Trảng Bom (Đồng Nai): Chính quyền ở đâu khi để nhiều nhà xưởng xây dựng trái phép?
Như Báo điện tử Xây dựng đã phản ánh, vụ việc nhà xưởng xây dựng trái phép trên đất ở và đất trồng cây lâu năm tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai) gây bức xúc dư luận, vẫn ngang nhiên hoạt động cho đến nay. Bên cạnh đó, phóng viên Báo điện tử Xây dựng còn phát hiện nhiều công trình vi phạm khác cũng ngang nhiên tồn tại như nơi không có người quản lý.
![]() |
Nhà xưởng xây dựng trái phép trên đất ở và đất trồng cây lâu năm, được cán bộ xã Bình Minh biến thành “nhà ở cấp 4 có kho chứa hàng” và khẳng định chủ công trình có đơn xin phép xây dựng tại xã Bình Minh, huyện Trảng Bom (Đồng Nai). |
Nhà xưởng xây dựng trái phép vẫn ngang nhiên hoạt động
Thửa đất số 266, tờ bản đồ số 10 tại ấp Tân Bắc, xã Bình Minh có tổng diện tích 1.173,2m2 (trong đó có 300m2 đất thổ cư và 873,2m2 đất trồng cây lâu năm), thời hạn sử dụng đến 30/11/2054. Công trình được xây dựng với diện tích khoảng 2/3 tổng diện tích thửa đất được xây dựng với quy mô của một xưởng, bằng khung thép sừng sững cùng bảng hiệu trước cổng như của doanh nghiệp. Thế nhưng, các cán bộ UBND xã Bình Minh lại khẳng định, đó là “nhà ở cấp 4 có kho chứa hàng”, chủ công trình đã xin phép UBND xã Bình Minh để xây dựng.
Sau nhiều lần phản ánh, cho đến nay, công trình này vẫn sừng sững tồn tại và đã hoạt động. Tại thời điểm này, bên trong nhà xưởng đang có nhiều người mặc đồ bảo hộ làm việc cùng máy móc, thiết bị công nghiệp, khi thấy xuất hiện người lạ những người này đã dừng làm việc và chạy ra đóng kín cửa.
![]() |
Phía trong hàng rào, hệ thống liên hoàn, nhà xưởng, nhà ở và các công trình khác xây dựng trái phép trên đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm. Các công trình được xây dựng kiên cố trên 3 thửa đất gộp lại tại xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom (Đồng Nai). |
Tương tự, tại xã Trung Hoà, huyện Trảng Bom có nhiều công trình có quy mô nhà xưởng, nhà ở cũng được xây dựng trái phép trên đất lúa và đất trồng cây lâu năm. Theo ghi nhận của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, tại 3 thửa đất 107; 133; 134 có tổng diện tích 10.450,6m2 được ghi nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cấp tại xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai với nội dung tất cả đều là đất trồng cây lâu năm và đất lúa, được quy hoạch sử dụng đến năm 2030. Thế nhưng, trái với quy định về mục đích sử dụng đất, tại 3 thửa đất này đang sừng sững một nhà xưởng có diện tích hơn 10.000m2. Người dân ở gần công trình cho biết, nhà xưởng này đã hoạt động vài năm nay, hàng ngày thấy rất nhiều xe tải ra vào, do “kín cổng cao tường” nên họ không biết bên trong làm gì.
![]() |
Bảng thông báo cấm sử dụng đất sai mục đích được UBND xã Trung Hòa đặt khiêm tốn ngay cổng, sát hàng rào công trình liên hoàn được xây dựng trái phép. |
Rất cần câu trả lời nghiêm túc của UBND huyện Trảng Bom
Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã tiếp cận công trình, đề nghị UBND huyện Trảng Bom xác minh sự việc và có ý kiến trả lời những vấn đề mà dư luận phản ánh. Thế nhưng, từ đầu tháng 7/2023 đến nay, UBND huyện Trảng Bom vẫn làm ngơ, trả lời quanh co qua điện thoại, chưa đưa ra câu trả lời nghiêm túc, không đúng chức trách và không đúng quy định tại Điều 38, 39 của Luật Báo chí 2016.
Luật Đất đai quy định, đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp, sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm. Tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các thửa đất nêu trên, ghi rõ mục đích sử dụng đất thổ cư, đất trồng cây lâu năm và đất lúa. Do vậy, công trình nhà xưởng này có không gian, diện tích, sức chứa cũng như quy mô lớn hơn so với diện tích đất ở đối với công trình trái phép ở xã Bình Minh. Với quy mô thực tế công trình này có kết cấu, quy mô của một nhà xưởng chứ không phải nhà ở cấp 4. Bản thân chủ công trình cũng từng thừa nhận, đây là nhà xưởng và cho biết sẽ tháo dỡ công trình sai phạm khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định. Tuy nhiên cho đến nay, nhà xưởng vẫn ngang nhiên hoạt động, khiến dư luận nghi vấn có sự “chống lưng” để công trình hoạt động như đang thách thức dư luận?
![]() |
Chi tiết 3 thửa đất được tự ý gộp thửa và xây dựng công trình trái phép tại xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom (Đồng Nai). |
Điều dư luận thắc mắc, với 1 công trình xây dựng hơn 10.000m2 trái với quy định sử dụng đất ở xã Trung Hòa vẫn ngang nhiên tồn tại nhiều năm qua, vậy cơ quan quản lý có thẩm quyền ở đâu? Sao lại để “con voi khổng lồ” chui lọt “lỗ kim”?
Luật sư Nguyễn Anh Tuấn – Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Theo quy định tại Điều 103, Luật Xây dựng năm 2014 thì UBND cấp xã không phải là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Việc xây dựng nhà tạm và các công trình khác trên đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm (thuộc đất nông nghiệp) là hành vi sử dụng đất sai mục đích. Căn cứ khoản 2, 3 điều 11, Nghị định 91/2019/NĐ-CP, trường hợp chuyển đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm... sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn hoặc khu vực đô thị thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, hộ gia đình, cá nhân vi phạm còn buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Đối chiếu với các trường hợp nêu trên, cụ thể là UBND huyện Trảng Bom phải chịu trách nhiệm trước các sai phạm, lơ là trong quản lý đất đai, xây dựng tại địa phương”.
Nổi bật trang chủ

Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)



Đọc thêm

Ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Khánh Vĩnh (Khánh Hòa): “Bưng bít” thông tin với báo chí vụ điểm dừng chân “mọc” trên rừng phòng hộ?

Khánh Hòa: Mỏ đá Hòn Giốc Mơ khai thác trên phần đất của dân?

Kiên Giang: Liệu UBND tỉnh có thực hiện quy hoạch cấp nước?

Bàn thêm về việc xây dựng khu đô thị chồng lấn Di sản vịnh Hạ Long

Bài 1: Ngang nhiên hoạt động không có trong quy hoạch, giấy phép hết hạn

Trảng Bom (Đồng Nai): Chính quyền ở đâu khi để nhiều nhà xưởng xây dựng trái phép?

Bộ Xây dựng lập Đoàn kiểm tra dự án Khu đô thị quây núi đá vịnh Hạ Long làm “hòn non bộ”

Điểm mặt những vụ án tham nhũng liên quan đến đất đai tại tỉnh Kon Tum

Hòa Bình: Cần kiểm tra dòng tiền và thuế tại Dự án Takara Hòa Bình Resort

An Giang: Đừng xử lý những sai phạm trong khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên “trên giấy”

Hà Nội: Chỉ đạo phối hợp công tác thanh tra hoạt động quản lý nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ

Các dự án đầu tư xây dựng của ngành Y tế tại huyện Bình Chánh (TP.HCM): Khúc mắc nên chưa bàn giao mặt bằng

Long An: Mập mờ quy hoạch làm khó nhà đầu tư nước ngoài

Thanh tra nhà ở riêng lẻ nhiều tầng tại 3 địa phương

Thanh tra quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ nhiều tầng

Dự án nhà ở xã hội KCN Phú Hội (Lâm Đồng): “Án binh bất động”

Tây Ninh: Người dân bị “tra tấn” bởi bãi rác
