Phiên bản di động

Tìm giải pháp cho công tác lập quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững

Bên cạnh những thành quả đạt được, trong quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị của đất nước vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế và nảy sinh nhiều thách thức…, cần sớm tìm được giải pháp khắc phục và thúc đẩy phát triển đô thị bền vững.
Tìm giải pháp cho công tác lập quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững
Hệ thống đô thị Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

Hệ thống đô thị Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vượt bậc cả về số lượng và chất lượng

Sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cũng với những thành tựu chung về kinh tế - xã hội, hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc cả về số lượng và chất lượng.

Tỷ lệ đô thị hóa đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên 40,5% năm 2021. Không gian đô thị được mở rộng; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ và hiện đại; chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước được cải thiện. Hệ thống cơ chế chính sách về quy hoạch và phát triển đô thị, phát triển nhà ở và thị trường bất động sản đã được ban hành khá đầy đủ và đồng bộ.

Kinh tế khu vực đô thị liên tục tăng trưởng ở mức cao, trung bình từ 12 - 15%, gấp 1,5 đến 2 lần so với bình quân chung, hằng năm đóng góp khoảng 70% GDP cả nước. Một số đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành nhiều khu đô thị văn minh, hiện đại, nhất là những trung tâm về khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo. Đô thị cũng đã khẳng định vai trò là động lực phát triển kinh tế, là hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước.

Đô thị hóa đúng hướng là một nhiệm vụ quan trọng giúp quốc gia, đô thị phát triển bền vững hơn. Quy hoạch đô thị chính là nền tảng để định hướng thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển bền vững, hài hòa lợi ích kinh tế và môi trường sinh thái. Quản lý phát triển đô thị cần phải song hành cùng quy hoạch đô thị để quản lý các vấn đề của đô thị, phát huy lợi thế của đô thị hóa và hạn chế tối đa những bất cập. Quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn dài hạn, có tính đồng bộ và hiện đại, lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm, văn hóa và văn minh đô thị làm nền tảng phát triển.

Tìm giải pháp cho công tác lập quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững
Tỷ lệ đô thị hóa đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên 40,5%.

Những tồn tại, thách thức…

Tuy nhiên, đô thị hóa và phát triển đô thị của đất nước ta vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế và nảy sinh nhiều thách thức trong quá trình phát triển.

Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, phát triển đô thị còn nhiều bất cập. Tỷ lệ đô thị còn thấp. Phát triển đô thị còn dàn trải, gây lãng phí về đất đai. Hạ tầng đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dân số và kinh tế khu vực đô thị. Các mô hình đô thị phát triển bền vững, văn minh, hiện đại còn chưa nhiều.

Việc chỉnh trang, cải tạo các đô thị trung tâm, đô thị cũ, các khu chung cư xuống cấp còn bất cập về cơ chế, chính sách và lúng túng trong tổ chức thực hiện. Ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, gây ra nhiều tác động tiêu cực.

Phát triển đô thị và tư duy khai thác đô thị mới chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt, thiếu tầm nhìn về đầu tư dài hạn. Sự chênh lệch khoảng cách giàu nghèo trong cư dân đô thị ngày càng gia tăng dẫn đến sự bất bình đẳng trong tiếp cận và hưởng thụ phúc lợi xã hội. Mâu thuẫn giữa phát triển với việc giữ gìn bảo tồn di sản văn hóa lịch sử đô thị diễn ra gay gắt…

Việc sử dụng đất đai, dân số, lao động nhằm tăng cường chất lượng, tính hiệu quả, khả thi và bền vững của đô thị trong các đồ án quy hoạch còn có nhiều bất cập; Công tác quy hoạch quản lý sử dụng không gian ngầm và hệ thống công trình ngầm đô thị chưa được chú trọng.

Bên cạnh đó, phương pháp luận về lập quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn chậm được đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư phát triển rất nhanh của đô thị hóa. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy: Mô hình kinh tế đô thị, mô hình quản lý đô thị Việt Nam đến nay không còn phù hợp, đã bộc lộ các hạn chế làm cản trở quá trình phát triển kinh tế; vai trò đầu tàu, tác động đến sự phát triển của các vùng và trong liên kết vùng chưa thật rõ rệt…

Hệ thống pháp luật về quy hoạch, phát triển đô thị, đầu tư, đầu tư công, đất đai, xây dựng, nhà ở... còn chưa thống nhất, không đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung. Quy trình phức tạp và sản phẩm cứng nhắc của các đồ án quy hoạch đang tạo ra cản trở lớn cho các nhà đầu tư. Khả năng tiếp cận thị trường của đồ án quy hoạch đô thị hiện nay còn rất hạn chế. Từ đó dẫn đến thực trạng để đáp ứng và thu hút các dự án đầu tư, chính quyền địa phương thường xuyên phải tiến hành điều chỉnh cục bộ các quy hoạch cấp trên liên quan (quy hoạch chung, quy hoạch phân khu) theo một quy trình phức tạp và mất nhiều thời gian, điều này làm ảnh hưởng lớn đến cơ hội đầu tư và chi phí chung của doanh nghiệp.

Các công cụ quản lý phát triển đô thị còn thiếu; Công tác kiểm tra, giám sát quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị chưa được thực hiện thường xuyên và phát huy hiệu quả. Hệ thống thông tin, dữ liệu, số liệu cần thiết để phục vụ công tác lập quy hoạch còn thiếu.

Ở địa phương, chất lượng đồ án quy hoạch đô thị chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tầm nhìn còn hạn chế, dự báo còn thiếu tính khoa học và khả thi; quy hoạch thiếu gắn kết các chương trình dự án đầu tư, xây dựng công trình và kết cấu hạ tầng kỹ thuật, thiếu nội dung thiết kế đô thị; quy hoạch, cung cấp thông tin quy hoạch chưa công khai, kịp thời, thường xuyên và rộng rãi; chính quyền đô thị chưa chủ động ban hành các văn bản điều hành, chuyển hóa các nội dung quy hoạch thành các chương trình, kế hoạch đầu tư xây dựng, phát triển đô thị phù hợp từng thời kỳ, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong lập và thẩm định quy hoạch.

Việc chưa ban hành Quy hoạch tổng thể Quốc gia, các quy hoạch cấp trên, trong khi hiện nay các tỉnh đồng loạt triển khai lập Quy hoạch tỉnh đã làm ảnh hưởng đến nội dung Quy hoạch tỉnh khi được phê duyệt và triển khai trong quá trình thực hiện.

Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu: Nhận thức về đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững chưa đầy đủ và chưa được quan tâm đúng mức; công tác quy hoạch đô thị chậm đổi mới, thiếu tầm nhìn, chất lượng thấp…

Tìm ra giải pháp cho công tác lập quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững

Tại Hội nghị Đô thị toàn quốc năm 2022, trong khuôn khổ của hội thảo chuyên đề “Quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển bền vững đô thị Việt Nam”, chúng ta cần đi sâu phân tích, đánh giá và tìm ra những giải pháp chủ yếu cho công tác lập quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững theo quan điểm và tinh thần của Nghị quyết 06/NQ-TW của Bộ Chính trị. Đó là đổi mới tư duy, lý luận và phương pháp quy hoạch đô thị; bảo đảm quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ và hiện đại, lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm; văn hóa và văn minh đô thị làm nền tảng phát triển; kết hợp hài hoà giữa quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại nền kinh tế, quản lý phát triển xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị phải đi trước một bước và tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển đô thị.

Hội thảo tập trung thảo luận một số vấn đề chính. Thứ nhất, đánh giá về cơ chế, chính sách trong quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, quản lý, kiểm soát việc xây dựng đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt và phát triển đô thị bền vững.

Thứ hai, đánh giá việc thực thi quy hoạch bao gồm: Hoạt động triển khai và kết quả của thực thi quy hoạch; nguồn lực (đất đai, tài chính, con người, thể chế), hiệu quả và tác động.

Thứ ba, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững. Đồ án quy hoạch đô thị phải được coi là văn bản pháp quy, có tính bắt buộc phải tuân thủ.

Thứ tư, hoàn thiện hệ thống đô thị quốc gia bền vững và đồng bộ về mạng lưới.

Thứ năm, giải pháp phát triển kinh tế khu vực đô thị; đổi mới cơ chế, chính sách tài chính và đầu tư phát triển đô thị.

Thứ sáu, giải pháp phát triển đô thị bền vững trên nền tảng của công nghệ số và chuyển đổi số. Phát triển đô thị thông minh và xây dựng mô hình đô thị thông minh (Smart City) trên nền tảng của công nghệ số.

Thứ bảy, đề xuất mô hình chính quyền đô thị; phân cấp, ủy quyền quản lý quy hoạch và phát triển đô thị cho các địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị .

Thứ tám, làm rõ vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, giám sát đầu tư phát triển đô thị.

Tìm giải pháp cho công tác lập quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững
Cần sớm tìm được giải pháp khắc phục và thúc đẩy phát triển đô thị bền vững.

Hội thảo được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam. Hòa với mục tiêu chung của “Ngày đô thị hóa Thế giới”, Ngày Đô thị Việt Nam là dịp thu hút sự quan tâm của chính quyền các đô thị, các tầng lớp nhân dân và các nhà đầu tư phát triển đô thị đến công tác quy hoạch và phát triển đô thị trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời nhắc nhở, động viên các nhà quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, các nhà khoa học, các chuyên gia tích cực tham gia hơn nữa vào công tác xây dựng và phát triển đô thị với tâm huyết cũng như tinh thần trách nhiệm lớn nhất cho sự phát triển bền vững của đô thị Việt Nam.

Hội thảo cũng là dịp quan trọng để các Bộ ngành, các địa phương nhất là những người làm công tác quy hoạch quán triệt sâu sắc, toàn diện chủ trương, quan điểm và nội dung của Nghị quyết 06/NQ-TW của Bộ Chính trị về việc Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam. Chúng ta cùng nhau nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về vai trò, vị trí quan trọng công tác quy hoạch đô thị trong sự nghiệp phát triển đô thị Việt Nam theo hướng xanh, thông minh và bền vững.

Với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước, cùng sự tham gia của các Bộ ngành Trung ương và sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, hội thảo sẽ thu nhận được các ý kiến thiết thực và hiệu quả, gợi mở, tháo gỡ những bất cập hạn chế trong phát triển đô thị, có cơ sở, căn cứ để ban hành các cơ chế, chính sách mới, tạo động lực để phát triển đô thị góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Giúp cho đất nước có một nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững, hệ thống đô thị phù hợp với các vùng địa lý và điều kiện sinh thái tự nhiên, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu cuộc sống đô thị ngày càng cao của người dân.

KTS Trần Ngọc Chính
Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam

Theo
Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/tim-giai-phap-cho-cong-tac-lap-quy-hoach-xay-dung-quan-ly-va-phat-trien-do-thi-ben-vung-343951-343951.html

Nổi bật trang chủ

Họp Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Thấy gì từ cuộc thi viết “Công trình xanh Việt Nam 2023”?
Vụ cháy nhà ở Thanh Xuân, Hà Nội: Khoảng trống pháp luật
Hầm Hải Vân - không chỉ là bài toán rút ngắn thời gian

Đọc thêm

Phát triển công trình xanh thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành Xây dựng (Kỳ II)

Phát triển công trình xanh thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành Xây dựng (Kỳ II)

Tại Việt Nam, hiện nay một số doanh nghiệp hào hứng tham gia phát triển CTX. Với rất nhiều doanh nghiệp khác, đang còn chưa xem trọng việc phát triển CTX hẳn sẽ phân vân: Phát triển CTX có lợi gì? Một số doanh nghiệp khác, tuy đã có quan tâm CTX nhưng lại “quá ngại” trước những rào cản hiện hữu.
Du lịch Sa Pa và một thập kỷ “thoát xác”

Du lịch Sa Pa và một thập kỷ “thoát xác”

Năm 2013, kỷ niệm 110 năm du lịch, Sa Pa đón 720.000 lượt khách. Sau một thập kỷ vào dịp kỷ niệm 120 năm du lịch, mục tiêu đón khách của “thành phố trong sương” đã nâng tới mốc 3,5 triệu lượt. Đó được xem là bước đột phá của du lịch Sa Pa khi nỗ lực thu hút đầu tư, tận dụng thế mạnh vốn có để đa dạng hóa sản phẩm.
Quy hoạch chung Sa Pa đến năm 2040: Phát triển khu du lịch Sa Pa xứng tầm quốc tế

Quy hoạch chung Sa Pa đến năm 2040: Phát triển khu du lịch Sa Pa xứng tầm quốc tế

Ngày 20/3/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 266/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Sa Pa - thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2040. Quyết định này đã giúp Sa Pa thay đổi từ “chiếc áo cũ đã chật”, để “mặc” lên “chiếc áo mới” rộng rãi hơn; tạo tiền đề phát triển Sa Pa xứng đáng là khu du lịch trọng điểm quốc gia, xứng tầm quốc tế.
Khai thác lợi thế, phát triển du lịch Sa Pa bền vững, bản sắc

Khai thác lợi thế, phát triển du lịch Sa Pa bền vững, bản sắc

Nghị quyết số 18 - NQ/TU về phát triển thị xã Sa Pa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai ban hành ngày 01/10/2021 (Nghị quyết 18) đã đề ra cho thị xã Sa Pa tầm nhìn dài hơi trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch. Ông Phan Đăng Toàn - Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Sa Pa đã dành cho phóng viên Báo Xây dựng cuộc trò chuyện về kết quả thực hiện, giải pháp chủ yếu để Sa Pa thực hiện thành công Nghị quyết này.
Du lịch xanh, thông minh và khác biệt

Du lịch xanh, thông minh và khác biệt

Sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, các hoạt động kích cầu, hợp tác phát triển du lịch của thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) hiện đã sôi động trở lại. Ngành “công nghiệp không khói” ngày càng khởi sắc, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tác động sâu sắc tới nhiều lĩnh vực kinh tế khác của thị xã Sa Pa. Với mục tiêu phát triển du lịch bền vững, Sa Pa đang chú trọng xây dựng một ngành du lịch xanh, thông minh và khác biệt.
Sa Pa - vùng đất diệu kỳ

Sa Pa - vùng đất diệu kỳ

Sa Pa là vùng đất diệu kỳ bởi mảnh đất này từ ngàn xưa đã được mẹ thiên nhiên ưu ái, ban tặng vẻ đẹp độc đáo, riêng có về cảnh sắc, khí hậu, tài nguyên. Với nguồn lực du lịch hấp dẫn, Đảng bộ và Nhân dân thị xã Sa Pa hôm nay đồng lòng dựng xây, phát triển kinh tế du lịch, mong muốn Sa Pa trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia giàu bản sắc, vươn tầm quốc tế.
Bộ Xây dựng trao đổi kinh nghiệm với tỉnh Quảng Đông về phát triển đô thị, nhà ở

Bộ Xây dựng trao đổi kinh nghiệm với tỉnh Quảng Đông về phát triển đô thị, nhà ở

Trong chuyến công tác tại Trung Quốc, ngày 20/9, Đoàn công tác của Bộ Xây dựng Việt Nam do Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị dẫn đầu đã làm việc với Sở Nhà ở và Xây dựng Đô thị Nông thôn tỉnh Quảng Đông. Ông Trương Dũng - Bí thư Đảng bộ, Giám đốc Sở Nhà ở và Xây dựng thành phố, nông thôn tỉnh Quảng Đông cùng các cán bộ của Sở tiếp Đoàn.
“Mất bò mới lo làm chuồng”…

“Mất bò mới lo làm chuồng”…

Vụ cháy lớn “chung cư mini” tại số nhà 37, ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội vào đêm 12/9, rạng sáng 13/9 vô cùng thảm khốc, làm chết 56 người, 37 người bị thương.
Ông Bùi Xuân Dũng giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Ông Bùi Xuân Dũng giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1069/QĐ-TTg ngày 15/9/2023 về việc bổ nhiệm ông Bùi Xuân Dũng - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Xi măng Việt Nam giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển công trình xanh

Chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển công trình xanh

Trong khuôn khổ tuần lễ Công trình xanh 2023, ngày 18/9 tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức cuộc tọa đàm “Chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển công trình xanh”, với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành, cơ quan quản lý, các DN, hiệp hội và đơn vị tư vấn trong lĩnh vực liên quan đến công trình xanh và tiết kiệm năng lượng.
Vẽ giấc mơ xanh nơi vùng biên giới (Kỳ 2)

Vẽ giấc mơ xanh nơi vùng biên giới (Kỳ 2)

(Xây dựng) - Vùng đất xinh đẹp Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai được ví như xứ sở thần tiên bởi phong cảnh hoang sơ, bản làng dân tộc Hà Nhì đẹp như cổ tích. Là người con của dân tộc Hà Nhì, chàng trai trẻ Phu Suy Thó đã mạnh dạn thực hiện ý tưởng xây homestay bằng đất theo kiến trúc nhà truyền thống của dân tộc mình, vừa bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa tạo ra nét riêng ít nơi có được.
Vẽ giấc mơ xanh nơi vùng biên giới (Kỳ 1)

Vẽ giấc mơ xanh nơi vùng biên giới (Kỳ 1)

(Xây dựng) - Vùng đất biên cương Lào Cai - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, có 25 dân tộc anh em cùng sinh sống, ẩn chứa nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. Gần đây, không ít người đã yêu mến vùng đất này và dành trọn đam mê, tâm huyết, thiết kế xây dựng các công trình xanh, không gian văn hóa, bảo tồn kiến trúc truyền thống, giữ gìn bản sắc, trở thành điểm đến xanh, thân thiện, hấp dẫn du khách, đưa du lịch phát triển theo hướng bền vững.
Quy hoạch chung Sa Pa đến năm 2040: Phát triển khu du lịch Sa Pa xứng tầm quốc tế

Quy hoạch chung Sa Pa đến năm 2040: Phát triển khu du lịch Sa Pa xứng tầm quốc tế

Ngày 20/3/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 266/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Sa Pa - thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2040. Quyết định này đã giúp Sa Pa thay đổi từ “chiếc áo cũ đã chật”, để “mặc” lên “chiếc áo mới” rộng rãi hơn; tạo tiền đề phát triển Sa Pa xứng đáng là khu du lịch trọng điểm quốc gia, xứng tầm quốc tế.
Dự kiến thành lập TP Vân Đồn

Dự kiến thành lập TP Vân Đồn

UBND huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh vừa quyết định phê duyệt Đề cương Đề án đề nghị công nhận khu vực dự kiến thành lập TP Vân Đồn đạt tiêu chí đô thị loại III.
Hà Tĩnh: Bước đột phá trong phát triển đô thị

Hà Tĩnh: Bước đột phá trong phát triển đô thị

Nhằm tạo những bước đột phá mới trong phát triển đô thị, những năm qua, Hà Tĩnh đã tập trung triển khai công tác lập quy hoạch, đẩy mạnh thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ… Nhiều khu dân cư, khu đô thị mới với hạ tầng đô thị đồng bộ đã mang đến cho Hà Tĩnh một bộ mặt khang trang, sạch đẹp.
Hà Nội: Điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu đô thị Thành phố Giao lưu

Hà Nội: Điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu đô thị Thành phố Giao lưu

Theo Quyết định của UBND TP Hà Nội, lô đất có ký hiệu KS thuộc Dự án Ngôi sao An Bình 2 (An Bình City) trong Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị Thành phố Giao lưu đã được UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh cục bộ tại Quyết định số 967/QĐ-UBND ngày 25/02/2015.
TP Yên Bái trở thành đô thị loại II

TP Yên Bái trở thành đô thị loại II

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1039/QĐ-TTg công nhận TP Yên Bái là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Yên Bái…
Quảng Trị: Công bố đồ án quy hoạch chung đô thị mới La Vang và đô thị mới Lìa

Quảng Trị: Công bố đồ án quy hoạch chung đô thị mới La Vang và đô thị mới Lìa

Ngày 26/5, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị đã tổ chức Lễ công bố, công khai đồ án quy hoạch chung đô thị mới La Vang (huyện Hải Lăng) và quy hoạch chung đô thị mới Lìa (huyện Hướng Hóa).
Bắc Giang xây dựng huyện Hiệp Hòa là động lực phát triển kinh tế - xã hội phía Tây của tỉnh

Bắc Giang xây dựng huyện Hiệp Hòa là động lực phát triển kinh tế - xã hội phía Tây của tỉnh

Đó là mục tiêu trong Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045 (tỷ lệ 1/10.000).
Hậu Giang: Xác định Châu Thành là vùng phát triển đô thị trọng tâm của tỉnh

Hậu Giang: Xác định Châu Thành là vùng phát triển đô thị trọng tâm của tỉnh

Ngày 25/5, UBND tỉnh Hậu Giang ban hành Quyết định số 868/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quyết định này, Châu Thành là một trong những trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, dịch vụ, thương mại có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng trung tâm Nam Sông Hậu và tỉnh Hậu Giang. Cụ thể, Châu Thanh sẽ là vùng phát triển đô thị, dịch vụ, công nghiệp, dịch vụ hậu cần, logistics tập trung của tỉnh, hành lang đô thị và công nghiệp trọng điểm của tỉnh Hậu Giang và vùng Tây Sông Hậu…
Hà Nội: Thông qua chủ trương Quy hoạch phân khu thứ 7 đô thị Sóc Sơn

Hà Nội: Thông qua chủ trương Quy hoạch phân khu thứ 7 đô thị Sóc Sơn

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa có Thông báo số 1159/TB-TU kết luận về chủ trương nhiệm vụ Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn (khu 7), tỷ lệ 1/2.000, tại các xã: Phù Linh, Hồng Kỳ, Tân Minh theo đề xuất của Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố.
Thừa Thiên - Huế: Quy hoạch đô thị ven biển rộng 1.500ha

Thừa Thiên - Huế: Quy hoạch đô thị ven biển rộng 1.500ha

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 đô thị Vinh Thanh và vùng phụ cận (huyện Phú Vang) có diện tích hơn 1.500ha.
Top 10 Awards 2022: Kiến trúc lấy con người làm trung tâm

Top 10 Awards 2022: Kiến trúc lấy con người làm trung tâm

Ngày 20/5, Lễ trao giải thưởng Top 10 Awards vinh danh những thiết kế nhà ở và nội thất nổi bật của năm 2022 đã diễn ra tại Hà Nội kết hợp cùng Lễ khai mạc triển lãm Top 10 Awards Pavilion ở Vườn hoa Diên Hồng.
Thủ tục chuyển sổ đỏ 50 năm sang đất ở lâu dài

Thủ tục chuyển sổ đỏ 50 năm sang đất ở lâu dài

Để chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, người sử dụng đất cần thực hiện các thủ tục theo quy định tại Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.
Đồng Nai: Nỗ lực tạo lập chốn an cư cho người thu nhập thấp

Đồng Nai: Nỗ lực tạo lập chốn an cư cho người thu nhập thấp

Tỉnh Đồng Nai hiện có khoảng 4.500 căn nhà ở xã hội. Trước nhu cầu lớn của thị trường và thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, giai đoạn 2021 – 2030” (Đề án) tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu xây dựng hoàn thành tối thiểu 50 nghìn căn nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
Hậu Giang: Đầu tư hơn 1.157 tỷ đồng xây dựng Khu đô thị mới thành phố Vị Thanh

Hậu Giang: Đầu tư hơn 1.157 tỷ đồng xây dựng Khu đô thị mới thành phố Vị Thanh

UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Quyết định số 824/QĐ-UBND chấp thuận Liên danh Hiệp Phú Mỹ là nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị mới khu vực 1, phường V, thành phố Vị Thanh.
Hội nghị thẩm định Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Thủ Dầu Một đến năm 2040

Hội nghị thẩm định Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Thủ Dầu Một đến năm 2040

Ngày 19/5, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đến năm 2040 (Nhiệm vụ). Vụ trưởng Vụ Quy hoạch - Kiến trúc Trần Thu Hằng - Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì Hội nghị.
Bình Định: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phù Mỹ đến năm 2035

Bình Định: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phù Mỹ đến năm 2035

UBND tỉnh Bình Định vừa có Quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Phù Mỹ đến năm 2035, là vùng tổng hợp phát triển nông nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển năng lượng sạch; dịch vụ, du lịch và kinh tế biển.
Trụ sở các Bộ, ngành trong tương lai được quy hoạch ra sao?

Trụ sở các Bộ, ngành trong tương lai được quy hoạch ra sao?

Theo Quyết định số 423/QĐ-TTg “Phê duyệt Quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các Đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ. Trụ sở Bộ, ngành trung ương sẽ được quy hoạch xây dựng tại khu Tây Hồ Tây và khu Mễ Trì.
Nghiên cứu quy hoạch phát triển 2 thành phố tại Bắc sông Hồng và Tây Hà Nội

Nghiên cứu quy hoạch phát triển 2 thành phố tại Bắc sông Hồng và Tây Hà Nội

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa ký ban hành Kết luận Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025).
Xem thêm