SCP - một trụ cột quan trọng góp phần hiện thực hóa mục tiêu Net Zezo vào năm 2050
![]() |
Doanh nghiệp, cửa hàng sử dụng túi giấy đựng sản phẩm thay cho túi nilon, hộp nhựa. |
Phát triển kinh tế tuần hoàn – xu hướng của các quốc gia
Sản xuất và tiêu dùng bền vững hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn trở thành xu hướng của các quốc gia, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt. Nền kinh tế tuần hoàn mở ra một xu thế mới của thời đại, thay thế nền kinh tế tuyến tính. Thách thức đặt ra với nền kinh tế tuyến tính hiện nay chính là nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt, môi trường ô nhiễm và việc xử lý các chất thải ra môi trường khó khăn. Chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn là một xu thế, một tư duy mới trong thời đại ngày nay.
Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn (Circular Economy – CE) đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng: “Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.
Trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất phải tiếp cận để xây dựng mô hình kinh doanh của mình theo mô hình kinh tế tuần hoàn - Nền sản xuất hàng hóa bền vững, tiết kiệm tài nguyên. Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực vào tháng 01/2022 cũng đã khẳng định và đặt cơ sở pháp lý rất cụ thể cho phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất thực hiện việc chuyển đổi sản xuất, kinh doanh theo mô hình kinh tế tuần hoàn, từ năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững tại Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 11/01/2016.
Đáng chú ý, nhằm góp phần thay đổi mô hình sản xuất và mô hình tiêu dùng theo hướng bền vững tại Việt Nam, vào năm 2020, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 889 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030.
Mục tiêu tổng quát Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vữngl là d đến năm 2030: Thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, khuyến khích phát triển các nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế.
Đồng thời, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới, sáng tạo, thực hành và phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa bền vững. Cũng như tạo việc làm ổn định và việc làm xanh, thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
Cụ thể hóa Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững
Đối với Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2021 và đã xây dựng được một số hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho một số ngành, xây dựng được một số mô hình thu hồi, tái chế trong ngành giấy, da giầy, kim loại màu.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã tiến hành đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, doanh nghiệp trong việc thực hiện lối sống xanh, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, thay thế các sản phẩm nhựa bằng các sản phẩm thân thiện môi trường, tổ chức các tọa đàm, phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức cho các đối tượng có liên quan về các hoạt động sản xuất sạch hơn, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, Bộ Công Thương đã triển khai một số mô hình điển hình theo hướng kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Điển hình là xây dựng và triển khai thực hiện mô hình sử dụng thí điểm các dạng năng lượng thay thế; áp dụng mô hình quản lý năng lượng tại các cơ sở công nghiệp hay xây dựng, phổ biến và nhân rộng các mô hình trình diễn thành công về sử dụng năng lượng thay thế trong các cơ sở sản xuất kinh doanh tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Cùng với đó, Bộ Công Thương phát triển, triển khai nhân rộng các mô hình trình diễn các dạng năng lượng tái tạo tại chỗ (như mặt trời, khí sinh học…) quy mô công nghiệp; xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn cho một số ngành; tính toán và xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp, áp dụng xây dựng cho ngành phân bón…
![]() |
Các hệ thống siêu thị đã chuyển đổi sang sử dụng túi phân hủy sinh học. |
Sau 2 năm triển khai thực hiện (năm 2020-1021), trên 30 tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch hoạt động Chương trình Quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã xây dựng được 5 hướng dẫn kỹ thuật chuyên sâu cho các ngành triển khai sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đã xây dựng được Bộ tiêu chí áp dụng cho các làng nghề thủ công bền vững; xây dựng được bộ bài giảng đào tạo về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho giảng viên, tuyên truyền viên; xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn cho một số ngành… Hiện nay, Bộ Công Thương đã và đang hỗ trợ các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vừng giai đoạn đoạn 2021 – 2030.
Nổi bật trang chủ

Hà Nội: Sẽ thanh tra hàng loạt khu đô thị chưa hoàn thiện hạ tầng



Đọc thêm

Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Chuyển biến tích cực trong quản lý đất đai ở xã Đồng Văn

Thừa Thiên – Huế: Dự kiến huy động hơn 3.600 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023

Hải Phòng: Hoàn thành việc tháo dỡ lồng bè trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà trước ngày 01/7/2023

Không có nhà trên đất thu hồi có được bố trí tái định cư?

Quảng Bình: Kêu gọi đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 970 tỷ đồng

Công nhận 27 hiện vật là bảo vật quốc gia

Đồng Tháp: Các khu điểm du lịch hấp dẫn khách du xuân

Giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Luật Đất đai 2003 đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Luật 2013

Xây dựng cơ chế phát triển quỹ đất, bảo đảm sự chủ động của Nhà nước trong việc phân bổ đất đai

Becamex UDJ: Chỉ còn 6,6 tỷ đồng tiền mặt, nợ lương người lao động

Trước khi bị thanh tra, Long Thành Riverside phát hành 495 tỷ đồng trái phiếu

Giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

HUDLAND Chuyển đổi số

Sông Đà 5: Sáng danh thương hiệu trong sắc xuân

Xác định chi phí quản lý dự án khi giảm tổng mức đầu tư

Quản lý chi phí đầu tư các dự án thành phần

Cách xác định chi phí khấu hao dự án nước sạch

Chủ đầu tư dự án đắt đỏ nhất Thành phố Hồ Chí Minh The Metropole Thủ Thiêm: Nợ thuế 147 tỷ đồng, khả năng trả nợ yếu

Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Cần Thơ: Phấn đấu đạt 24,8 triệu m3 nước năm 2023

Công ty Cổ phần Sông Đà Cao Cường: Phấn đấu sản lượng, doanh thu, lợi nhuận tăng 1,5 lần

Cách xác định thời điểm thanh toán dự án sử dụng vốn đầu tư công

Đồ Sơn (Hải Phòng): Thu ngân sách đạt trên 3.000 tỷ đồng

Quảng Nam: Yêu cầu các đơn vị thực hiện đấu thầu qua mạng

Công ty Bạch Đằng: Vốn 450 tỷ, kế hoạch chi 27.000 tỷ khôi phục tuyến đường sắt răng cưa duy nhất tại Việt Nam

Khối Doanh nghiệp Trung ương hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2022

Thái Nguyên với nhiều dấu ấn nổi bật trong năm 2022

Hướng dẫn sử dụng kinh phí hoạt động xúc tiến đầu tư

Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2023
