tỉnh BR - VT nỗ lực triển khai hàng loạt giải pháp công nghệ, nhằm tối ưu hóa các hoạt động quản lý, điều hành, cung cấp dịch vụ công cho người dân và DN.
Báo Xây dựng bắt nhịp nhanh chuyển đổi số

Báo Xây dựng bắt nhịp nhanh chuyển đổi số

Chuyển đổi số báo chí ở Việt Nam nhằm xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước. Bám sát mục tiêu đó, thời gian qua, Báo Xây dựng coi chuyển đổi số như “chuyến tàu” không thể lỡ và là điều kiện tiên quyết để đi đến thành công, đóng góp cụ thể vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Ngành Xây dựng: Chuyển đổi số  nâng hiệu quả quản lý nhà nước

Ngành Xây dựng: Chuyển đổi số nâng hiệu quả quản lý nhà nước

Chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm toàn ngành Xây dựng hướng tới. Là cơ quan đi đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số của ngành, Bộ Xây dựng đã và đang triển khai mạnh mẽ các nhiệm vụ, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Bộ Xây dựng sẽ rà soát, sửa đổi QCVN 06:2022/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình

Bộ Xây dựng sẽ rà soát, sửa đổi QCVN 06:2022/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình

Bộ Xây dựng vừa có Quyết định số 516/QĐ-BXD giao nhiệm vụ cho Viện Khoa học công nghệ xây dựng thực hiện rà soát, sửa đổi QCVN 06:2022/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình.
Hội thảo “Giải pháp công nghệ giảm phát thải khí nhà kính trong ngành công nghiệp xi măng và thép tại Việt Nam”

Hội thảo “Giải pháp công nghệ giảm phát thải khí nhà kính trong ngành công nghiệp xi măng và thép tại Việt Nam”

Ngày 19/5, Công ty Cổ phần Công nghệ và Tư vấn CIC phối hợp với Carbon Re (V.Q Anh) và STX Group (Hà Lan) sẽ tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp công nghệ giảm phát thải khí nhà kính trong ngành công nghiệp xi măng và thép tại Việt Nam” dưới sự bảo trợ chính thức của Bộ Xây dựng, Đại sứ quán Vương quốc Anh và Đại sứ quán Hà Lan.
Xem thêm