Phiên bản di động

Siết tín dụng BĐS: Nên hỗ trợ và kiềm chế tín dụng thích đáng

Vấn đề xoay quanh siết tín dụng BĐS vẫn đang là tâm điểm xuyên suốt chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong thời gian vừa qua, việc thắt chặt tiền tệ để ngăn chặn giới đầu cơ gây lũng đoạn thị trường, đồng thời, hạn chế hình thức phân lô bán nền gây “vỡ” quy hoạch là tín hiệu tốt đối với lĩnh vực BĐS.
Siết tín dụng BĐS: Nên hỗ trợ và kiềm chế tín dụng thích đáng

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong 3 năm gần đây, hoạt động cho vay đối với lĩnh vực BĐS giảm về tỷ trọng so với tín dụng của toàn hệ thống. Tín dụng đổ vào BĐS giảm từ trên 26% năm 2018 xuống khoảng 12% năm 2020, thấp hơn tăng trưởng chung của nền kinh tế. Đến cuối năm 2021, tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực BĐS vẫn duy trì ở mức 12%. Tín dụng BĐS chiếm khoảng 19% tổng dư nợ nền kinh tế và dự kiến sẽ giảm trong năm 2022.

Theo các chuyên gia, BĐS là lĩnh vực cho vay an toàn bởi có tài sản thế chấp. Chỉ khi chủ đầu tư yếu kém, dự án treo thì tiền mới bị chôn, vốn ngân hàng mới khó thu hồi. Còn với chủ đầu tư uy tín, quỹ đất sạch, pháp lý đầy đủ, dự án đúng tiến độ, chất lượng, thanh khoản tốt thì ngược lại. Có sản phẩm ra thị trường thì cũng cần cho người dân mua bán, đầu tư.

Việc ồ ạt siết tín dụng BĐS còn là sự đánh đồng các nhà phát triển BĐS chuyên nghiệp với những đơn vị năng lực kém, như vậy không có tính thanh lọc để lành mạnh hóa thị trường. Ngoài ra, nếu tín dụng bị khóa đột ngột, nhiều dự án dở dang sẽ gặp khó, DN không trả được nợ vay, ngân hàng lại đối diện với nguy cơ nợ xấu.

Thực tế, chủ trương của một số ngân hàng là chỉ siết cho vay với người mang tiền đi đầu cơ, nhưng vẫn tiếp tục cho người dân có nhu cầu mua nhà, sửa nhà được vay. Tuy nhiên, sẽ khó để các ngân hàng xác định ai có nhu cầu thật, ai vay để đầu tư. Bởi vậy, không ít người có nhu cầu vay mua nhà thật sẽ bị ảnh hưởng, khi bị đánh đồng là vay tiền đầu cơ, khiến họ khó vay vốn.

Theo TS Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, cho rằng, không nên siết chặt một cách cực đoan. Ông Nghĩa đề xuất nên đối xử một cách công bằng, rõ ràng với các DN BĐS. Những DN nào phát triển dự án tốt, theo hướng lành mạnh nên được ưu đãi về vốn vay, tín dụng và các khoản thuế thay vì siết chặt một cách toàn bộ. Ngoài ra, cần tìm cách giải ngân vốn cho BĐS ngày càng hợp lý hơn.

Ông Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho biết, trong khu vực chức năng "cho vay BĐS" hiện nay, chính sách tiền tệ lại cần có độ mềm dẻo, linh hoạt. Một sự "thắt chặt tiền tệ" trên toàn tuyến của thị trường BĐS có thể gây ra những hệ lụy đáng tiếc. BĐS không chỉ có mảng "đầu cơ tạo sóng". Nó bao gồm hoạt động tạo nền tảng cho phát triển, như BĐS công nghiệp, BĐS đô thị, BĐS du lịch. Đây là là những khu vực động lực của phát triển, đặc biệt quan trọng cho công cuộc phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch hiện nay.

Ông Thiên chia sẻ thêm, cần có sự phân biệt cụ thể các loại thị trường BĐS để có hỗ trợ hay kiềm chế tín dụng thích đáng. Nên nhớ rằng việc "siết chặt tiền tệ" toàn diện quá mức năm 2011 - 2012 đã không mang lại ổn định cho nền kinh tế. Ngược lại, nó khiến nền kinh tế "nghẹt thở", rơi vào bất ổn và suy giảm tăng trưởng kéo dài.

Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Hội đồng quản trị SSI nhận định, siết tín dụng vào BĐS sẽ ảnh hưởng thị trường BĐS. Nhưng phải nhìn nhận ngành BĐS có tầm quan trọng nhất đối với nền kinh tế trên thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam. Đừng coi BĐS như "ngáo ộp". Bởi người Việt Nam vẫn thích sở hữu nhà, đầu tư BĐS nên ngành này rất quan trọng", Chủ tịch SSI nhấn mạnh.

Năm 2022, Ngân hàng Nhà nước chủ trương sẽ hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho DN và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, hạn chế tín dụng đen. Riêng với lĩnh vực BĐS, ngân hàng tạo điều kiện cho BĐS nhà ở, tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu thực, chính đáng vàtiếp tục kiểm soát chặt chẽ BĐS đầu cơ, dự án lớn có hệ số rủi ro cao...

Ông Nguyễn Duy Hưng cho rằng: Bảo vệ nhà đầu tư không phải là không cho mua trái phiếu DN; Ông nhấn mạnh, việc siết lại hoạt động phát hành trái phiếu DN để tránh thị trường bị lạm dụng theo người đứng đầu Chứng khoán SSI là chính đáng nhưng không nên nhìn nhận cực đoan trái phiếu DN. Ông cho biết các chương trình tư vấn trái phiếu DN do SSI triển khai đều trong khuôn khổ pháp luật, có thể kiểm soát tuyệt đối.

Không thể vì một vài trường hợp không tốt mà đánh giá về toàn bộ thị trường trái phiếu DN. Sẽ không công bằng với trái phiếu DN hay các công ty BĐS. Đây là thực tế theo ông Nguyễn Duy Hưng cần thẳng thắn nhìn nhận. Sự tham gia của các công ty định mức tín nhiệm cùng trách nhiệm của các công ty chứng khoán cần được quy định rõ ràng. Ngoài ra, cũng rất cần thiết sớm xây dựng môi trường mua bán thứ cấp, tạo thanh khoản cho người cần rút vốn.

“Đấy mới là mục tiêu cần hướng đến, chứ không phải chặn đứng, không cho làm. Không phải không cho mua là bảo vệ nhà đầu tư. Tư duy làm luật cần là bảo vệ lợi ích và cả quyền chủ động của nhà đầu tư trong việc đầu tư trái phiếu”.

Theo người đứng đầu Chứng khoán SSI, tất cả các quy định giúp thị trường minh bạch, đứng ra bảo vệ quyền lợi của bên bị động là nhà đầu tư và không phải bằng biện pháp hành chính đều là tốt cho thị trường.

Hiện do chưa chính thức ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 153, ông Hưng cho rằng chưa thể đánh giá ngay tác động của việc siết trái phiếu DN. SSI với vai trò một thành viên thị trường tích cực tham gia góp ý kiến dự thảo trên tinh thần xây dựng thị trường trái phiếu lành mạnh, là kênh huy động vốn tốt cho các DN.

Trái phiếu DN cũng trong danh mục tài sản tài chính được SSI đầu tư. Theo số liệu cập nhật đến cuối quý I/2022, giá trị đầu tư vào trái phiếu DN xấp xỉ 4.950 tỷ đồng, tăng 1.650 tỷ đồng trong ba tháng đầu năm. Con số trên tương đương gần 28,4% giá trị thị trường các tài sản tài chính do SSI nắm giữ, bên cạnh chứng chỉ tiền gửi, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…

Theo Kiến Tài/Báo Xây dựng
Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/siet-tin-dung-bds-nen-ho-tro-va-kiem-che-tin-dung-thich-dang-331855.html

Nổi bật trang chủ

VICEM chuyển lửa truyền thống từ đất Tổ vua Hùng

Địa phương báo cáo về phát triển nhà ở xã hội
Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5: Sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)
Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Đọc thêm

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Ngày 09/01/2024, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình, thôn Trung Am, xã Lý Học, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng, Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Bảo TP Hải Phòng đã long trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 438 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hơn 10 vạn người dân huyện Vĩnh Bảo, các tỉnh lân cận Hải Dương, Thái Bình đã về dự.
Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu phát triển toàn diện, trở thành trung tâm phát triển năng động, công nghiệp dịch vụ hiện đại, đô thị xanh, là khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Theo khảo sát của Cushman & Wakefield (Công ty Môi giới đầu tư BĐS toàn cầu), Việt Nam hiện đang đứng đầu trong danh sách lựa chọn của các nhà đầu tư toàn cầu về lĩnh vực công nghiệp logistics trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhờ vào nhiều ưu điểm kỹ thuật và chiến lược.
Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Sáng 06/01, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự Lễ khởi công Dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại phường Tràng Cát, quận Hải An, TP Hải Phòng. Với quy mô 4.300 căn, đây là dự án NƠXH đầu tiên có quy mô và hạ tầng tiện ích lớn nhất của Vinhomes tại Hải Phòng, góp phần an cư cho hàng chục nghìn người lao động địa phương.
Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Tiếp tục góp ý cho Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị với Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến quỹ phát triển đất. Theo HoREA, Dự thảo Luật hiện nay bỏ quy định về quỹ phát triển đất nên không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định của Luật Đất đai, lại vừa thiếu cơ chế để triển khai thực hiện Chương VIII về phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất.
Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 09/01/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, GTVT, TN&MT; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, liên quan đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách, hồ sơ xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và soạn thảo các văn bản quy định chi tiết Luật, Nghị định.
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Ngày 10/1, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai công tác năm 2024. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Sở Xây dựng Quảng Ninh đạt nhiều thành tích tốt đẹp trong năm 2023, đã đặt mục tiêu năm mới 2024 với thắng lợi mới. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh về kết quả công tác năm cũ được xác định là động lực cho năm mới; và năm mới với những mục tiêu then chốt mới.
Giấc mơ an cư

Giấc mơ an cư

Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo xây nhà phòng tránh lũ, lụt theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Hà Tĩnh đã tập trung triển khai với phương châm đúng đối tượng, đúng chế độ và thời gian quy định… mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc.
T&T Group hợp tác quản lý vận hành "chuẩn Nhật Bản" tại dự án T&T City Millennia Long An

T&T Group hợp tác quản lý vận hành "chuẩn Nhật Bản" tại dự án T&T City Millennia Long An

Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An (đơn vị trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T Group) và đối tác Nhật Bản – Tập đoàn Anabuki vừa ký kết hợp tác quản lý vận hành dự án T&T City Millennia tại Long An.
Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Theo khảo sát của Cushman & Wakefield (Công ty Môi giới đầu tư BĐS toàn cầu), Việt Nam hiện đang đứng đầu trong danh sách lựa chọn của các nhà đầu tư toàn cầu về lĩnh vực công nghiệp logistics trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhờ vào nhiều ưu điểm kỹ thuật và chiến lược.
Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Sáng 06/01, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự Lễ khởi công Dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại phường Tràng Cát, quận Hải An, TP Hải Phòng. Với quy mô 4.300 căn, đây là dự án NƠXH đầu tiên có quy mô và hạ tầng tiện ích lớn nhất của Vinhomes tại Hải Phòng, góp phần an cư cho hàng chục nghìn người lao động địa phương.
Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Tiếp tục góp ý cho Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị với Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến quỹ phát triển đất. Theo HoREA, Dự thảo Luật hiện nay bỏ quy định về quỹ phát triển đất nên không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định của Luật Đất đai, lại vừa thiếu cơ chế để triển khai thực hiện Chương VIII về phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất.
Địa phương báo cáo về phát triển nhà ở xã hội

Địa phương báo cáo về phát triển nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu báo cáo việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý thị trường BĐS và phát triển NƠXH từ năm 2015 - 2023.
Giấc mơ an cư

Giấc mơ an cư

Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo xây nhà phòng tránh lũ, lụt theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Hà Tĩnh đã tập trung triển khai với phương châm đúng đối tượng, đúng chế độ và thời gian quy định… mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc.
Thực hiện Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội: “Trợ lực” từ chính sách

Thực hiện Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội: “Trợ lực” từ chính sách

Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” (Đề án) được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 338/QĐ-TTg đã đi qua hơn nửa thời gian, tuy nhiên tổng số căn hộ hoàn thành tại các địa phương đạt tỷ lệ rất thấp so với kế hoạch đề ra. Vì vậy, để hoàn thành mục tiêu Đề án rất cần nhiều “trợ lực” từ chính sách.
Thị trường bất động sản: Kỳ vọng mới

Thị trường bất động sản: Kỳ vọng mới

Những điểm mới sửa đổi trong Luật Kinh doanh BĐS 2023 được nhiều chuyên gia, doanh nghiệp, nhà đầu tư... đánh giá: khi chính thức có hiệu lực sẽ có tác động tích cực đến thị trường địa ốc.
Luật Nhà ở 2023: Tạo đà thúc đẩy hoàn thành 1 triệu căn nhà ở xã hội

Luật Nhà ở 2023: Tạo đà thúc đẩy hoàn thành 1 triệu căn nhà ở xã hội

Việc Quốc hội thông qua Luật Nhà ở đã nhận được sự đánh giá rất cao của người dân, DN và các chuyên gia vì luật phù hợp thực tiễn, bảo đảm được tính đồng bộ, thống nhất của các quy định pháp luật. Đặc biệt lần này, Luật Nhà ở đã mở hơn về các điều kiện cơ chế nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội (NƠXH).
Vĩnh Long: Cần hơn 44.000 tỷ đồng phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025

Vĩnh Long: Cần hơn 44.000 tỷ đồng phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025

Sở Xây dựng Vĩnh Long vừa ban hành Tờ trình số 2931/TTr-SXD về việc phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, gửi UBND tỉnh Vĩnh Long. Theo Tờ trình này, Vĩnh Long cần 44.229 tỷ đồng đầu tư xây dựng phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025.
Để giải ngân nhanh gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Cần gỡ cơ chế

Để giải ngân nhanh gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Cần gỡ cơ chế

Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ (Chương trình) được triển khai từ tháng 4/2023 nhằm góp phần khơi thông thị trường bất động sản (BĐS), tạo động lực phát triển phân khúc nhà ở cho những người có thu nhập thấp. Tuy nhiên đến nay, kết quả giải ngân của Chương trình còn chậm, chưa được như kỳ vọng.
Tồn kho bất động sản chủ yếu ở phân khúc nhà ở riêng lẻ và đất nền dự án

Tồn kho bất động sản chủ yếu ở phân khúc nhà ở riêng lẻ và đất nền dự án

Theo số liệu báo cáo của 53/63 địa phương, lượng tồn kho bất động sản trong quý III/2023 gần 19 nghìn căn. Đồng thời, tỷ trọng tồn kho chủ yếu ở phân khúc bất động sản nhà ở riêng lẻ và đất nền của các dự án.
Cần cho phép nhà đầu tư được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Cần cho phép nhà đầu tư được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Tiếp tục góp ý cho Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi), tại Văn bản số 173/2023/CV- HoREA của Hiệp hội bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) gửi Ủy ban Thường vụ, Kinh tế, Pháp luật của Quốc hội và Bộ Tài nguyên và Môi trường, HoREA đề nghị sửa đổi điểm b khoản 1, điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều 128 để tạo điều kiện cho nhà đầu tư được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với các loại đất phù hợp quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở thương mại.
Tổng Công ty HUD khởi công dự án Nhà ở xã hội quy mô 280 căn hộ

Tổng Công ty HUD khởi công dự án Nhà ở xã hội quy mô 280 căn hộ

Ngày 21/12, Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội CT-05 (Lilya Garden) và CT-06 (Mimosa Garden) thuộc Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 (HUD Melinh Central) huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng hướng dẫn doanh nghiệp hạ giá thành bất động sản

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng hướng dẫn doanh nghiệp hạ giá thành bất động sản

Để có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Bộ Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp bất động sản cơ cấu lại phân khúc, hạ giá thành sản phẩm.
Bộ Xây dựng kiểm tra hoạt động quản lý nhà ở, kinh doanh bất động sản ở nhiều địa phương

Bộ Xây dựng kiểm tra hoạt động quản lý nhà ở, kinh doanh bất động sản ở nhiều địa phương

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND tỉnh Phú Yên, Phú Thọ và Bà Rịa - Vũng Tàu về việc cử Đoàn kiểm tra xuống các địa phương để kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý nhà ở, kinh doanh bất động sản giai đoạn 2016-2022. Mỗi địa phương, đoàn sẽ kiểm tra thực tế tại 10 dự án nhà ở, khu đô thị hoặc dự án bất động sản lớn.
Vài suy nghĩ về sàn giao dịch quyền sử dụng đất

Vài suy nghĩ về sàn giao dịch quyền sử dụng đất

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan, nghiên cứu thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất. Nhằm góp thêm góc nhìn về chủ trương này, TS. Luật sư Đoàn Văn Bình có bài viết đề cập tới cơ sở, mục tiêu, sự cần thiết, kinh nghiệm của một số nước từ đó đề xuất một số giải pháp liên quan. Báo Xây dựng trích đăng đầy đủ bài viết về nội dung đang được quan tâm này.
Năm Rồng, quyết liệt tạo đà  phát triển thị trường BĐS

Năm Rồng, quyết liệt tạo đà phát triển thị trường BĐS

Các Bộ, ngành và địa phương phải coi đây là một trong nhiệm vụ cấp bách, quan trọng cần tập trung giải quyết theo nguyên tắc vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải giải quyết, tuyệt đối không né tránh, đùn đẩy, sợ sai, sợ trách nhiệm.
Tuyên Quang: Phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2030

Tuyên Quang: Phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2030

Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Văn Sơn phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2045.
Những điểm mới trong Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tác động tích cực đến thị trường bất động sản

Những điểm mới trong Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tác động tích cực đến thị trường bất động sản

Cuối tháng 11 vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Cả 2 luật đều chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Đây sẽ là khung pháp lý quan trọng, với nhiều quy định tác động tốt hơn cho người mua nhà và chủ đầu tư.
Xem thêm