Vẽ giấc mơ xanh nơi vùng biên giới (Kỳ 2)
Kỳ 2: Chàng trai Hà Nhì xây nhà đất vùng biên Y Tý
(Xây dựng) - Vùng đất xinh đẹp Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai được ví như xứ sở thần tiên bởi phong cảnh hoang sơ, bản làng dân tộc Hà Nhì đẹp như cổ tích. Là người con của dân tộc Hà Nhì, chàng trai trẻ Phu Suy Thó đã mạnh dạn thực hiện ý tưởng xây homestay bằng đất theo kiến trúc nhà truyền thống của dân tộc mình, vừa bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa tạo ra nét riêng ít nơi có được.
![]() |
Toàn cảnh homestay Khám phá Y Tý. |
Chuyện lạ về những bungalow bằng đất
Sau một tuần lưu lại vùng đất Y Tý hoang sơ, xinh đẹp giữa mùa Thu, điều để lại ấn lượng với anh Triết Steven, một du khách đến từ Sài Gòn không chỉ là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, phong cảnh hoang sơ, đồng lúa vàng như trải thảm, mà là những ngày được trải nghiệm sống trong ngôi nhà nhỏ bằng đất của homestay Khám phá Y Tý.
Anh Triết bảo, đến với Y Tý, nghỉ trong ngôi nhà tường đất dày 50cm, cảm giác rất lạ, ban ngày mát mẻ, ban đêm lại ấm áp, dễ chịu, thoải mái. Homestay có nhà đất to phục vụ những đoàn khách đông, đồng thời có những bungalow nhỏ cho 2 - 4 người. Chủ nhà là anh Phu Suy Thó, người Hà Nhì ở địa phương phục vụ chu đáo với các món ăn mang đậm hương vị núi rừng.
Không chỉ anh Triết Steven, mà nhiều du khách đến với homestay Khám phá Y Tý đều có chung cảm nhận thích thú khi được nghỉ trong những bungalow xây hoàn toàn bằng đất theo kiến trúc nhà truyền thống của dân tộc Hà Nhì. Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, homestay Khám phá Y Tý đón trên 100 lượt khách đến lưu trú, tham quan, trải nghiệm.
Anh Phu Suy Thó, dân tộc Hà Nhì, chủ homestay Khám phá Y Tý chia sẻ: Là người Hà Nhì, sinh ra và lớn lên tại Y Tý, học xong Đại học, sau một vài năm làm việc tại Hà Nội, tôi lựa chọn trở về Y Tý để lập nghiệp với mô hình homestay. Ban đầu, tôi chỉ có một ngôi nhà đất là nơi sinh sống của cả gia đình, thi thoảng đón một hai đoàn khách đến nghỉ. Hai năm trở lại đây, khách đến Y Tý đông, tôi mở rộng homestay để phục vụ khách tốt hơn. Hiện nay, homestay có 1 phòng tập thể và 8 bungalow được xây bằng đất theo kiến trúc nhà truyền thống của dân tộc Hà Nhì, phục vụ tối đa được 50 khách mỗi đêm.
Khi được hỏi vì sao lại chọn xây homestay bằng đất chứ không phải bằng gạch, bằng gỗ như hầu hết các homestay khác ở Y Tý, anh Thó cho biết: Ở Y Tý, khí hậu rất khắc nghiệt, thôn Mò Phú Chải nơi tôi sinh sống mùa đông thường có tuyết rơi. Từ hàng trăm năm nay, người Hà Nhì ở Y Tý đã sống trong những ngôi nhà có tường đất dày, lợp 4 mái, ấm về mùa đông, mát về mùa hè, chống được mưa tuyết, gió lùa. Khi quyết định xây homestay bằng đất, tôi muốn giữ gìn, quảng bá nét đẹp văn hóa dân tộc mình đến du khách bốn phương.
Chấp nhận nhiều khó khăn khi xây homestay bằng đất
Trò chuyện với anh Phu Suy Thó, chúng tôi biết thêm nhiều thông tin và câu chuyện xây homestay bằng đất của anh cũng không hề đơn giản như nhiều người nghĩ. Để có được homestay với hệ thống bungalow bằng đất như hiện nay, anh đã phải trải qua không ít khó khăn.
Anh Phu Suy Thó cho biết: Làm nhà đất theo kiến trúc truyền thống của người Hà Nhì phải trải qua nhiều công đoạn rất mất thời gian và tốn nhiều nhân lực. Loại đất để làm nhà phải là đất sét mịn màu vàng, có độ dẻo mới có thể làm được. Sau khi dùng đá xếp móng nhà, người Hà Nhì dùng khuôn gỗ, đổ đất và dùng chày giã nhiều lần cho đất trong khuôn thật chặt. Muốn cho tường vững trãi hơn, có thể dùng thêm những đoạn tre và đá cho vào trong tường. Qua nhiều vòng đổ khuôn và giã đất như vậy, bức tường dần cao hơn. Công đoạn tiếp theo là đập đất trên tường cho thật mịn.
![]() |
Cổng phụ homestay Khám phá Y Tý được xây bằng đất. |
Với ngôi nhà đất rộng khoảng 30 - 40m2, công đoạn trình tường mất mấy tháng ròng, chưa kể lợp mái. Nhà làm xong cũng phải chờ khoảng 6 tháng cho tường đất khô mới có thể ở được. So với nhà đất truyền thống, anh Thó cải tiến để cửa sổ rộng lắp kính trắng để lấy ánh sáng từ bên ngoài, đồng thời ngồi khách trong nhà có thể ngắm cảnh xung quanh. Ngoài ra, nhà tắm, nhà vệ sinh được thiết kế bên cạnh nhà đất, với tường được đính nhiều đá cuội, tạo cảm giác thân thiện. Xung quanh nhà, anh Thó trồng nhiều hoa thược dược, cẩm tú cầu nở hoa quanh năm, tạo không gian xanh mát mẻ.
Anh Thó nhớ lại: Ban đầu, do bận nhiều công việc nên tôi khoán cho thợ làm nhà đất. Tuy nhiên, nhóm thợ muốn xong công trình nhanh nên đẩy nhanh tiến độ việc trình tường, chỉ trong 1 tháng tường nhà đã xong. Hậu quả là sau một trận mưa lớn, bức tường bị đổ sập. Từ đó, tôi chuyển sang khoán công thợ và giám sát cẩn thận để việc trình tường kỹ lưỡng. Mặc dù mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành được một căn bungalow, nhưng có thể yên tâm vài chục năm nhà vẫn vững trãi. Mỗi căn bungalow bằng đất khi hoàn thiện tổng chi phí khoảng 100 triệu đồng. Nếu xây nhà bằng gạch thì chi phí rẻ hơn và chỉ mất 2 tháng có thể hoàn thiện để đón khách, nhưng làm nhà đất phải chấp nhận ít nhất 1 năm sau mới có thể đưa vào sử dụng. Tuy vậy, tôi vẫn kiên trì với quyết định của mình.
Bảo tồn bản sắc để phát triển du lịch bền vững
Trong quá trình thiết kế homestay, anh Phu Suy Thó tạo điểm nhấn với du khách ngay từ chiếc cổng homestay. Ngay khi đến homestay, du khách đã có thể check-in bên chiếc cổng homestay bằng đất rất lạ và đẹp mắt. Cùng với chiếc cổng dạng mái nhà là cột đất ghi tên homestay, các dịch vụ của homestay và số điện thoại để du khách tiện liên hệ. Cổng homestay bằng đất nhìn đơn giản nhưng mang dấu ấn kiến trúc nhà của người Hà Nhì, tạo nên nét riêng độc đáo.
Vào thăm homestay Khám phá Y Tý, du khách có cảm giác như đang ở trong một ngôi làng nhỏ của người Hà Nhì ở Y Tý bởi hệ thống nhà đất mang đậm kiến trúc truyền thống. Ngoài ra, trong ngôi nhà chính, anh Phu Suy Thó trang trí thêm đồ dùng, vật dụng sinh hoạt hằng ngày của người Hà Nhì, giống như một bảo tàng thu nhỏ. Chiếc mâm cơm đan bằng mây tre độc đáo với những chiếc ghế rơm nhỏ xinh; chiếc áo mưa làm từ cây rừng; chiếc giỏ tre đựng vải, kim chỉ… Ngoài ra, trên tường treo những bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Hà Nhì với hoa văn màu xanh thêu tay đẹp mắt…
Buổi tối mùa thu ở Y Tý khá lạnh, chúng tôi được thưởng thức mâm cơm ấm áp với nồi lẩu cá tầm và những món ăn mang đậm hương vị núi rừng. Bên ngoài khoảng sân rộng, đống lửa to đã cháy rừng rực xua tan giá lạnh. Những cô gái Hà Nhì trong trang phục truyền thống biểu diễn điệu múa của dân tộc mình, thu hút du khách cùng tham gia, không khí thân thiện, gần gũi. Có lẽ, điều tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách chính là khám phá, trải nghiệm những sắc màu văn hóa ở nơi đây.
![]() |
Du khách xem các cô gái Hà Nhì biểu diễn văn nghệ tại homestay. |
Hiện nay, Y Tý đã được quy hoạch trở thành đô thị du lịch, trong đó quy hoạch phân khu “Y Tý ngàn năm” hướng tới bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Hà Nhì. Phu Suy Thó cho biết: Trong tương lai, homestay Khám phá Y Tý sẽ tiếp tục phát triển theo hướng bảo tồn bản sắc văn hóa, để mỗi du khách đến đây hiểu hơn về vẻ đẹp đất và người Y Tý.
Nổi bật trang chủ

Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)



Đọc thêm

Ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Bình Dương: Thêm 2 phường, Bến Cát đủ điều kiện trở thành đô thị loại II

Khai thác hiệu quả không gian công cộng bãi giữa sông Hồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch

Quy hoạch chung đô thị TT-Huế đến năm 2045: Thành phố trực thuộc Trung ương có tiêu chí đặc thù

Lạng Sơn: Phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thị trấn Văn Quan

Xây dựng, phát triển đô thị Thủy Nguyên trở thành một đô thị văn minh, hiện đại

Hoàn thiện thể chế, đổi mới quy hoạch đô thị

Phát triển đô thị xanh Việt Nam: 6 giải pháp tăng trưởng

Thành phố Hồ Chí Minh: Lập thêm Tổ công tác để nghiên cứu ý tưởng quy hoạch - kiến trúc

Phát triển đô thị Việt Nam: Thành tựu, thách thức và định hướng giai đoạn tới

Quy hoạch chung đô thị TT - Huế: Phát triển đô thị di sản như thế nào?

Yêu cầu hoàn chỉnh 6 nội dung trong Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội

Điều chỉnh quy hoạch hạn chế ảnh hưởng dự án đang triển khai

Cầu Long Biên: Bảo tồn, phát huy giá trị bằng cách nào?

Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên mang tầm quốc tế

Kim Bảng (Hà Nam) đạt đô thị loại IV

Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030

Sáng tạo kiến trúc lan tỏa và hội nhập
