Phiên bản di động

Thanh Hóa: Thành phố Sầm Sơn đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm

Dự án Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội là công trình lớn nhất về quy mô cũng như vốn đầu tư tại thành phố Sầm Sơn từ trước đến nay. Để triển khai toàn bộ các hạng mục của dự án này, thành phố Sầm Sơn phải giải phóng mặt bằng 400,11ha đất, cùng 2 bến thuyền và hàng loạt các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
Thanh Hóa: Thành phố Sầm Sơn đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm
Tại dự án Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội thành phố Sầm Sơn, người dân trong diện giải phóng mặt bằng nhường đất để xây dựng các hạng mục không phải đến các khu tái định cư xa trung tâm mà được bố trí nơi ở mới ngay tại các mặt bằng sát dự án.

Dự án Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội thành phố Sầm Sơn và các dự án đối ứng được triển khai trên tổng diện tích 400,11ha, tổng vốn đầu tư lên tới gần 25.000 tỷ đồng - vượt ngưỡng 1 tỷ USD, do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công vào tháng 4/2021, dự kiến bàn giao đưa vào sử dụng các hạng mục chính sau hai năm xây dựng. Riêng quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội có diện tích 15 ha, triển khai theo hình thức BT, với tổng vốn đầu tư gần 1.456 tỷ đồng. Ngoài ra, khu công viên vui chơi giải trí và đô thị Nam sông Mã có quy mô 130ha được phát triển như những công viên tại các thành phố du lịch nổi tiếng khác trên thế giới.

Triển khai đại dự án này chính là bước đi quan trọng của tỉnh Thanh Hóa trong việc hiện thực hóa mục tiêu đưa Sầm Sơn trở thành trung tâm kinh tế động lực, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đây cũng là kết quả thu hút đầu tư dự án lớn để tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng du lịch, hạ tầng đô thị, tạo nền tảng vững chắc để sớm đưa Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch trọng điểm của cả nước.

Theo báo cáo của UBND thành phố Sầm Sơn, toàn thành phố có 5 phường ảnh hưởng bởi dự án Quảng trường biển và các dự án đối ứng, bao gồm: Quảng Tiến, Quảng Châu, Trung Sơn, Bắc Sơn và Trường Sơn. Để triển khai toàn bộ các hạng mục của dự án này, thành phố Sầm Sơn phải giải phóng mặt bằng 400,11ha đất với7.481 hộ dân, trong đó, đất ở 41,04ha (1.985 hộ); đất nông nghiệp và đất khác 359,07ha (5.496 hộ); di chuyển 3 nhà văn hóa khu phố; 2 bến thuyền với khoảng 300 phương tiện đánh bắt thuộc phường Trung Sơn và phường Quảng Châu; 1 bãi rác Trung Sơn (270.000m3); 4 nghĩa địa (5.000 mộ) và hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

Sự khác biệt của dự án Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội thành phố Sầm Sơn so với nhiều dự án khác ở chỗ, người dân trong diện giải phóng mặt bằng nhường đất để xây dựng các hạng mục không phải đến các khu tái định cư xa trung tâm mà được bố trí nơi ở mới ngay tại các mặt bằng sát dự án. Đó chính là các dự án đối ứng khu đô thị quảng trường biển và Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng Sông Đơ, được định hướng trở thành những khu dịch vụ thương mại với những dãy phố sầm uất gắn liền với sự phát triển chung của thành phố.

Giải phóng mặt bằng đại công trình trên là nhiệm vụ khó khăn, bởi phụ thuộc vào chính sách pháp luật về đất đai, cơ chế, chính sách trong bồi thường giải phóng mặt bằng; bị chi phối bởi nhiều yếu tố về giá đất biến động khó lường trên thị trường, giá cả nhiên, nguyên, vật liệu tăng cao. Tuy nhiên, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nên thời gian qua, thành phố Sầm Sơn đã và đang nỗ lực đẩy mạnh thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

Với sự quyết liệt, nỗ lực, nên kết quả giải phóng mặt bằng của thành phố Sầm Sơn đã có những kết quả tích cực. Tính đến hết tháng 9/2022, thành phố đã đo đạc, giải phóng mặt bằng 302,47/400,11ha. Trong đó, đất ở là 29,42ha/1.512 hộ; đất nông nghiệp và đất khác là 273,05ha/4.616 hộ. Thành phố cơ bản đã đảm bảo mặt bằng cho chủ đầu tư, các nhà thầu tổ chức thi công, thực hiện dự án.

Bà N. T. Q, phường Bắc Sơn cho biết: Nhận được chủ chương của thành phố, gia đình phải giải phóng mặt bằng cho dự án Khu đô thị quảng trường biển, đang kinh doanh ổn định, nay phải di dời đi nơi khác quả là rất khó khăn cho gia đình. Sau đó, được lãnh đạo UBND thành phố, Hội đồng giải phóng mặt bằng đã nhiều lần tuyên truyền, vận động, nên gia đình đã chấp nhận kinh phí bồi thường và bàn giao đất để thực hiện các dự án.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, Phó Chủ tịch thành phố Sầm Sơn Nguyễn Ngọc Bích cho hay: “Quan điểm xuyên suốt của lãnh đạo thành phố Sầm Sơn là công khai, minh bạch, rõ ràng, đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người dân. Hộ nào chưa hiểu thì kiên trì vận động, giải thích cho từng cá nhân hiểu rõ chủ trương, chính sách của Nhà nước, pháp luật. Một số vấn đề do bất cập của cơ chế, quy định của luật vượt thẩm quyền thì thành phố Sầm Sơn đề xuất, kiến nghị lên cấp trên. Chẳng hạn như việc chính quyền thành phố kiến nghị và được UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Văn bản số 4433/UBND-KTTC ngày 4/4/2022 về việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án Khu đô thị và công viên vui chơi, giải trí Nam sông Mã và Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng sông Đơ”.

“Trong trường hợp người dân khiếu nại, Chủ tịch UBND thành phố Sầm Sơn sẽ xem xét toàn diện, khách quan và ban hành quyết định giải quyết. Người dân không đồng ý thì gửi đơn lên UBND tỉnh Thanh Hóa hoặc được hướng dẫn khởi kiện ra tòa án và người dân có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính”, ông Bích cho biết thêm.

Theo Tiến Anh/Báo Xây dựng
Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/thanh-hoa-thanh-pho-sam-son-day-manh-cong-tac-giai-phong-mat-bang-du-an-trong-diem-341270.html

Nổi bật trang chủ

VICEM chuyển lửa truyền thống từ đất Tổ vua Hùng

Địa phương báo cáo về phát triển nhà ở xã hội
Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5: Sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)
Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Đọc thêm

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Ngày 09/01/2024, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình, thôn Trung Am, xã Lý Học, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng, Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Bảo TP Hải Phòng đã long trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 438 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hơn 10 vạn người dân huyện Vĩnh Bảo, các tỉnh lân cận Hải Dương, Thái Bình đã về dự.
Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu phát triển toàn diện, trở thành trung tâm phát triển năng động, công nghiệp dịch vụ hiện đại, đô thị xanh, là khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Theo khảo sát của Cushman & Wakefield (Công ty Môi giới đầu tư BĐS toàn cầu), Việt Nam hiện đang đứng đầu trong danh sách lựa chọn của các nhà đầu tư toàn cầu về lĩnh vực công nghiệp logistics trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhờ vào nhiều ưu điểm kỹ thuật và chiến lược.
Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Sáng 06/01, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự Lễ khởi công Dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại phường Tràng Cát, quận Hải An, TP Hải Phòng. Với quy mô 4.300 căn, đây là dự án NƠXH đầu tiên có quy mô và hạ tầng tiện ích lớn nhất của Vinhomes tại Hải Phòng, góp phần an cư cho hàng chục nghìn người lao động địa phương.
Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Tiếp tục góp ý cho Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị với Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến quỹ phát triển đất. Theo HoREA, Dự thảo Luật hiện nay bỏ quy định về quỹ phát triển đất nên không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định của Luật Đất đai, lại vừa thiếu cơ chế để triển khai thực hiện Chương VIII về phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất.
Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 09/01/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, GTVT, TN&MT; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, liên quan đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách, hồ sơ xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và soạn thảo các văn bản quy định chi tiết Luật, Nghị định.
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Ngày 10/1, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai công tác năm 2024. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Sở Xây dựng Quảng Ninh đạt nhiều thành tích tốt đẹp trong năm 2023, đã đặt mục tiêu năm mới 2024 với thắng lợi mới. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh về kết quả công tác năm cũ được xác định là động lực cho năm mới; và năm mới với những mục tiêu then chốt mới.
Giấc mơ an cư

Giấc mơ an cư

Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo xây nhà phòng tránh lũ, lụt theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Hà Tĩnh đã tập trung triển khai với phương châm đúng đối tượng, đúng chế độ và thời gian quy định… mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc.
Thái Nguyên: 93,7% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Thái Nguyên: 93,7% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 118/126 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) đạt tỷ lệ 93,7%, tiếp tục duy trì là tỉnh dẫn đầu khu vực Trung du miền núi phía Bắc trong xây dựng nông thôn mới.
Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 09/01/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, GTVT, TN&MT; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, liên quan đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
LILAMA: Chuỗi cung cấp năng lượng xanh toàn cầu

LILAMA: Chuỗi cung cấp năng lượng xanh toàn cầu

Với việc cung cấp thiết bị module điện phân cho các nhà máy sản xuất hydro xanh trên thế giới, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong chuỗi cung cấp năng lượng xanh toàn cầu.
Cục Hải quan tỉnh Bình Dương: Thách thức và cơ hội

Cục Hải quan tỉnh Bình Dương: Thách thức và cơ hội

Vượt qua thách thức trước khó khăn và những biến động của hoạt động xuất nhập khẩu trên thị trường quốc tế, năm 2023, Cục Hải quan Bình Dương dự kiến thu ngân sách Nhà nước đạt tối đa 16.000 tỷ đồng.
Đô thị du lịch Tây Ninh xanh

Đô thị du lịch Tây Ninh xanh

Tỉnh Tây Ninh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hướng tới mục tiêu “Tây Ninh xanh”, trở thành tỉnh phát triển năng động, văn minh, là điểm đến hấp dẫn để sinh sống và làm việc của vùng Đông Nam Bộ cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Để tìm hiểu thêm thông tin, phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc trò chuyện cùng ông Nguyễn Thanh Ngọc - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh.
Đồng Nai: “Cú hích” từ phát triển hạ tầng

Đồng Nai: “Cú hích” từ phát triển hạ tầng

Hàng loạt dự án trọng điểm quốc gia và của tỉnh đang được triển khai, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông hứa hẹn tạo ra “cú hích” đưa tỉnh Đồng Nai ngày càng phát triển hơn.
Con đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi: Tạo tiềm năng mới

Con đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi: Tạo tiềm năng mới

Khi hoàn thành trong vài năm tới, đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi sẽ đóng vai trò là trục giao thông động lực, tạo dư địa và mở lối phát triển mạnh mẽ cho tỉnh Quảng Ngãi, góp phần đưa địa phương trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước.
Năm 2024, Phú Lương (Thái Nguyên): Trở thành huyện nông thôn mới

Năm 2024, Phú Lương (Thái Nguyên): Trở thành huyện nông thôn mới

Hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết của Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Lương (Thái Nguyên) về việc quyết tâm đưa huyện Phú Lương đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024; kết thúc năm 2023, phong trào xây dựng NTM của Phú Lương đạt nhiều kết quả tích cực, là tiền đề quan trọng để Phú Lương tiếp tục về đích NTM trong năm 2024.
Xã Đạo Tú (Tam Dương, Vĩnh Phúc):  Nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp

Xã Đạo Tú (Tam Dương, Vĩnh Phúc): Nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, Nhân dân cùng chung sức, đồng lòng, tích cực xây dựng xã NTM nâng cao, thôn dân cư NTM kiểu mẫu, đến nay, xã Đạo Tú, huyện Tam Dương đạt 19/19 tiêu chí xã đạt chuẩn NTM nâng cao, diện mạo khởi sắc như khoác “áo mới”.
Hạ tầng giao thông phía Nam: Bứt phá và kỳ vọng

Hạ tầng giao thông phía Nam: Bứt phá và kỳ vọng

Sau nhiều năm đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông, đến nay, hệ thống giao thông phía Nam, đặc biệt là tuyến cao tốc đã thông suốt từ Bình Thuận đến Cần Thơ. Tuyến cao tốc còn lại từ Cần Thơ đến Cà Mau đang được chủ đầu tư rốt ráo thực hiện, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Việc hoàn thiện cao tốc đã làm thay đổi hạ tầng giao thông phía Nam, giảm áp lực giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.
Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Sở Xây dựng Quảng Ninh đạt nhiều thành tích tốt đẹp trong năm 2023, đã đặt mục tiêu năm mới 2024 với thắng lợi mới. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh về kết quả công tác năm cũ được xác định là động lực cho năm mới; và năm mới với những mục tiêu then chốt mới.
Phát triển nhân lực ngành Xây dựng: Đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

Phát triển nhân lực ngành Xây dựng: Đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

Một trong những nhiệm vụ quan trọng công tác đào tạo nhân lực ngành Xây dựng trong thời gian tới là xây dựng trường nghề hoặc trường đại học, cao đẳng có trung tâm dạy nghề đạt chuẩn quốc tế, từ đó đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là với những chuyên ngành, nghề tiên tiến, công nghệ cao.
Dân đang chờ Luật Cấp, thoát nước

Dân đang chờ Luật Cấp, thoát nước

Ngày 01/12/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 203/NQ-CP đồng ý đưa Đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước vào Đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025. Để hiểu rõ hơn công tác triển khai xây dựng Luật Cấp, thoát nước thời gian qua, phóng viên Báo Xây dựng đã phỏng vấn Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) Tạ Quang Vinh.
Hiệp hội đồng hành cùng Bộ Xây dựng

Hiệp hội đồng hành cùng Bộ Xây dựng

Để ngành Xây dựng vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm 2024, đại diện các Hội, Hiệp hội đã đề xuất một số ý kiến.
Tăng cường quản lý, đầu tư xây dựng

Tăng cường quản lý, đầu tư xây dựng

Nhằm triển khai hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 và tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, các địa phương đã có một số đề xuất, kiến nghị với Bộ Xây dựng.
Kiến Thụy, Hải Phòng: Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Kiến Thụy, Hải Phòng: Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Với quyết tâm và sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị các cấp, sự đồng lòng, ủng hộ của đông đảo quần chúng Nhân dân, huyện Kiến Thụy đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu và xã NTM nâng cao, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
Tăng cường hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo

Tăng cường hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo

Thời gian qua, Bộ Xây dựng đã phối hợp với các Bộ, ngành nhằm thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ nhà ở dành cho các đối tượng có liên quan.
Xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1: Bám sát đúng tiến độ

Xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1: Bám sát đúng tiến độ

Các hạng mục thuộc hai gói thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách và công trình đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay cùng các công trình khác thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (sân bay Long Thành) vừa được chủ đầu tư “chốt” thời gian thực hiện và báo cáo tiến độ đến Bộ GTVT.
Trường Cao đẳng Quảng Nam đào tạo đa ngành nghề, 95% sinh viên có việc làm sau đào tạo

Trường Cao đẳng Quảng Nam đào tạo đa ngành nghề, 95% sinh viên có việc làm sau đào tạo

PGS.TS Vũ Thị Phương Anh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quảng Nam chia sẻ, trường hướng đến việc đào tạo đa ngành nghề, gắn với nhu cầu việc làm trong nước và một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc… Công tác đào tạo được chú trọng khi học sinh, sinh viên hàng năm tốt nghiệp ra trường được các doanh nghiệp tiếp nhận vào làm việc đạt trên 95%.
Quảng Ninh: Dự án nhà ở xã hội đầu tiên dành cho người thu nhập thấp tổ chức bốc thăm đợt 1 vị trí căn hộ

Quảng Ninh: Dự án nhà ở xã hội đầu tiên dành cho người thu nhập thấp tổ chức bốc thăm đợt 1 vị trí căn hộ

Sáng 24/12, Liên danh Công ty CP Tư vấn đầu tư Tài chính Toàn Cầu và Công ty CP Đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội đã tổ chức lễ bốc thăm đợt 1 vị trí căn hộ dự án nhà ở xã hội tại đồi Ngân hàng thuộc địa phận phường Hồng Hải và phường Cao Thắng, thành phố Hạ Long.
Xem thêm