Phiên bản di động

Trực Ninh (Nam Định): Điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Nông thôn mới

Để thực hiện các mục tiêu phát triển, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Trực Ninh (Nam Định) tập trung lãnh đạo, động viên cả hệ thống chính trị đồng lòng, phát huy sức mạnh tổng hợp tăng cường các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh theo hướng đồng bộ, hiện đại. Nhiều công trình thủy lợi, hạ tầng văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế…đã được xây dựng, góp phần thay đổi diện mạo quê hương cũng như thúc đẩy kinh tế phát triển, bảo đảm đời sống của nhân dân.
Trực Ninh (Nam Định): Điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Nông thôn mới
Thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh nhìn từ trên cao.

Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế được quan tâm đầu tư

Là huyện thuần nông, có xuất phát điểm thấp, chính vì vậy, để tạo ra động lực cho phát triển kinh tế xã hội, huyện Trực Ninh luôn xác định việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là nhiệm vụ then chốt, thường xuyên và liên tục. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Năm 2021, là năm khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện vẫn đạt 8% (tính theo giá cố định năm 2010); cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ: Nông nghiệp - thủy sản chiếm 21,62%, công nghiệp - xây dựng chiếm 59,36%, dịch vụ chiếm 19,02%.

Xây dựng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết theo chuỗi giá trị, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao cung ứng trên thị trường trong nước và xuất khẩu, như: Sản xuất giống lúa của Công ty TNHH Cường Tân (356ha), liên kết sản xuất - tiêu thụ lúa thương của Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Trực Ninh (300ha), Công ty TNHH Toản Xuân (20ha), HTX dược thảo Hoàng Thành (15ha) Công ty Cổ phần Giống Cây trồng Việt Nam (5ha) và một số mô hình sản xuất trồng rau, củ, quả theo công nghệ thuỷ sinh và hữu cơ của Công ty Cổ phần sản xuất rau, củ quả sạch Ngọc Anh, nuôi trồng Nấm của HTX nấm Nhật Bằng…nhiều sản phẩm đã đăng ký nhãn hiệu và có truy xuất nguồn gốc; góp phần nâng giá trị trên 1ha canh tác đạt 125 triệu đồng/năm.

Chăn nuôi được triển khai theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô trang trại vừa và nhỏ, đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; hình thành các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi theo quy trình tiên tiến; giảm dần chăn nuôi nông hộ. Toàn huyện có 28 trang trại quy mô nhỏ, vừa và lớn; trong đó Công ty TNHH một thành viên chăn nuôi Phúc Hải với quy mô lớn 1.200 con lợn nái chuyên chăn nuôi lợn sữa cho các trang trại làm lợn chăn nuôi thương phẩm.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới được các cấp ủy Đảng, chính quyền xác định là nhiệm vụ trọng tâm, liên tục; đã và đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Giai đoạn 2010-2019, tổng vốn huy động xây dựng Nông thôn mới đạt 2.007,3 tỷ đồng, gồm: Vốn ngân sách 536,8 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 26,8%); vốn đóng góp của cộng đồng dân cư 897,1 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 44,8%) (bao gồm cả đất hiến để xây dựng công trình phúc lợi); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án, vốn tín dụng, vốn huy động của các doanh nghiệp 569,7 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 28,4%). Trong đó: Đóng góp bằng tiền 256,1 tỷ đồng; hiến 320,72 ha đất xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, giá trị 641 tỷ đồng. Đến năm 2016, 21/21 xã, thị trấn được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới; năm 2017, huyện Trực Ninh được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là huyện đạt chuẩn Nông thôn mới. Giai đoạn 2020-2025, vốn huy động xây dựng Nông thôn mới đến thời điểm này trên 82 tỷ đồng tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới, môi trường, cảnh quan và diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt.

Hệ thống đường bộ được đầu tư cải tạo, nâng cấp: QL21, QL21B, QL37B đạt tiêu chuẩn cấp III, cấp IV đồng bằng; trên địa bàn huyện đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng dự án đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển với chiều dài qua tỉnh Nam Định 24,9 km, trong đó đi quan địa bàn huyện Trực Ninh 7,1 km; nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình với chiều dài qua địa bàn tỉnh Nam Định là 28,8 km, qua địa bàn huyện Trực Ninh là 15,9 km; dự án đầu tư xây dựng Cầu Ninh Cường. Làm mới, cải tạo, nâng cấp hơn 73 km đường Quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn đạt tiêu chuẩn cấp 3, cấp 4 đường đồng bằng; 13,9 km đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp 5 đường đồng bằng, hơn 221 km đường trục xã đạt cấp 5, cấp 4 đồng bằng, 374 km đường trục thôn xóm, 416 km đường dong, ngõ, 182 km đường nội đồng. Xây mới, cải tạo 1.974 phòng học, nhà đa năng, xây mới, cải tạo 27 các hạng mục lớn của trụ sở Đảng uỷ-HĐND-UBND các xã, thị trấn. Cải tạo, nâng cấp 43,2 km mặt đê và các tuyến đê, các công trình thuỷ lợi, khắc phục, xoá dần các trọng điểm xung yếu.

Mạng lưới điện tương đối hoàn chỉnh đã đầu tư xây dựng mới 161 trạm biến áp, nâng cấp toàn bộ hệ thống đường dây; hiện tại quản lý, vận hành 228,148 km đường dây trung áp, 1.297,09 km đường dây hạ áp và 259 trạm biến áp phục vụ 73.726 khách hàng (bằng 100% số hộ dân của huyện).

Trực Ninh (Nam Định): Điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Nông thôn mới
Khu hành chính trung tâm huyện Trực Ninh.

Môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện

Huyện Trực Ninh luôn xác định doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, tăng thu cho ngân sách nhà nước, từ đó tạo nguồn lực để kiến thiết cơ sở hạ tầng và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, nhằm tạo điều kiện và môi trường thuận lợi thu hút đầu tư phát triển. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã đầu tư trên địa bàn huyện có quy mô lớn, như: Công ty phát triển và đầu tư Duy Minh, Công ty May 9, Công ty May 1 Nam Định, Công ty TNHH Minh Tiến, Công ty VLXD Ninh Cường, Đức Thiện, Việt Hùng…và thu hút nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là: Công ty TNHH giầy AMARRA Việt Nam tại thị trấn Cổ Lễ; Công ty sản xuất đồ chơi trẻ em Dream plastic tại xã Trực Thái; Công ty TNHH Shin myung first vina tại xã Trung Đông, Công ty TNHH Sung Won Vina và Công ty TNHH Kiara Garments Việt Nam tại thị trấn Cát Thành. Tổng vốn đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn trong 5 năm gần đây đạt trên 12.437 tỷ đồng; trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thực hiện gần 60 triệu USD. Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2021 đạt 515 triệu USD.

Huyện có 3 cụm công nghiệp, 11 làng nghề, 385 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, duy trì sản xuất ổn định và có bước phát triển, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 46.000 lao động, thu nhập bình quân từ 6 đến 8 triệu đồng/người/tháng.

Tập trung nguồn lực phát triển văn hóa - xã hội

Cùng với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tích mới. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát triển; 95% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, trên 98% thôn, xóm, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa.

Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được quan tâm; 21/21 xã, thị trấn được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 92%.

Chất lượng giáo dục toàn diện được duy trì và có sự chuyển biến tích cực; ngành giáo dục và đào tạo huyện vươn lên xếp tốp đầu toàn tỉnh trong những năm gần đây (từ năm học 2018 - 2019 đến nay ngành Giáo dục và đào tạo huyện luôn được đánh giá xếp dẫn đầu về các tiêu chí thi đua). Phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển sâu rộng; huy động xây dựng quỹ khuyến học từ huyện đến các cơ quan, đơn vị với tổng quỹ các cấp đạt hơn 15 tỷ đồng; năm 2017 ngành giáo dục đào tạo huyện được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.

Thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương, hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; 21/21 xã, thị trấn đạt chuẩn “An toàn về an ninh trật tự’’.

Tổ chức bộ máy chính quyền với nền hành chính luôn được kiện toàn theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Năng lực thực tiễn của đội ngũ lãnh đạo, kỹ năng chuyên môn và kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức không ngừng được nâng lên. Công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử được tập trung chỉ đạo quyết liệt. Chỉ số cải cách hành chính trong những năm gần đây thường xuyên duy trì ở tốp đầu của tỉnh (năm 2016, 2017, 2018 xếp thứ 1/10 huyện, thành phố; năm 2019, 2020 xếp thứ 3/10 huyện, thành phố; năm 2021 xếp thứ 2/10 huyện, thành phố).

Hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, vững mạnh về mọi mặt. Công tác xây dựng Đảng được tăng cường toàn diện trên cả 3 mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ. Đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 01-KL/TW 18/5/2021 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn thực hiện Quy định số 01-QĐi/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong các cơ quan, đơn vị, địa phương. Số lượng, chất lượng đảng viên và tổ chức cơ sở đảng được nâng lên. Đến năm 2021, Đảng bộ huyện có 10.008 đảng viên, tăng 37,75% và 72 TCCS đảng, tăng 05 tổ chức so với năm 1997; tỷ lệ đảng viên hoàn thành nhiệm vụ trở lên chiếm 99,3%; 72/72 tổ chức cơ sở đảng hoàn thành nhiệm vụ trở lên, không có tổ chức cơ sở đảng yếu, kém (trong đó có 69/72 tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh).

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội được phát huy; khối đại đoàn kết toàn dân được giữ vững và tăng cường. Các phong trào thi đua yêu nước trong phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng Nông thôn mới, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện được đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực.

Hệ thống chợ được đầu tư nâng cấp, với tổng số 23 chợ, phân bổ đều, đảm bảo phục vụ thiết thực yêu cầu giao dịch cung ứng hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Các xã, thị trấn đều có điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông đáp ứng nhu cầu thông tin, liên lạc, ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống và sản xuất.

Phát huy những kết quả đã đạt được, với mục tiêu thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới đây, huyện Trực Ninh chủ trương tiếp tục tập trung nguồn lực để đầu tư một số công trình, dự án trọng điểm thuộc các lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi và phòng chống thiên tai… tạo động lực đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Tiếp tục phối hợp thực hiện lập quy hoạch xây dựng liên vùng huyện Nam Trực -Trực Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Ninh Cường, thị trấn Cát Thành và quy hoạch chung xây dựng các xã trên địa bàn huyện; tập trung nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư phát triển, ưu tiên các ngành nghề công nghệ cao, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Theo Khánh Diệp/Báo Xây dựng
Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/truc-ninh-nam-dinh-diem-sang-trong-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-va-xay-dung-nong-thon-moi-340877.html

Nổi bật trang chủ

VICEM chuyển lửa truyền thống từ đất Tổ vua Hùng

Địa phương báo cáo về phát triển nhà ở xã hội
Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5: Sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)
Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Đọc thêm

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Ngày 09/01/2024, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình, thôn Trung Am, xã Lý Học, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng, Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Bảo TP Hải Phòng đã long trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 438 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hơn 10 vạn người dân huyện Vĩnh Bảo, các tỉnh lân cận Hải Dương, Thái Bình đã về dự.
Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu phát triển toàn diện, trở thành trung tâm phát triển năng động, công nghiệp dịch vụ hiện đại, đô thị xanh, là khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Theo khảo sát của Cushman & Wakefield (Công ty Môi giới đầu tư BĐS toàn cầu), Việt Nam hiện đang đứng đầu trong danh sách lựa chọn của các nhà đầu tư toàn cầu về lĩnh vực công nghiệp logistics trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhờ vào nhiều ưu điểm kỹ thuật và chiến lược.
Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Sáng 06/01, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự Lễ khởi công Dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại phường Tràng Cát, quận Hải An, TP Hải Phòng. Với quy mô 4.300 căn, đây là dự án NƠXH đầu tiên có quy mô và hạ tầng tiện ích lớn nhất của Vinhomes tại Hải Phòng, góp phần an cư cho hàng chục nghìn người lao động địa phương.
Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Tiếp tục góp ý cho Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị với Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến quỹ phát triển đất. Theo HoREA, Dự thảo Luật hiện nay bỏ quy định về quỹ phát triển đất nên không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định của Luật Đất đai, lại vừa thiếu cơ chế để triển khai thực hiện Chương VIII về phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất.
Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 09/01/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, GTVT, TN&MT; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, liên quan đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách, hồ sơ xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và soạn thảo các văn bản quy định chi tiết Luật, Nghị định.
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Ngày 10/1, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai công tác năm 2024. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Sở Xây dựng Quảng Ninh đạt nhiều thành tích tốt đẹp trong năm 2023, đã đặt mục tiêu năm mới 2024 với thắng lợi mới. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh về kết quả công tác năm cũ được xác định là động lực cho năm mới; và năm mới với những mục tiêu then chốt mới.
Giấc mơ an cư

Giấc mơ an cư

Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo xây nhà phòng tránh lũ, lụt theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Hà Tĩnh đã tập trung triển khai với phương châm đúng đối tượng, đúng chế độ và thời gian quy định… mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc.
Thái Nguyên: 93,7% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Thái Nguyên: 93,7% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 118/126 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) đạt tỷ lệ 93,7%, tiếp tục duy trì là tỉnh dẫn đầu khu vực Trung du miền núi phía Bắc trong xây dựng nông thôn mới.
Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 09/01/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, GTVT, TN&MT; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, liên quan đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
LILAMA: Chuỗi cung cấp năng lượng xanh toàn cầu

LILAMA: Chuỗi cung cấp năng lượng xanh toàn cầu

Với việc cung cấp thiết bị module điện phân cho các nhà máy sản xuất hydro xanh trên thế giới, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong chuỗi cung cấp năng lượng xanh toàn cầu.
Cục Hải quan tỉnh Bình Dương: Thách thức và cơ hội

Cục Hải quan tỉnh Bình Dương: Thách thức và cơ hội

Vượt qua thách thức trước khó khăn và những biến động của hoạt động xuất nhập khẩu trên thị trường quốc tế, năm 2023, Cục Hải quan Bình Dương dự kiến thu ngân sách Nhà nước đạt tối đa 16.000 tỷ đồng.
Đô thị du lịch Tây Ninh xanh

Đô thị du lịch Tây Ninh xanh

Tỉnh Tây Ninh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hướng tới mục tiêu “Tây Ninh xanh”, trở thành tỉnh phát triển năng động, văn minh, là điểm đến hấp dẫn để sinh sống và làm việc của vùng Đông Nam Bộ cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Để tìm hiểu thêm thông tin, phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc trò chuyện cùng ông Nguyễn Thanh Ngọc - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh.
Đồng Nai: “Cú hích” từ phát triển hạ tầng

Đồng Nai: “Cú hích” từ phát triển hạ tầng

Hàng loạt dự án trọng điểm quốc gia và của tỉnh đang được triển khai, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông hứa hẹn tạo ra “cú hích” đưa tỉnh Đồng Nai ngày càng phát triển hơn.
Con đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi: Tạo tiềm năng mới

Con đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi: Tạo tiềm năng mới

Khi hoàn thành trong vài năm tới, đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi sẽ đóng vai trò là trục giao thông động lực, tạo dư địa và mở lối phát triển mạnh mẽ cho tỉnh Quảng Ngãi, góp phần đưa địa phương trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước.
Năm 2024, Phú Lương (Thái Nguyên): Trở thành huyện nông thôn mới

Năm 2024, Phú Lương (Thái Nguyên): Trở thành huyện nông thôn mới

Hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết của Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Lương (Thái Nguyên) về việc quyết tâm đưa huyện Phú Lương đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024; kết thúc năm 2023, phong trào xây dựng NTM của Phú Lương đạt nhiều kết quả tích cực, là tiền đề quan trọng để Phú Lương tiếp tục về đích NTM trong năm 2024.
Xã Đạo Tú (Tam Dương, Vĩnh Phúc):  Nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp

Xã Đạo Tú (Tam Dương, Vĩnh Phúc): Nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, Nhân dân cùng chung sức, đồng lòng, tích cực xây dựng xã NTM nâng cao, thôn dân cư NTM kiểu mẫu, đến nay, xã Đạo Tú, huyện Tam Dương đạt 19/19 tiêu chí xã đạt chuẩn NTM nâng cao, diện mạo khởi sắc như khoác “áo mới”.
Hạ tầng giao thông phía Nam: Bứt phá và kỳ vọng

Hạ tầng giao thông phía Nam: Bứt phá và kỳ vọng

Sau nhiều năm đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông, đến nay, hệ thống giao thông phía Nam, đặc biệt là tuyến cao tốc đã thông suốt từ Bình Thuận đến Cần Thơ. Tuyến cao tốc còn lại từ Cần Thơ đến Cà Mau đang được chủ đầu tư rốt ráo thực hiện, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Việc hoàn thiện cao tốc đã làm thay đổi hạ tầng giao thông phía Nam, giảm áp lực giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.
Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Sở Xây dựng Quảng Ninh đạt nhiều thành tích tốt đẹp trong năm 2023, đã đặt mục tiêu năm mới 2024 với thắng lợi mới. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh về kết quả công tác năm cũ được xác định là động lực cho năm mới; và năm mới với những mục tiêu then chốt mới.
Phát triển nhân lực ngành Xây dựng: Đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

Phát triển nhân lực ngành Xây dựng: Đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

Một trong những nhiệm vụ quan trọng công tác đào tạo nhân lực ngành Xây dựng trong thời gian tới là xây dựng trường nghề hoặc trường đại học, cao đẳng có trung tâm dạy nghề đạt chuẩn quốc tế, từ đó đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là với những chuyên ngành, nghề tiên tiến, công nghệ cao.
Dân đang chờ Luật Cấp, thoát nước

Dân đang chờ Luật Cấp, thoát nước

Ngày 01/12/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 203/NQ-CP đồng ý đưa Đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước vào Đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025. Để hiểu rõ hơn công tác triển khai xây dựng Luật Cấp, thoát nước thời gian qua, phóng viên Báo Xây dựng đã phỏng vấn Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) Tạ Quang Vinh.
Hiệp hội đồng hành cùng Bộ Xây dựng

Hiệp hội đồng hành cùng Bộ Xây dựng

Để ngành Xây dựng vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm 2024, đại diện các Hội, Hiệp hội đã đề xuất một số ý kiến.
Tăng cường quản lý, đầu tư xây dựng

Tăng cường quản lý, đầu tư xây dựng

Nhằm triển khai hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 và tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, các địa phương đã có một số đề xuất, kiến nghị với Bộ Xây dựng.
Kiến Thụy, Hải Phòng: Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Kiến Thụy, Hải Phòng: Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Với quyết tâm và sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị các cấp, sự đồng lòng, ủng hộ của đông đảo quần chúng Nhân dân, huyện Kiến Thụy đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu và xã NTM nâng cao, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
Tăng cường hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo

Tăng cường hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo

Thời gian qua, Bộ Xây dựng đã phối hợp với các Bộ, ngành nhằm thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ nhà ở dành cho các đối tượng có liên quan.
Xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1: Bám sát đúng tiến độ

Xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1: Bám sát đúng tiến độ

Các hạng mục thuộc hai gói thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách và công trình đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay cùng các công trình khác thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (sân bay Long Thành) vừa được chủ đầu tư “chốt” thời gian thực hiện và báo cáo tiến độ đến Bộ GTVT.
Trường Cao đẳng Quảng Nam đào tạo đa ngành nghề, 95% sinh viên có việc làm sau đào tạo

Trường Cao đẳng Quảng Nam đào tạo đa ngành nghề, 95% sinh viên có việc làm sau đào tạo

PGS.TS Vũ Thị Phương Anh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quảng Nam chia sẻ, trường hướng đến việc đào tạo đa ngành nghề, gắn với nhu cầu việc làm trong nước và một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc… Công tác đào tạo được chú trọng khi học sinh, sinh viên hàng năm tốt nghiệp ra trường được các doanh nghiệp tiếp nhận vào làm việc đạt trên 95%.
Quảng Ninh: Dự án nhà ở xã hội đầu tiên dành cho người thu nhập thấp tổ chức bốc thăm đợt 1 vị trí căn hộ

Quảng Ninh: Dự án nhà ở xã hội đầu tiên dành cho người thu nhập thấp tổ chức bốc thăm đợt 1 vị trí căn hộ

Sáng 24/12, Liên danh Công ty CP Tư vấn đầu tư Tài chính Toàn Cầu và Công ty CP Đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội đã tổ chức lễ bốc thăm đợt 1 vị trí căn hộ dự án nhà ở xã hội tại đồi Ngân hàng thuộc địa phận phường Hồng Hải và phường Cao Thắng, thành phố Hạ Long.
Xem thêm