Thái Nguyên: Gỡ khó nguồn cung vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình trọng điểm
![]() |
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên thường xuyên trực tiếp chỉ đạo đôn đốc, động viên và kiểm tra tiến độ thực hiện dự án. |
Theo số liệu thống kê, nhu cầu các dự án sử dụng nguồn vật liệu san lấp mặt bằng ở các địa phương trong tỉnh Thái Nguyên hiện nay khá lớn. Trong đó, tập trung tại những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao, như: Thành phố Phổ Yên, thành phố Sông Công, thành phố Thái Nguyên và các huyện Phú Bình, Đại Từ…
Bên cạnh đó, nhu cầu vật liệu san lấp cũng đang rất cấp thiết đối các dự án trọng điểm của tỉnh như: Khu công nghiệp Sông Công II, Khu công nghiệp Yên Bình, Khu công nghiệp Điềm Thụy, tuyến đường đô thị động lực, tuyến đường liên vùng Bắc Giang - Thái Nguyên - Vĩnh Phúc và nhiều công trình giao thông, khu dân cư, khu đô thị đang trong quá trình thi công tại các địa phương…
Tuy nhiên, trên thực tế nguồn cung cấp vật liệu thông thường phục vụ san lấp mặt bằng của các dự án luôn là vấn đề nóng, bức thiết đặt ra với tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều điểm mỏ đất nằm trong quy hoạch vật liệu xây dựng và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép nhưng chủ yếu tập trung tại các địa bàn như: Thành phố Phổ Yên, thành phố Sông Công, huyện Phú Bình và huyện Đồng Hỷ. Không những thế, các điểm mỏ vật liệu thông thường này phân bố không đều, trữ lượng nhỏ và thời gian khai thác ngắn nên khả năng cung cấp vật liệu cho các dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Đây cũng là bài toán nan giải đối với các cơ quan chức năng của tỉnh và chính quyền địa phương có dự án triển khai cũng như chủ đầu tư; đã làm ảnh hưởng đến tiến độ theo kế hoạch của không ít dự án.
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng, công trình giao thông... Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tăng cường chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung ưu tiên nguồn lực cho các công trình trọng điểm của tỉnh, trong đó chủ yếu là các công trình giao thông phải dành sự ưu tiên cao nhất để đẩy nhanh tiến độ đầu tư.
Cụ thể, ngày 16/3/2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên có Thông báo số 1679-TB/TU về việc cấp phép khai thác đất san lấp để ưu tiên phục vụ các công trình trọng điểm của tỉnh; ngày 3/4/2023, UBND tỉnh Thái Nguyên có Công văn số 1384/UBND-CNNXD; Thông báo số 09/TB-UBND ngày 01/02/2023 Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Việt Hùng về kế hoạch triển khai các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh; Thông báo số 22/TB-UBND ngày 02/3/2023 kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Xuân Trường tại cuộc họp giải quyết vướng mắc một số nội dung trong khu công nghiệp và một số dự án công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh...
Mới đây, ngày 24/4, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên tiếp tục ban hành về cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình trọng điểm; tháo gỡ vướng mắc về đất đai, bất động sản.
Theo đó, tại Công văn số 1813/UBND-CNNXD Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu tham mưu cấp phép khai thác mỏ vật liệu cho chủ đầu tư, nhà thầu thi công các công trình trọng điểm của tỉnh.
Yêu cầu Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu tham mưu làm việc với nhà cung ứng vật liệu, chủ mỏ để có cam kết việc cung ứng vật liệu theo giá đã công bố, niêm yết theo quy định.
Giao Sở Tài chính: Chủ trì thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến giá cả của thị trường vật liệu xây dựng để kịp thời cập nhật, tham mưu công tác quản lý nhà nước về giá; phối hợp với Sở Xây dựng công bố giá vật liệu xây dựng thông thường đảm bảo phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật.
UBND các huyện, thành phố: Có trách nhiệm cùng với các chủ đầu nhà thầu thỏa thuận với các chủ sở hữu về giá bồi thường, hỗ trợ về đất, bồi thường cây cối, hoa màu đối với các mỏ mới nằm trong quy hoạch vật liệu xây dựng của tỉnh đảm bảo phù hợp với mặt bằng giá bồi thường của Nhà nước quy định.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên: Các Sở, ban, mgành thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố cần dành sự ưu tiên cao nhất các điều kiện về nguồn lực, vật liệu để cung cấp cho hoạt động xây dựng công trình, dự án giao thông trọng điểm của tỉnh; tuyên truyền tới các chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức được cấp phép khai thác mỏ vật liệu ưu tiên tập trung cung ứng cho các dự án, công trình giao thông trọng điểm của tỉnh; rà soát, nâng công suất các mỏ vật liệu đã cấp phép, đang khai thác trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu và tiến độ thị công.
Bên cạnh đó, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động nghiên cứu, nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong công tác phối hợp, thực hiện xử lý các nội dung thuộc thẩm quyền; kịp thời tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý đối với trường hợp vượt quá thẩm quyền; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý chặt chẽ giá vật liệu xây dựng, đặc biệt là giá vật liệu tại các mỏ đang khai thác để không xảy ra tình trạng nâng giá, ép giá, bán với giá cao hơn mức giá đã được công bố. Trường hợp phát hiện tình trạng cố tình thông đồng, ép giá cao hơn so với giá đã công bố, phải có giải pháp mạnh như xử phạt, thu hồi hoặc kiến nghị thu hồi giấy phép.
Nổi bật trang chủ

Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)



Đọc thêm

Ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Vì sao giá vật liệu xây dựng ở Phú Yên tăng bất thường?

Vật liệu nào thay thế cát sông?

Quảng Ninh: Thí điểm chế biến đất đá thải mỏ làm vật liệu gia cố nền móng công trình

Quảng Ninh được sử dụng thải than làm vật liệu san lấp

1.000 gian hàng sẽ có mặt tại Triển lãm VIETBUILD Hà Nội

Asean Ceramics 2023: Hội chợ triển lãm gốm sứ hàng đầu Đông Nam Á

Khai thác, chế biến cát trắng silic phải phù hợp với quy hoạch

Thanh Hóa: Nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng gặp khó

Quản lý đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm VLXD

Tây Ninh: Chủ động nguồn vật liệu san lấp cho các công trình giao thông trọng điểm

Viglacera sản xuất thành công những m2 kính siêu trắng đầu tiên tại Việt Nam

Bắc Kạn: Quản lý hoạt động, sử dụng đất làm gạch của các nhà máy gạch tuynel

Hải Dương: Tăng cường quản lý khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông

Vật liệu xanh - Giải pháp tối ưu phát triển bền vững

Quản lý nhà nước về VLXD tại Điện Biên: Những bước đi nhanh, bài bản

VIETBUILD Hà Nội 2023 thu hút hơn 1.000 gian hàng

Thanh Hoá: Tăng cường quản lý giá vật liệu xây dựng
