Phiên bản di động

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19

Ngày 13/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì Phiên họp lần thứ 17 của Ban Chỉ đạo.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19
Thủ tướng nhấn mạnh không để thiếu thuốc, vật tư y tế do thủ tục hành chính, quy định của pháp luật và do thiếu tinh thần trách nhiệm.

Tại phiên họp, các đại biểu tập trung thảo luận về tình hình và các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh hơn nữa công tác tiêm chủng vaccine hiện vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra; khắc phục tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế; bảo đảm nhân lực y tế; tăng cường tuyên truyền, nâng cao hơn nữa ý thức phòng, chống dịch của nhân dân…

Báo cáo của Bộ Y tế và các ý kiến tại phiên họp đánh giá thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 liên tục có các chỉ đạo tăng cường thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống dịch Covid-19. Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Sau gần 1 năm thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, thực tế đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nghị quyết 128/NQ-CP đóng vai trò quyết định với những kết quả trong công tác phòng, chống dịch, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua. Chúng ta đã đạt kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực về tình hình, triển vọng của Việt Nam. Đặc biệt, Nikkei đánh giá Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về chỉ số phục hồi Covid-19.

Tuy nhiên, theo quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, dịch bệnh dự báo còn diễn biến khó lường trên thế giới trong thời gian tới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch Covid-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại; vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch Covid-19.

Tại Việt Nam, dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát nhưng so với tháng 7/2022, tháng 8/2022 ghi nhận 72.324 ca mắc (tăng 2,4 lần), 24 ca tử vong (tăng 18 ca). Trong nước đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.74 trong cộng đồng, nhất là biến thể phụ BA.5 đang tiến tới chiếm ưu thế trong số các ca mắc.

Trong 7 ngày qua (5/9-11/9/2022) cả nước ghi nhận trung bình khoảng 2.900 ca mắc mới mỗi ngày (ngày 7/9 ghi nhận 3.878 ca, cao nhất trong gần 4 tháng qua). Số ca mắc mới, số ca nặng, ca tử vong có xu hướng tăng.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong 8 tháng qua, chúng ta đã đạt kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn, sâu sát, kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự đồng hành, hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ của Quốc hội, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương; sự đồng tình, ủng hộ và tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước; sự hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả của bạn bè quốc tế. Trong các thành tựu chung của đất nước, có đóng góp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp.

Thủ tướng đánh giá dịch bệnh vẫn được kiểm soát nhưng tình hình vẫn diễn biến phức tạp, khó lường do virus liên tục thích ứng, tiến hóa với các biến chủng mới, hiệu lực bảo vệ của vaccine suy giảm theo thời gian, các điều kiện để virus phát triển như thời tiết, khí hậu tiếp tục có nhiều thay đổi…Các loại dịch bệnh mới phát sinh, các bệnh thông thường, dịch bệnh theo mùa…gây nguy cơ dịch chồng dịch. Trong khi đó, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, đã xuất hiện tâm lý lơ là, chủ quan với dịch bệnh.

Đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu tiêm vaccine theo tinh thần phòng bệnh hơn chữa bệnh, Thủ tướng yêu cầu phải quán triệt, thấm nhuần, tuyệt đối không được quên "bài học xương máu" khi chúng ta chưa tiếp cận được vaccine do vaccine khan hiếm trên toàn cầu, chưa có nhiều kinh nghiệm phòng, chống dịch, năng lực y tế hạn chế, chúng ta buộc phải dùng các biện pháp hành chính để chống dịch, vừa lúng túng, bị động, vất vả, vừa nhiều mất mát, hy sinh, vừa ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế, xã hội.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục quán triệt mục tiêu đặt tính mạng, sức khỏe người dân lên trên hết, trước hết; người dân là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch; phòng dịch từ sớm, từ xa, từ cơ sở; đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để tiêm vaccine; thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo đảm an ninh, trật tự an toàn, an sinh xã hội, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng giao Bộ Y tế bám sát tình hình, rà soát, cập nhật các biện pháp phòng, chống dịch, tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch, tinh thần là không để dịch bùng phát trở lại, cơ quan, đơn vị nào để dịch bùng phát trở lại do nguyên nhân chủ quan thì phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân về những chủ quan, sơ hở, yếu kém của mình.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19
Toàn cảnh cuộc họp.

Bộ Y tế tiếp tục rà soát, tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt việc tiêm vaccine bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; cùng các cơ quan đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia tiêm vaccine; khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi quy định về tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân trên tinh thần bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo.

Thủ tướng ghi nhận, biểu dương các địa phương có tỷ lệ tiêm cao và nhắc nhở các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp theo số liệu cập nhật đến hiện nay, đồng thời giao Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, các địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn hóa số liệu về tiêm chủng vaccine trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo bảo đảm đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 778/CĐ-TTg ngày 5/9/2022, khắc phục bằng được, sớm chấm dứt tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế cho hoạt động khám chữa bệnh, đặc biệt là cho phòng, chống dịch Covid-19, sẵn sàng cho trường hợp dịch diễn biến phức tạp.

Bộ Y tế khẩn trương tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh và trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về bảo đảm thuốc, trang thiết bị, thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Đồng thời, các Bộ, ngành, địa phương phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất của các tổ chức, cá nhân trong công việc đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.

“Cương quyết, dứt khoát không vì thủ tục hành chính, vì vướng mắc quy định, vì thiếu trách nhiệm mà để thiếu thuốc, sinh phẩm, vật tư y tế kéo dài. Ai làm sai thì phải xử lý, kỷ luật nhưng không để vì xử lý, kỷ luật mà để ảnh hưởng tới việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân. Ai không làm thì đứng sang một bên cho người khác làm. Nếu việc mua sắm “đủng đỉnh” thì không thể đáp ứng yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân tính bằng giờ, bằng phút”, Thủ tướng nói.

Các Bộ: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc thể chế về đấu thầu, mua sắm, nhất là về đấu thầu, mua sắm tập trung, sửa đổi ngay các thông tư để tạo hành lang pháp lý thuận lợi, rõ ràng, minh bạch cho việc mua sắm. Đồng thời, kiên quyết phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong công tác này.

Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn; UBND tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát, kiện toàn, nâng cao năng lực y tế cơ sở, y tế dự phòng trên địa bàn, sẵn sàng nhân lực, vật tư bảo đảm ứng phó kịp thời, tại chỗ, sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành Giáo dục phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với dịch bệnh; đẩy mạnh hơn nữa công tác tiêm vaccine để hoàn thành kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em, học sinh; triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn trường học.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, địa phương rà soát, quyết liệt triển khai các chế độ, chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, quyết không bỏ sót lọt đối tượng nào, nhất là những người khó khăn, người yếu thế và đặc biệt là các cháu mồ côi do dịch bệnh. “Đất nước còn khó khăn nhưng chúng ta vẫn dành ngân sách để lo cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, có tiền mà không tiêu được là có lỗi với dân”, Thủ tướng nêu rõ.

Để thúc đẩy mạnh hơn nữa phục hồi và phát triển du lịch – ngành Kinh tế mũi nhọn, Thủ tướng yêu cầu vừa làm tốt công tác phòng, chống dịch trong ngành du lịch, vừa làm tốt công tác xúc tiến, quảng bá, vừa nghiên cứu chính sách cấp thị thực nhập cảnh phù hợp theo hướng mở rộng hơn để thu hút du khách quốc tế cùng các biện pháp quản lý hiệu quả.

Theo Tuyết Hạnh/Báo Xây dựng
Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/thu-tuong-chu-tri-phien-hop-ban-chi-dao-quoc-gia-phong-chong-dich-covid-19-339906.html

Nổi bật trang chủ

Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)

Luật Nhà ở (sửa đổi) có chất lượng tốt nhất trong hơn 30 năm qua
Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam: Bộ Xây dựng thống nhất đầu tư theo kịch bản 3
Dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn: Trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7

Đọc thêm

Ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh tại Lễ khai mạc Triển lãm quốc tế về máy móc, công nghệ và vật liệu ngành Gốm sứ 2023 (Triển lãm Asean Ceramics 2023) diễn ra tại Hà Nội, ngày 28/11. Triển lãm kéo dài trong 3 ngày, từ 28/11 đến 30/11.
Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Ngày 28/11, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định đồ án Quy hoạch chung đô thị Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045. Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn chủ trì Hội nghị.
Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Hồ chứa nước Yên Ngựa (xã Cư Êwi, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), đến nay đã hết thời hạn thi công. Tuy nhiên, đến nay công trình vẫn thi công “nhỏ giọt”, khối lượng thi công đạt thấp, khiến dư luận hoài nghi về năng lực của chủ đầu tư dự án.
Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Với lợi thế quỹ đất lớn và được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, huyện Yên Phong - Bắc Ninh đang nổi lên như một “địa điểm vàng” thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư bất động sản.
Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đến nay vẫn chưa thể an cư tại nơi ở mới. Khu tái định cư của dự án này hiện vẫn là những khoảng đất trống, chưa hoàn thiện hạ tầng.
Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Đến nơi ở mới, nhà cửa khang trang nhưng lại không có đất sản xuất, người dân lại quay về chỗ ở cũ, để lại khu tái định cư Raly - Rào đìu hiu, thưa bóng người, nhà cửa đã có dấu hiệu xuống cấp…
Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, huyện Sông Mã (Sơn La) đang tập trung mọi nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí về thực hiện chương trình nông thôn mới (NTM). Nhờ đó, vùng đất biên giới ngày càng thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Đồng Nai đang nỗ lực triển khai các công trình trọng điểm trên địa bàn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tỉnh đã gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án, nhất là việc cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp.
Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Mặc dù đã có những bước tiến trong việc phát triển sản xuất vật liệu xây dựng cả về lượng lẫn về chất, nhưng ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở địa bàn tỉnh Quảng Trị còn những hạn chế cần khắc phục.
Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Khi thực hiện di dời trong chương trình chỉnh trang đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh, các hộ gia đình đang có nhà trên và ven kênh rạch, sẽ được thuê hoặc mua nhà ở xã hội, góp phần ổn định cuộc sống của người dân.
Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)

Sáng 28/11, với kết quả 465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 94,13%), Quốc hội đã thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Luật gồm 10 chương, 83 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam: Bộ Xây dựng thống nhất đầu tư theo kịch bản 3

Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam: Bộ Xây dựng thống nhất đầu tư theo kịch bản 3

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa có văn bản gửi Bộ GTVT góp ý về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Theo đó, Bộ Xây dựng thống nhất đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam theo kịch bản 3.
Dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn: Trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7

Dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn: Trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7

Với kết quả biểu quyết 474 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 95,95 %), sáng 29/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn.
T&T Group đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 3 và kỷ niệm 30 năm thành lập Tập đoàn

T&T Group đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 3 và kỷ niệm 30 năm thành lập Tập đoàn

(Xây dựng) - Ngày 30/11 tại Hà Nội, Tập đoàn T&T Group đã tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 3 và kỷ niệm 30 năm thành lập Tập đoàn (1993-2023). Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng và ý nghĩa đối với T&T Group, ghi dấu hành trình 30 năm đồng hành phát triển cùng Việt Nam thịnh vượng của Tập đoàn; là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước khi là một trong số rất ít tập đoàn kinh tế tư nhân vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 3.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị Ban Chỉ đạo triển khai Nghị quyết 98 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

Thủ tướng chủ trì Hội nghị Ban Chỉ đạo triển khai Nghị quyết 98 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 26/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, chủ trì Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi)

Sáng 27/11, với 85,63% đại biểu Quốc hội (ĐBQH) biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua dự án luật Nhà ở sửa đổi (gồm 13 chương, 198 điều). Luật Nhà ở sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Thủ đô cần mô hình chính quyền đô thị phù hợp

Thủ đô cần mô hình chính quyền đô thị phù hợp

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, sáng 27/11, Quốc hội thảo luận hội trường về Luật Thủ đô (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi): Tiếp tục hoàn thiện để có chất lượng tốt nhất

Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi): Tiếp tục hoàn thiện để có chất lượng tốt nhất

Theo dự kiến, cuối Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ thông qua Luật Kinh doanh bất động sản. Trước đó, ngày 16/11, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Dự thảo Luật Quy hoạch Đô thị và Nông thôn: Cần giải quyết 3 nhóm vấn đề

Dự thảo Luật Quy hoạch Đô thị và Nông thôn: Cần giải quyết 3 nhóm vấn đề

Bộ Xây dựng vừa tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về nội dung dự thảo Luật Quy hoạch Đô thị và nông thôn, tại TP.HCM. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì Hội thảo.
Đề xuất hiệu lực thi hành sớm hơn nội dung nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở (sửa đổi)

Đề xuất hiệu lực thi hành sớm hơn nội dung nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở (sửa đổi)

Chiều 16/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên họp.
Ban Cán sự Đảng Bộ Xây dựng chỉ đạo Báo Xây dựng: Tăng cường công tác quản lý hoạt động báo chí

Ban Cán sự Đảng Bộ Xây dựng chỉ đạo Báo Xây dựng: Tăng cường công tác quản lý hoạt động báo chí

Ngày 15/11/2023, Ban Cán sự Đảng Bộ Xây dựng đã ban hành Văn bản số 507-CV/BCSĐ (Văn bản do đồng chí Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký) chỉ đạo tăng cường công tác quản lý hoạt động báo chí đối với Báo Xây dựng, cơ quan ngôn luận của Bộ triển khai thực hiện một số nội dung.
Bộ Xây dựng và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác

Bộ Xây dựng và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác

Ngày 15/11, Bộ Xây dựng và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2023 – 2028. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị chủ trì Lễ ký kết.
Đảng ủy Bộ Xây dựng quán triệt nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đảng ủy Bộ Xây dựng quán triệt nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 14/11, Đảng ủy Bộ Xây dựng tổ chức tham gia Hội nghị quán triệt nội dung cuốn sách “Cả nước đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Gỡ khó tín dụng BĐS và phát triển NƠXH

Gỡ khó tín dụng BĐS và phát triển NƠXH

Là nội dung chính được đề cập tại Hội nghị trực tuyến tín dụng đối với bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức ngày 13/11 tại Hà Nội.
Tập trung hoàn thiện thể chế về quản lý phát triển đô thị bền vững

Tập trung hoàn thiện thể chế về quản lý phát triển đô thị bền vững

Ngày 8/11, Bộ Xây dựng đã chủ trì việc tổ chức Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam 2023. Hội thảo gồm 1 phiên khai mạc toàn thể và 3 hội thảo chuyên đề với các chủ đề “Quy hoạch đô thị hướng tới phát triển đô thị bền vững”; “Chuyển đổi số trong quản lý phát triển đô thị”; “Phát triển đô thị thân thiện với môi trường và chống chịu biến đổi khí hậu”.
Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ và toàn diện các Nghị quyết của Quốc hội

Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ và toàn diện các Nghị quyết của Quốc hội

Đây là chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khi phát biểu bế mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, sáng 8/11.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Các địa phương cần thực hiện việc lập, phê duyệt, công khai quy hoạch

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Các địa phương cần thực hiện việc lập, phê duyệt, công khai quy hoạch

Sáng 7/11, Quốc hội tiếp tục tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm nội dung kinh tế ngành. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến việc khắc phục tình trạng quy hoạch treo.
Báo Xây dựng đạt giải khuyến khích Giải báo chí phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Báo Xây dựng đạt giải khuyến khích Giải báo chí phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Tối 5/11, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức trao Giải báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022-2023. Báo Xây dựng vinh dự đạt giải khuyến khích với loạt bài “Những dấu hiệu vi phạm tại Liên minh Hợp tác xã Việt Nam”.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Đầu tư, phát triển trọng tâm, trọng điểm đô thị có khả năng chống chịu, giảm phát thải, thông minh

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Đầu tư, phát triển trọng tâm, trọng điểm đô thị có khả năng chống chịu, giảm phát thải, thông minh

Tại phiên Quốc hội chất vấn và trả lời chất vấn, chiều 6/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về việc quản lý, phát triển đô thị Việt Nam theo hướng hiện đại, xanh sạch, thân thiện…
Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi): 3 vấn đề còn có ý kiến khác nhau

Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi): 3 vấn đề còn có ý kiến khác nhau

Sáng 31/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận.
Xem thêm