Thanh Hóa: Đất, cát khan hiếm nhiều công trình có nguy cơ chậm tiến độ
![]() |
Tình trạng khan hiếm đất, cát làm vật liệu xây dựng dẫn đến tình trạng nhiều công trình phải thi công trong tình trạng cầm chừng. |
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản đặc biệt là đất và cát làm vật liệu xây dựng, qua đó phát hiện nhiều mỏ cát chưa hoàn thiện hồ sơ pháp lý phải tạm dừng hoạt động, một số mỏ đất hết hạn khai thác phải đóng cửa mỏ, dẫn đến tình trạng khan hiếm cục bộ khiến nhiều nhà thầu gặp khó khăn khi mua các vật liệu đất, cát để thi công công trình.
Theo khảo sát của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, hiện nay trên địa bàn một số huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hà Trung, thành phố Thanh Hóa... nhiều công trình phải tạm dừng thi công vì không có nguồn vật liệu đất, cát để tiếp tục thi công và có nguy cơ chậm tiến độ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các địa phương.
Đại diện Hội doanh nghiệp huyện Nga Sơn cho biết: “Do tình hình giá xăng, dầu và các loại vật liệu xây dựng đồng loạt tăng giá, các doanh nghiệp trong huyện đang phải bù lỗ rất nhiều, giá cát tăng gấp đôi so với dự toán, đặc biệt đất đồi huyện Hà Trung giá cao nhưng cũng không có mà mua”.
Còn đại diện Hội doanh nghiệp huyện Hà Trung cho hay: “Hiện tại, vật liệu đất với cát ở huyện Hà Trung là có tiền nhưng cũng không có mà mua để làm công trình, Hà Trung đồi núi nhiều nhưng vẫn không có đất để làm, còn cát thì tăng gấp đôi so với trước kia nhưng cũng khó mua, có mua thì cũng bị ép giá”.
Cùng với quan điểm giá đất, cát tăng, Hội doanh nghiệp huyện Hậu Lộc cho biết thêm: “Hiện nay, chúng tôi đang phải bù lỗ để làm cho xong các công trình dở dang, nếu không làm thì vi phạm hợp đồng chậm tiến độ, còn làm xác định là lỗ, bù lại được mỗi uy tín”.
Theo đại diện Phòng Quản lý vật liệu xây dựng, Sở Xây dựng Thanh Hóa cho biết: Hiện nay, đã quy hoạch được 550 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng (trong đá có 211 mỏ tổng diện tích 5.145ha, trữ lượng khoảng 742 triệu m3. Đất san lấp có 134 mỏ với diện tích 1.387ha, trữ lượng 128 triệu m3. Đất đắp đê có 25 mỏ; diện tích 563ha; trữ lượng 38 triệu m3. Đất sét gạch tuynel có 53 mỏ, diện tích 394ha; trữ lượng 23 triệu m3. Cát làm vật liệu xây dựng có 119 mỏ; diện tích 551ha, trữ lượng khoảng 23 triệu m3 và 8 mỏ có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ do Bộ TNMT phân cấp cho tỉnh, với tổng diện tích 142ha, trữ lượng khoảng 649.000 tấn và 2,7 triệu m3); nguồn vật liệu được quy hoạch đã kịp thời đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng cho các công trình trọng điểm của Trung ương và địa phương đã và đang triển khai thi công trên địa bàn tỉnh; trữ lượng khoáng sản được quy hoạch đáp ứng được nhu cầu cho hiện tại cả thời kỳ quy hoạch tỉnh đến 2045.
Nổi bật trang chủ

Họp Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn



Đọc thêm

Du lịch Sa Pa và một thập kỷ “thoát xác”

Quy hoạch chung Sa Pa đến năm 2040: Phát triển khu du lịch Sa Pa xứng tầm quốc tế

Khai thác lợi thế, phát triển du lịch Sa Pa bền vững, bản sắc

Du lịch xanh, thông minh và khác biệt

Sa Pa - vùng đất diệu kỳ

Bộ Xây dựng trao đổi kinh nghiệm với tỉnh Quảng Đông về phát triển đô thị, nhà ở

“Mất bò mới lo làm chuồng”…

Ông Bùi Xuân Dũng giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển công trình xanh

Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Diện mạo xã nông thôn mới nâng cao

Quản lý nhà nước về VLXD tại Điện Biên: Những bước đi nhanh, bài bản

VIETBUILD Hà Nội 2023 thu hút hơn 1.000 gian hàng

Thanh Hoá: Tăng cường quản lý giá vật liệu xây dựng

Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

Thanh Hoá: Cát nhân tạo đang dần thay thế cát tự nhiên

Gia Lai tăng cường công tác quản lý khoáng sản

Đoàn công tác Vụ Vật liệu xây dựng khảo sát hoạt động tại Công ty Cách âm cách nhiệt Phương Nam

Thừa Thiên - Huế: Ngang nhiên khai thác đất làm vật liệu san lấp trái phép

Thừa Thiên - Huế: Kiểm tra, xử lý nghiêm bến bãi tập kết khoáng sản trái phép

Viglacera đưa gạch porcelain khổ lớn ra thị trường

Bắc Giang: Phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tiên tiến, hiện đại

Nhiều sản phẩm mới, tính năng mới được giới thiệu tại Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2023

Vĩnh Phúc: Đối tác nước ngoài hợp tác sản xuất đá thiêu kết với doanh nghiệp Việt tại Khu công nghiệp Thái Hòa

Viện Vật liệu xây dựng: Đóng góp tích cực trong phát triển VLXD

Ngành Xi măng Việt Nam: Dấu ấn và xu hướng

Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2023 sẽ diễn ra từ ngày 10 - 14/5

Thái Nguyên: Gỡ khó nguồn cung vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình trọng điểm

Hội thảo: Dự án “Nghiên cứu vật liệu thích ứng với khí hậu trong bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam – CAMaRSEC”

Bắc Giang: Chủ tịch các huyện, thành phố phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép kéo dài
