Phiên bản di động

Quảng Trị: Quy hoạch hệ thống công trình khai thác nước cổ Gio An

UBND tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức cuộc họp để nghe đơn vị tư vấn Công ty Cổ phần Tu bổ di tích và kiến trúc cảnh quan Hà Nội báo cáo nhiệm vụ quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị hệ thống các công trình khai thác nước cổ Gio An, gồm 30 giếng xếp đá, trong đó có 14 giếng cổ đã được xếp hạng là di tích quốc gia.
Quảng Trị: Quy hoạch hệ thống công trình khai thác nước cổ Gio An
Hệ thống giếng cổ Gio An được quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị hệ thống các công trình khai thác nước cổ.

Giếng cổ Gio An (huyện Gio Linh) là những công trình hệ thống dẫn thủy cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, là di tích có giá trị khảo cổ, văn hóa nghệ thuật độc đáo do người Chăm Pa sáng tạo và được người Việt tiếp thu giữ gìn cho đến ngày nay.

Theo các nhà khảo cổ, hệ thống giếng cổ Gio An ra đời vào thời kỳ cuối thời đại đồ đá mới, cách đây khoảng 5.000 năm. Người ta cho rằng, nước của người Gio An xưa có 3 loại, tùy theo mặt bằng, độ chênh nhau của sườn đồi và môi nước (nguồn nước). Loại thứ nhất là giếng có cấu trúc hoàn chỉnh nhất và có thể xem đây là công trình khai thác nước ở những khu dân cư tương đối tập trung và có nguồn nước ngầm mạnh.

Các khu vực sử dụng nước được phân định hệ thống rõ ràng: Bộ phận mặt bằng được gia cố bằng đá xếp để bảo vệ mội nước; bể lắng cũng được xếp đá, phần đáy bể được lót bằng nhiều vật liệu gốm sành. Nước từ đây sẽ chảy qua hệ thống máng, chân của máng nước được tạo gồ ra như một chiếc mộng đá cố định vị trí máng rất chắc chắn. Nước sẽ theo máng chảy xuống bể chứa, bể có thể rộng, hẹp tùy nơi và cũng được lót đáy bằng nhiều mảnh gốm, sành... thành bể được ghè đá mồ côi. Độ sâu của bể chứa khoảng 30–50cm, dùng để lấy nước uống và tắm giặt. Vùng dành cho gia súc có thể là nằm tiếp nối bể chứa, hoặc độc lập... Cuối cùng là hệ thống các mương dẫn nước được kè đá tưới tiêu cho nông nghiệp.

Loại thứ hai là giếng có kết cấu đơn giản hơn, nhưng nguyên tắc căn bản vẫn mang dạng cấu trúc gồm phần tầng đá gia cố, bể lắng và tràn vào hố chứa (không thông qua máng dẫn nước).

Loại thứ ba là giếng đào và đặt nổi lên những khối đá được chế tác thành hình trụ rỗng. Đây là kỹ thuật khai thác nước dựa trên nguyên tắc bình thông nhau: Các ống đá được xếp chồng và nâng mặt nước trong lòng giếng cao hẳn lên, tạo nên một độ chênh so với mặt bằng của mương dẫn, nước sẽ theo các lỗ khoét trên thành giếng để tràn ra ngoài.

Hệ thống giếng cổ Gio An được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 08/2001/QĐ-BVHTT ngày 13/3/2001. Hệ thống 14 giếng cổ bao gồm (Giếng Côi, Giếng Dưới, Giếng Búng, Giếng Trạng, Giếng Đào ở thôn An Nha. Giếng Gái 1, Gái 2, Giếng Nậy thôn An Hướng. Giếng Tép, Giếng Ông, Giếng Bà, Giếng Gai thôn Hảo Sơn, Giếng Máng thôn Long Sơn, Giếng Pheo thôn Tân Văn).

Mục tiêu của nhiệm vụ quy hoạch lần này là nhằm bảo quản, giữ gìn hệ thống công trình khai thác nước cổ một cách bền vững trước những tác động của tự nhiên và xã hội; kết nối các công trình trong hệ thống các công trình khai thác nước cổ Gio An để xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử đặc biệt của địa phương và của tỉnh Quảng Trị. Góp phần làm phong phú các sản phẩm du lịch của địa phương, đặc biệt du lịch cộng đồng, đưa di tích vào các hoạt động du lịch vừa tạo nguồn thu cho hoạt động bảo tồn vừa nâng cao đời sống cho người dân trong vùng di sản. Phát triển hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của các hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí của khách du lịch trong nước và quốc tế...

Phạm vi quy hoạch nằm trong ranh giới xã Gio An, huyện Gio Linh với tổng diện tích quy hoạch 427,8ha. Trong đó, diện tích khu vực bảo vệ di tích 3,74ha; diện tích vùng đệm, khu vực hỗ trợ phát huy giá trị di tích và du lịch cộng đồng 424ha.

Định hướng phân vùng chức năng, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan gồm: các khu vực bảo tồn di tích; khu dân cư kết hợp lưu trú du lịch; khu vực phát triển các chức năng công cộng, dịch vụ du lịch, du lịch sinh thái; vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên; khu trung tâm đón tiếp khách du lịch; các điểm du lịch lịch sử - văn hóa, sinh thái; các làng văn hóa du lịch...

Ngoài ra, đơn vị tư vấn cũng đề xuất các giải pháp gắn bảo tồn di tích với phát triển du lịch, xác định các sản phẩm du lịch chủ yếu: Tạo các tuyến kết nối các cụm, điểm giếng vuông góc với tuyến đường liên xã, huyện. Trên tuyến nối đó tạo không gian văn hóa Chăm với bố cục khuôn viên Chăm là không gian du lịch cộng đồng - Homestay. Không gian cảnh quan tuyến đường ra giếng và cánh đồng; xây dựng, tổ chức và tái hiện các món ăn truyền thống Chăm; các sản phẩm văn hóa lưu niệm khác mang tính đặc trưng của đồng bào Chăm.

Với sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của nhiệm vụ quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị hệ thống các công trình khai thác nước cổ Gio An, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu đơn vị tư vấn cần tính toán lại các tiêu chí để đảm bảo theo quy định. Xem xét, thống nhất lại tên nhiệm vụ quy hoạch: Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích hệ thống dẫn thủy cổ Gio An (huyện Gio Linh).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý một số vấn đề liên quan đến phạm vi nghiên cứu, không gian kiến trúc, lộ trình hướng tuyến du lịch, kế hoạch thực hiện quy hoạch... Đồng thời đề nghị Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị, đơn vị tư vấn sớm hoàn thiện hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch để trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong thời gian tới.

Theo Hữu Tiến/Báo Xây dựng
Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/quang-tri-quy-hoach-he-thong-cong-trinh-khai-thac-nuoc-co-gio-an-351757.html

Nổi bật trang chủ

VICEM chuyển lửa truyền thống từ đất Tổ vua Hùng

Địa phương báo cáo về phát triển nhà ở xã hội
Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5: Sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)
Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Đọc thêm

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Ngày 09/01/2024, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình, thôn Trung Am, xã Lý Học, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng, Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Bảo TP Hải Phòng đã long trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 438 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hơn 10 vạn người dân huyện Vĩnh Bảo, các tỉnh lân cận Hải Dương, Thái Bình đã về dự.
Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu phát triển toàn diện, trở thành trung tâm phát triển năng động, công nghiệp dịch vụ hiện đại, đô thị xanh, là khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Theo khảo sát của Cushman & Wakefield (Công ty Môi giới đầu tư BĐS toàn cầu), Việt Nam hiện đang đứng đầu trong danh sách lựa chọn của các nhà đầu tư toàn cầu về lĩnh vực công nghiệp logistics trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhờ vào nhiều ưu điểm kỹ thuật và chiến lược.
Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Sáng 06/01, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự Lễ khởi công Dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại phường Tràng Cát, quận Hải An, TP Hải Phòng. Với quy mô 4.300 căn, đây là dự án NƠXH đầu tiên có quy mô và hạ tầng tiện ích lớn nhất của Vinhomes tại Hải Phòng, góp phần an cư cho hàng chục nghìn người lao động địa phương.
Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Tiếp tục góp ý cho Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị với Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến quỹ phát triển đất. Theo HoREA, Dự thảo Luật hiện nay bỏ quy định về quỹ phát triển đất nên không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định của Luật Đất đai, lại vừa thiếu cơ chế để triển khai thực hiện Chương VIII về phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất.
Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 09/01/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, GTVT, TN&MT; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, liên quan đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách, hồ sơ xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và soạn thảo các văn bản quy định chi tiết Luật, Nghị định.
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Ngày 10/1, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai công tác năm 2024. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Sở Xây dựng Quảng Ninh đạt nhiều thành tích tốt đẹp trong năm 2023, đã đặt mục tiêu năm mới 2024 với thắng lợi mới. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh về kết quả công tác năm cũ được xác định là động lực cho năm mới; và năm mới với những mục tiêu then chốt mới.
Giấc mơ an cư

Giấc mơ an cư

Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo xây nhà phòng tránh lũ, lụt theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Hà Tĩnh đã tập trung triển khai với phương châm đúng đối tượng, đúng chế độ và thời gian quy định… mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc.
Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Ngày 09/01/2024, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình, thôn Trung Am, xã Lý Học, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng, Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Bảo TP Hải Phòng đã long trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 438 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hơn 10 vạn người dân huyện Vĩnh Bảo, các tỉnh lân cận Hải Dương, Thái Bình đã về dự.
Ninh Bình: Con đường trở thành đô thị di sản

Ninh Bình: Con đường trở thành đô thị di sản

Năm 2024, dựa trên các giá trị độc đáo về địa tự nhiên, sinh thái, văn hóa, lịch sử và sở hữu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Ninh Bình nỗ lực, quyết tâm xây dựng Đô thị di sản thiên niên kỷ.
60 năm Bác Hồ về thăm Tuần Châu (23/11/1963 - 23/11/2023): Về với biển Tuần Châu...

60 năm Bác Hồ về thăm Tuần Châu (23/11/1963 - 23/11/2023): Về với biển Tuần Châu...

LTS: Ngày 23/11/1963, Bác Hồ về thăm Tuần Châu lần thứ 2 và cũng là lần cuối cùng. Người đã căn dặn: “Phải biến Tuần Châu thành ngọc châu”. Suốt 60 năm qua, quân dân và những người yêu hòn đảo, đã nỗ lực hiện thực hoá mong ước đó của Bác. Từ một hòn đảo hoang dã, nghèo khó bậc nhất tỉnh Quảng Ninh, Tuần Châu nay đã thành viên ngọc sáng nhất của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
Khởi công 2 dự án thuộc Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khởi công 2 dự án thuộc Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

(Xây dựng) - Hôm nay (28/11), UBND tỉnh Nghệ An và Tập đoàn T&T Group phối hợp tổ chức Lễ khởi công dự án Khu du lịch văn hoá và dự án Thác 9 tầng tại Khu vực mộ bà Hoàng Thị Loan, thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Lưu giữ giá trị truyền thống của làng Cựu trong cuộc sống đương đại

Lưu giữ giá trị truyền thống của làng Cựu trong cuộc sống đương đại

Tại tọa đàm “Sức sống mới của làng cổ – làng Cựu trong cuộc sống đương đại” (một trong những hoạt động tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023) mới đây, các chuyên gia đã cùng thảo luận định hướng bảo tồn và phát huy giá trị của làng Cựu, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
Quảng Trị: Khảo sát lập quy hoạch di tích quốc gia “Các địa điểm liên quan đến dinh chúa Nguyễn”

Quảng Trị: Khảo sát lập quy hoạch di tích quốc gia “Các địa điểm liên quan đến dinh chúa Nguyễn”

UBND tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức Đoàn đi khảo sát thực địa khu vực triển khai lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia “Các địa điểm liên quan đến dinh chúa Nguyễn (1558- 1626)”.
Nhẹ nhàng như áng mây trôi

Nhẹ nhàng như áng mây trôi

Lẽ thường, người ta có rất nhiều từ ngữ và cách gọi khác nhau để diễn tả ấn tượng đẹp về một ai đó, nhưng ở đây tôi xin phép được gọi chị một cách chân thành, mộc mạc, giống những điều mà tôi cảm nhận trong một lần duy nhất được đi công tác cùng chị.
Vĩnh biệt nhà báo Trần Thị Thu Hà - nguyên phó Tổng biên tập báo Xây dựng: Chị như nắng ấm phương Nam

Vĩnh biệt nhà báo Trần Thị Thu Hà - nguyên phó Tổng biên tập báo Xây dựng: Chị như nắng ấm phương Nam

Tin nhà báo Trần Thị Thu Hà (Hà Trần) trở bệnh đột ngột qua đời khiến cho bạn bè, đồng nghiệp vô cùng bất ngờ, thương tiếc. Người đàn bà đầy năng lượng và nhiệt huyết ấy giờ như một cánh “Bồng” giũ áo bụi trần, quyện vào gió, nương theo mây, đi vào chốn hư không, về miền cực lạc.
Hà Nội: “Đánh thức” bốt Hàng Đậu với Triển lãm pavilion Sắp đặt nước và di sản

Hà Nội: “Đánh thức” bốt Hàng Đậu với Triển lãm pavilion Sắp đặt nước và di sản

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023, trong các ngày 17 – 26/11 sẽ diễn ra Triển lãm pavilion Sắp đặt nước và di sản Tháp nước Hàng Đậu (quen thuộc với tên gọi “Bốt Hàng Đậu”). Đây là một trải nghiệm không gian nghệ thuật sắp đặt ánh sáng từ vật liệu tái chế và hệ thống sắp đặt âm thanh của nước.
Cuốn sách Tiêu chuẩn kỹ thuật đào hầm – 2006: Đào hầm sử dụng khiên đào

Cuốn sách Tiêu chuẩn kỹ thuật đào hầm – 2006: Đào hầm sử dụng khiên đào

Đây là một cuốn sách có giá trị trong việc quản lý, thực hiện hoạt động xây dựng đối với hệ thống công trình ngầm đô thị.
Xây hồ cá cảnh trước nhà nên chú ý điều này

Xây hồ cá cảnh trước nhà nên chú ý điều này

Ngày nay, nhiều nhà có điều kiện thường xây bể cá cảnh trước nhà, vừa tạo tiểu cảnh vừa cải thiện không gian phong thủy. Tuy nhiên cần chú ý đến hình dạng và vị trí để tránh lợi bất cập hại.
Ville De Mont Mountain Resort: Khu nghỉ dưỡng núi xuất sắc nhất thế giới tại Sa Pa

Ville De Mont Mountain Resort: Khu nghỉ dưỡng núi xuất sắc nhất thế giới tại Sa Pa

Năm 1903, trong chuyến đi thực tế ở tỉnh Lào Cai để lập bản đồ, đoàn trắc địa của Sở Địa lý Đông Dương đã phát hiện ra Sa Pa - một nơi có phong cảnh tuyệt đẹp và khí hậu dễ chịu. Vùng đất này đã được lan truyền rộng rãi trong giới quý tộc Pháp và thị trấn mờ sương đã thực sự biển mình thành kinh đô mùa hè, là nơi nghỉ dưỡng sang trọng đáng được mong ước của bất kì du khách nào.
Lady Hill Sapa Resort - kiệt tác kiến trúc giữa ngàn mây

Lady Hill Sapa Resort - kiệt tác kiến trúc giữa ngàn mây

Nếu bạn là người thích trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng và khám phá cảnh sắc Tây Bắc đẹp đẽ, trong lành, với những phong tục địa phương thú vị, Lady Hill Sapa Resort là một lựa chọn phù hợp.
Du lịch Sa Pa và một thập kỷ “thoát xác”

Du lịch Sa Pa và một thập kỷ “thoát xác”

Năm 2013, kỷ niệm 110 năm du lịch, Sa Pa đón 720.000 lượt khách. Sau một thập kỷ vào dịp kỷ niệm 120 năm du lịch, mục tiêu đón khách của “thành phố trong sương” đã nâng tới mốc 3,5 triệu lượt. Đó được xem là bước đột phá của du lịch Sa Pa khi nỗ lực thu hút đầu tư, tận dụng thế mạnh vốn có để đa dạng hóa sản phẩm.
Du lịch xanh, thông minh và khác biệt

Du lịch xanh, thông minh và khác biệt

Sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, các hoạt động kích cầu, hợp tác phát triển du lịch của thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) hiện đã sôi động trở lại. Ngành “công nghiệp không khói” ngày càng khởi sắc, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tác động sâu sắc tới nhiều lĩnh vực kinh tế khác của thị xã Sa Pa. Với mục tiêu phát triển du lịch bền vững, Sa Pa đang chú trọng xây dựng một ngành du lịch xanh, thông minh và khác biệt.
Sa Pa - vùng đất diệu kỳ

Sa Pa - vùng đất diệu kỳ

Sa Pa là vùng đất diệu kỳ bởi mảnh đất này từ ngàn xưa đã được mẹ thiên nhiên ưu ái, ban tặng vẻ đẹp độc đáo, riêng có về cảnh sắc, khí hậu, tài nguyên. Với nguồn lực du lịch hấp dẫn, Đảng bộ và Nhân dân thị xã Sa Pa hôm nay đồng lòng dựng xây, phát triển kinh tế du lịch, mong muốn Sa Pa trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia giàu bản sắc, vươn tầm quốc tế.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023

Sáng 25/5, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức họp báo Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023. Đây là lần thứ 10, tỉnh Khánh Hòa tổ chức Festval Biển với hơn 70 hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch..
1.653 drone trình diễn ánh sáng trong đêm khai mạc Festival biển Nha Trang 2023

1.653 drone trình diễn ánh sáng trong đêm khai mạc Festival biển Nha Trang 2023

Ban tổ chức Festival biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023 cho biết với chủ đề “Khánh Hòa – Khát vọng phát triển” mà điểm nhấn là màn trình diễn với 1.653 thiết bị bay không người lái (drone) trên nền âm thanh hiện đại, đặc sắc được hòa âm phối khí với chất liệu âm nhạc bản địa.
Quà quê, quà phố

Quà quê, quà phố

Quãng hơn nửa thế kỷ trước, thành thị và nông thôn Việt Nam còn có những khác biệt rất lớn. Không chỉ khung cảnh, con người và mức sống khác nhau, nề nếp sinh hoạt giao tiếp cũng phân chia rõ nét. Thế nhưng vẫn có nét tương đồng ấm áp cảm động. Đó là việc tặng nhau những món quà thường ngày chẳng nhân dịp gì cả. Người quê ra phố mang theo mấy đấu gạo mới, con gà, nải chuối làm quà. Người phố về quê thường mang những vật phẩm tiêu dùng mà ở quê không sẵn. Vài chiếc khăn cho người già, mấy mét vải cho đám thanh niên, bánh kẹo mà chủ lực là bánh mì cho bọn trẻ...
Bộ 3 vương miện của Miss Sake VietNam 2023 được chế tác từ đá quý

Bộ 3 vương miện của Miss Sake VietNam 2023 được chế tác từ đá quý

Bộ 3 chiếc vương miện của cuộc thi Miss Sake VietNam 2023 đã được Ban tổ chức hé lộ trị giá gần 3 tỷ đồng cho vương miện hoa hậu và 2 Tiara dành cho Á hậu 1 và Á hậu 2.
Xem thêm