Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp đảm bảo cung ứng vật liệu xây dựng
![]() |
Triển khai các giải pháp đảm bảo cung ứng vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. |
Theo đó, Chủ tịch UBDN tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, căn cứ quy định của pháp luật, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung Kế hoạch số 71-KH/TU ngày 31/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 25/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và các văn bản chỉ đạo liên quan.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi phạm (nếu có) của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh đảm bảo theo quy định của pháp luật; trong đó yêu cầu các tố chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lắp đặt trạm cân tại vị trí đưa tài nguyên khoáng sản khai thác ra khỏi khu vực khai thác và lắp đặt camera giám sát tại các kho chứa để lưu trữ thông tin, số liệu liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật có liên quan.
Khẩn trương tham mưu cho UBND tỉnh đẩy nhanh tiến độ cấp phép khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh; kịp thời rà soát, bổ sung, cập nhật thông tin các mỏ khoáng sản được cấp phép còn hạn (bao gồm các thông tin về trữ lượng, công suất khai thác) trên Website của sở để các chủ đầu tư có cơ sở kiểm tra, rà soát, lựa chọn các mỏ có trữ lượng, chất lượng và đơn giá phù hợp nhất.
Phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt các mỏ trong Quy hoạch tỉnh vào khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản để cấp phép khai thác khi các chủ đầu tư/nhà thầu thi công dự án có sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước để xuất (nếu đảm bảo tiêu chí, điều kiện) theo quy định.
Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án công trình chuyên ngành, khu vực, UBND các huyện, thị xã, thành phố và Ban Quản lý dư án đầu tư xây dựng thuộc các huyện, thị xã, thành phố để nắm bắt nhu cầu hiện tại cũng như nhu cầu trong thời gian tới để đề xuất bổ sung quy hoạch mỏ vật liệu theo hướng phân bổ hợp lý các vị trí mỏ đảm bảo nhu cầu xây dựng trong khu vực và tối ưu hóa cự ly vận chuyển, cũng như trữ lượng mỏ làm cơ sở đưa các mỏ vào khoanh định khu vực đấu giá hoặc không đấu giá (nếu đủ điều kiện) làm cơ sở thực hiện, đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Cùng Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành, địa phương, đơn vị có liên quan, thường xuyên kiểm tra, khảo sát giá, trữ lượng, khối lượng cung ứng vật liệu xây dựng tại các mỏ, điểm tập kết, nơi sản xuất, kinh doanh và cung ứng vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh để nắm chắc diễn biến của thị trường vật liệu xây dựng; trên cơ sở đó, kịp thời cập nhật, công bố hàng tháng (hoặc sớm hơn) giá những loại vật liệu có biến động lớn để các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng biết, thực hiện.
Tiếp tục kiểm tra, rà soát phát hiện các mỏ khoáng sản mới (đất, đá, cát), nếu đủ điều kiện thì tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, bố sung khi thực hiện điều chỉnh Quy hoạch tỉnh, đảm bảo an ninh nguồn cung vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Được biết, trong những năm qua có nhiều dự án công trình trọng điểm đã và đang được triển khai đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nên nhu cầu sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đất, đá, cát) là rất lớn. Tại Nghị quyết số 360/NÐ-HĐND ngày 11/12/2022 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII đã chỉ đạo UBND tỉnh này đảm bảo cung cầu thị trường vật liệu xây dựng; đồng thời, để chủ động trong việc sử dụng nguồn vật liệu phục vụ cho các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn từ 2023 - 2025 và các năm tiếp theo, góp phần xây dựng và phát triển thị trường vật liệu xây dựng hoạt động ổn định, lành mạnh và minh bạch.
Nổi bật trang chủ

Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)



Đọc thêm

Ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Vì sao giá vật liệu xây dựng ở Phú Yên tăng bất thường?

Vật liệu nào thay thế cát sông?

Quảng Ninh: Thí điểm chế biến đất đá thải mỏ làm vật liệu gia cố nền móng công trình

Quảng Ninh được sử dụng thải than làm vật liệu san lấp

1.000 gian hàng sẽ có mặt tại Triển lãm VIETBUILD Hà Nội

Asean Ceramics 2023: Hội chợ triển lãm gốm sứ hàng đầu Đông Nam Á

Khai thác, chế biến cát trắng silic phải phù hợp với quy hoạch

Thanh Hóa: Nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng gặp khó

Quản lý đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm VLXD

Tây Ninh: Chủ động nguồn vật liệu san lấp cho các công trình giao thông trọng điểm

Viglacera sản xuất thành công những m2 kính siêu trắng đầu tiên tại Việt Nam

Bắc Kạn: Quản lý hoạt động, sử dụng đất làm gạch của các nhà máy gạch tuynel

Hải Dương: Tăng cường quản lý khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông

Vật liệu xanh - Giải pháp tối ưu phát triển bền vững

Quản lý nhà nước về VLXD tại Điện Biên: Những bước đi nhanh, bài bản

VIETBUILD Hà Nội 2023 thu hút hơn 1.000 gian hàng

Thanh Hoá: Tăng cường quản lý giá vật liệu xây dựng
