Phiên bản di động

Quảng Ninh: Ngôi đình căn cứ cách mạng bị “bỏ quên”

Ngày Tết, bậc cao niên thường có thú vui khách đến nhà thì “ôn cổ chi tân”. Xuân này, cụ Nguyễn Ngọc Đàm - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh kể: Ở đảo Cái Chiên, huyện Hải Hà có một ngôi đình cổ mà các vị lãnh đạo cách mạng tiền bối của Đảng từng làm cơ sở hoạt động bí mật trong lòng địch thời chống Pháp. Khi còn công tác, cụ có nhiều kỷ niệm về ngôi đình và vùng đất này.
Quảng Ninh: Ngôi đình căn cứ cách mạng bị “bỏ quên”
Cụ Nguyễn Ngọc Đàm chia sẻ, từng đề nghị xã đảo coi nhà cách mạng cùng chuyến công tác với cụ Trần Danh Tuyên ngày ấy đã quyết hy sinh không rơi vào tay giặc, là thành hoàng thứ hai được thờ ở đình Cái Chiên.

Tôi và cụ Trần Quyền - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh bị cuốn theo chuyện của cụ Nguyễn Ngọc Đàm. Cụ Nguyễn Ngọc Đàm năm nay 101 tuổi, nhắc lại tích cũ đã qua gần một thế kỷ thì có đoạn lúc nhớ lúc quên. Nhưng người nghe vẫn hào hứng và cảm động về kỷ niệm đã hằn sâu trong cuộc đời của người tướng lĩnh, từng làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.

Vắn tắt chuyện cụ Nguyễn Ngọc Đàm kể, ngày trước đình Cái Chiên là công trình xây dựng lớn nhất trên quần đảo Quảng Hà là nơi diễn ra các nghi lễ tâm linh của ngư dân vùng biển Đông Bắc bộ. Khi ấy, các vị lãnh đạo Đảng đã lợi dụng địa điểm này để hoạt động cách mạng, trong đó có cụ Trần Danh Tuyên là người anh ruột của cụ Nguyễn Ngọc Đàm. Cụ Trần Danh Tuyên, tức Nguyễn Văn Luận sinh năm 1911 (năm 1945 làm Bí thư Thành ủy Hà Nội), năm 1935 ra mỏ làm thợ ở nhà máy kẽm Quảng Yên, năm 1937 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam và được Đảng cử ra vùng biển Đông Bắc giác ngộ nhân dân, xây dựng cơ sở cách mạng của Đảng.

Một lần Lễ hội đình Cái Chiên vào dịp ngày 16 đến 20 tháng Giêng, nhà cách mạng Trần Danh Tuyên cùng một đảng viên từ khu mỏ Cẩm Phả đến vận động nhân dân đoàn kết chống địa chủ - cường hào sưu cao thuế nặng dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, tuyên truyền cương lĩnh của Đảng Cộng Sản tại Hội đình, không may bị địch phát hiện, hai người hai ngả rút lui tránh cường địch. Quân Pháp truy sát, Trần Danh Tuyên thoát hiểm theo hướng biển, lợi dụng rừng ngập mặt ẩn nấp và được ngư dân che chở đưa về đất liền. Còn người đồng chí chạy lên rừng quyết không sa vào tay giặc. Quân Pháp bao vây hòn đảo dài ngày khi chúng rút, dân làng tìm thấy xác nhà cách mạng ấy trên núi và bí mật mai táng trên vạt đồi sau đình. Khi cách mạng thành công, ở cương vị lãnh đạo cụ Trần Danh Tuyên còn đến mộ thắp hương cho người đồng đội đã hy sinh.

Cụ Nguyễn Ngọc Đàm từng làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Quảng Yên; từng nhận quân hàm Thiếu tướng và có thời gian 10 năm làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh. Hồi còn làm việc, những lần ra huyện Quảng Hà công tác thường ghé thăm nơi anh mình từng hoạt động cách mạng. Sau năm 1960, đình Cái Chiên đã sử dụng tạm làm lớp học, nhưng công trình xây dựng vẫn còn hình dạng mái đình làng, với 3 gian 2 chái tiền đường và 3 gian hậu cung, kèo được làm bằng gỗ lim, tường xây gạch đỏ, đằng trước có 4 cột gạch gọi là cổng đình.

Đình xây dựng trên thổ đất đắc địa “tựa sơn - đạp thủy, tả thanh long - hữu bạch hổ”. Cụ Trần Quyền nguyên là Phó Chủ tịch UBND tỉnh, năm nay bước vào tuổi 90, từng phụ trách về khối xây dựng nghe đình Cái Chiên phong thủy thì tỏ ra tâm đắc. Cụ Nguyễn Ngọc Đàm bảo, mình vốn có chút kiến thức về kinh dịch nhân một lần đến thăm đình Cái Chiên ngắm hồ nước phía trước thấy bất ổn, hồ bị bục, nước xiết khoét thành huyệt sâu chính mặt tiền cửa đình, thì sang tai với già làng - trưởng thôn nên vận động dân đắp lại và mở đường thoát lũ sang sườn núi bên hông hồ vừa an toàn trữ nước, vừa thuận hướng đình; bãi biển phía trước trồng thêm cây đâng cây sú, mở rộng diện tích rừng ngập mặn tạo “án sơn”.

Và lạ thay, tâm linh thực hư không rõ, từ khi được coi là hàn “long mạch” thì bầy đàn cá lóc độc bao năm ám đảo Cái Chiên tự dã đám, thay vào đó là tôm Núi Miều về làm tổ. Cá chim, thu, nhụ, đé ngư dân thả lưới ven bờ cũng bắt được. Đồng ruộng thì tốt tươi bởi hồ Giếng Đình đắp lại nước cả, chủ động tưới cho lúa màu. Nhờ thủy lợi dân ba thôn không ở co cụm nữa, mà tự bung ra khẩn khai đất hoang ăn ra làm nên, dân đảo Cái Chiên ngày một khấm khá.

Quảng Ninh: Ngôi đình căn cứ cách mạng bị “bỏ quên”
Cái Chiên có bãi biển đẹp, lặng sóng, phong cảnh còn sơ khai hấp dẫn du khách.

Vốn làm báo giàu tính tò mò, tôi quyết một phen thực tế đình Cái Chiên. Chuyến đi chuẩn bị công phu, như: gặp gỡ Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Nguyễn Mạnh Hà để tiếp cận hồ sơ di tích; nhờ giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Mạnh Cường nguyên là Bí thư Huyện ủy Hải Hà (người đã quan tâm trùng tu quần thể Di tích trên đảo Cái Chiên) chắp mối với Chủ tịch UBND xã đảo Cái Chiên là Nguyễn Văn Đông, đã cử cán bộ Văn hóa giúp “thực mục, sở thị” ngôi đình cổ này.

Qua bến Ghềnh Võ vượt biển khoảng 8km đến đảo. Đảo Cái Chiên rộng khoảng 2.500ha, cảnh quan đẹp, ngày Tết lễ du khách đến rất đông. Hôm chúng tôi đến, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Đông hiếu khách, nhưng đãi ăn thì được, đãi chỗ nghỉ thì không bởi 20 khách sạn lưu trú kể cả phòng nghỉ bình dân trên đảo gồm trên 200 phòng đã kín khách, cho thấy mỗi một năm đảo Cái Chiên lại thêm thịnh vượng. Xuân này hòn đảo trù mật hơn trong ý tưởng tượng của cụ Nguyễn Ngọc Đàm.

Còn ý kiến của cụ Nguyễn Ngọc Đàm về đình Cái Chiên trên thổ đất thiêng, thì “danh bất hư truyền”. Ngôi đình tựa lưng vào dãy núi ba đỉnh, người địa phương gọi là núi ba ngọn. Mặt tiền là hồ nước rộng trong xanh gọi là hồ Giếng Đình, án phong là Gồ Đình (nay trên đỉnh địa phương xây đài lưu niệm chứng tích nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện). Lưỡng bên bài rồng chầu hổ phục, hai cánh hồi đình là hai dòng suối rừng quan năm nước cả, bên tả gọi là khe Giếng Đụn, bên hữu là Khe Đình.

Quảng Ninh: Ngôi đình căn cứ cách mạng bị “bỏ quên”
Đình Cái Chiên - di tích lịch sử, căn cứ cách mạng ảm đạm như một miếu hoang.

Tháng 5/2018, đình Cái Chiên được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh cùng với di tích Miếu Ông - Miếu Bà - Miếu Quan Lớn. Nhưng ngôi đình chứng tích lịch sử cách mạng ở Hải Hà bị bỏ hoang trông như túp miếu hoang ẩn khuất trong vạt rừng rậm, vắng dấu chân người. Trái ngược với Miếu Ông - Miếu Bà cách đó không xa, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Lâm Ngọc Dương đầu tư 578 tỷ đồng xây dựng công trình đồ sộ gấp 20 lần di tích trước, chuyển đổi 20,1ha đất rừng đất tôn giáo thành khu du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 4-5 sao.

Quảng Ninh: Ngôi đình căn cứ cách mạng bị “bỏ quên”
Trên đỉnh Gồ Đình đã xây đài lưu niệm, chứng tích nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Hải Hà.

Một bác cựu chiến binh ái ngại bảo, Miếu Ông - Miếu Bà ở sát bãi biển Đầu Rồng đất hái ra tiền thì được doanh nghiệp quan tâm, huyện hưởng ứng, đình Cái Chiên di tích được xếp hạng, có giá trị lịch sử cách mạng nhưng lại không sinh lời ngay thì bị bỏ quên. Lớp hậu sinh nay thực dụng còn “biến chùa thành chợ”. Sự trùng tu, xây dựng di tích thiếu ý thức giáo dục truyền thống cách mạng, ăn xổi, thiếu đồng bộ. Một vấn đề đáng quan tâm ở huyện Hải Hà.

Theo Vũ Phong Cầm/Báo Xây dựng
Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/quang-ninh-ngoi-dinh-can-cu-cach-mang-bi-bo-quen-348321.html

Nổi bật trang chủ

VICEM chuyển lửa truyền thống từ đất Tổ vua Hùng

Địa phương báo cáo về phát triển nhà ở xã hội
Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5: Sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)
Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Đọc thêm

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Ngày 09/01/2024, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình, thôn Trung Am, xã Lý Học, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng, Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Bảo TP Hải Phòng đã long trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 438 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hơn 10 vạn người dân huyện Vĩnh Bảo, các tỉnh lân cận Hải Dương, Thái Bình đã về dự.
Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu phát triển toàn diện, trở thành trung tâm phát triển năng động, công nghiệp dịch vụ hiện đại, đô thị xanh, là khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Theo khảo sát của Cushman & Wakefield (Công ty Môi giới đầu tư BĐS toàn cầu), Việt Nam hiện đang đứng đầu trong danh sách lựa chọn của các nhà đầu tư toàn cầu về lĩnh vực công nghiệp logistics trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhờ vào nhiều ưu điểm kỹ thuật và chiến lược.
Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Sáng 06/01, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự Lễ khởi công Dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại phường Tràng Cát, quận Hải An, TP Hải Phòng. Với quy mô 4.300 căn, đây là dự án NƠXH đầu tiên có quy mô và hạ tầng tiện ích lớn nhất của Vinhomes tại Hải Phòng, góp phần an cư cho hàng chục nghìn người lao động địa phương.
Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Tiếp tục góp ý cho Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị với Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến quỹ phát triển đất. Theo HoREA, Dự thảo Luật hiện nay bỏ quy định về quỹ phát triển đất nên không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định của Luật Đất đai, lại vừa thiếu cơ chế để triển khai thực hiện Chương VIII về phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất.
Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 09/01/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, GTVT, TN&MT; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, liên quan đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách, hồ sơ xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và soạn thảo các văn bản quy định chi tiết Luật, Nghị định.
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Ngày 10/1, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai công tác năm 2024. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Sở Xây dựng Quảng Ninh đạt nhiều thành tích tốt đẹp trong năm 2023, đã đặt mục tiêu năm mới 2024 với thắng lợi mới. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh về kết quả công tác năm cũ được xác định là động lực cho năm mới; và năm mới với những mục tiêu then chốt mới.
Giấc mơ an cư

Giấc mơ an cư

Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo xây nhà phòng tránh lũ, lụt theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Hà Tĩnh đã tập trung triển khai với phương châm đúng đối tượng, đúng chế độ và thời gian quy định… mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc.
Sở Xây dựng Kiên Giang: Cần xem lại báo cáo làm rõ thông tin báo chí

Sở Xây dựng Kiên Giang: Cần xem lại báo cáo làm rõ thông tin báo chí

Ngày 28/12/2023, Sở Xây dựng Kiên Giang có Văn bản số 3545/BC- SXD gửi UBND tỉnh về việc làm rõ thông tin báo chí. Qua nghiên cứu văn bản này, chúng tôi thấy một số vấn đề cần được làm sáng tỏ.
Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Luật Quy hoạch Đô thị và Nông thôn sẽ được trình Quốc hội khóa XV xem xét tại Kỳ họp thứ 7, vào tháng 5/2024; thông qua tại Kỳ họp thứ 8 tháng 10/2024, do vậy một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Xây dựng - cơ quan chủ trì soạn thảo luật - trong năm 2024 là hoàn thiện dự thảo Luật với chất lượng cao nhất. Trong dự thảo Luật, Bộ Xây dựng đề xuất: Thống nhất quy định pháp luật về quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng hiện nay tại Luật Quy hoạch Đô thị năm 2009, Chương II Luật Xây dựng năm 2014 và quy định hiện hành liên quan vào trong một bộ luật với tên gọi “Luật Quy hoạch Đô thị và Nông thôn”.
Loạt sai phạm nghiêm trọng tại mỏ cát Tây Nguyên: Ngành chức năng có “chống lưng”?

Loạt sai phạm nghiêm trọng tại mỏ cát Tây Nguyên: Ngành chức năng có “chống lưng”?

Xe đầu kéo, xe có trọng tải lớn chở cát vượt trạm cân, hoạt động xuyên đêm suốt sáng, náo loạn cả khu dân cư, gây hư hỏng đường sá, ảnh hưởng đến môi trường, an toàn giao thông, cá biệt hơn là có dấu hiệu khai thác cát vượt trữ lượng. Thế nhưng, chính quyền huyện Krông Pa và ngành chức năng tỉnh Gia Lai không có biện pháp xử lý triệt để, đã để sai phạm tái diễn thường xuyên, liên tục trong một thời gian dài tại mỏ cát của Công ty CP Xây dựng Tây Nguyên Gia Lai. Vụ việc đã gây bức xúc trong quần chúng Nhân dân.
Bộ Xây dựng ban hành kế hoạch Thanh tra năm 2024

Bộ Xây dựng ban hành kế hoạch Thanh tra năm 2024

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký ban hành Quyết định số 1196/QĐ-BXD về Kế hoạch thanh tra năm 2024 của Bộ Xây dựng.
Hà Nội: Khẩn trương thực hiện nghiêm Kết luận Thanh tra quy hoạch đường Lê Văn Lương, Tố Hữu

Hà Nội: Khẩn trương thực hiện nghiêm Kết luận Thanh tra quy hoạch đường Lê Văn Lương, Tố Hữu

Vừa qua, Thanh tra Bộ Xây dựng có văn bản gửi UBND Thành phố Hà Nội đôn đốc thực hiện Kết luận Thanh tra số 39/KL-TTr ngày 17/5/2022 liên quan đến công tác quy hoạch xây dựng tại khu vực hai bên tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính.
Hòa Bình: Hiểu cho đúng vấn đề quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 xã Thịnh Minh

Hòa Bình: Hiểu cho đúng vấn đề quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 xã Thịnh Minh

Báo điện tử Xây dựng nhận được đơn kiến nghị khẩn cấp của người dân xã Thịnh Minh, thành phố Hòa Bình về việc lập quy hoạch tỷ lệ 1/2000 tại xã Thịnh Minh. Nội dung đơn, bạn đọc phản ánh: Nhiều nội dung trong đồ án quy hoạch không tuân theo quy định của pháp luật về quy hoạch đã gây bức xúc cho hơn 300 hộ dân trên địa bàn lập quy hoạch vì những hộ dân này đã sinh sống ổn định nhiều năm tại địa phương lại phải tiếp tục di chuyển đến nơi khác cùng một số vấn đề khác... Hiện tại, Báo điện tử Xây dựng đã chuyển đơn đến UBND thành phố Hòa Bình để xem xét và giải quyết theo quy định của pháp luật. Đồng thời, cử nhóm phóng viên xuống địa bàn phối hợp với một số Phòng, ban của UBND thành phố Hòa Bình thu thập tài liệu, kiểm tra hiện trạng và làm rõ những vấn đề nêu trong đơn.
Khánh Hòa đề nghị xác minh, xử lý thông tin vụ: “Bưng bít’ thông tin điểm dừng chân mọc trên đất rừng phòng hộ

Khánh Hòa đề nghị xác minh, xử lý thông tin vụ: “Bưng bít’ thông tin điểm dừng chân mọc trên đất rừng phòng hộ

Sở Thông tin – Truyền thông Khánh Hòa có văn bản đề nghị UBND huyện Khánh Vĩnh kiểm tra, xử lý thông tin nội dung phản ánh của Báo Xây dựng liên quan đến loạt bài viết về điểm dừng chân “mọc” trên đất rừng phòng hộ.
Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày 7/12, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Bộ Xây dựng lập Đoàn kiểm tra lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản tại Phú Thọ

Bộ Xây dựng lập Đoàn kiểm tra lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản tại Phú Thọ

Mới đây, Bộ Xây dựng có văn bản gửi UBND tỉnh Phú Thọ về kế hoạch kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về nhà ở, kinh doanh bất động sản, hoạt động của các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng và công tác tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy.
Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Hồ chứa nước Yên Ngựa (xã Cư Êwi, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), đến nay đã hết thời hạn thi công. Tuy nhiên, đến nay công trình vẫn thi công “nhỏ giọt”, khối lượng thi công đạt thấp, khiến dư luận hoài nghi về năng lực của chủ đầu tư dự án.
Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đến nay vẫn chưa thể an cư tại nơi ở mới. Khu tái định cư của dự án này hiện vẫn là những khoảng đất trống, chưa hoàn thiện hạ tầng.
Khánh Vĩnh (Khánh Hòa): “Bưng bít” thông tin với báo chí vụ điểm dừng chân “mọc” trên rừng phòng hộ?

Khánh Vĩnh (Khánh Hòa): “Bưng bít” thông tin với báo chí vụ điểm dừng chân “mọc” trên rừng phòng hộ?

Để thông tin đa chiều và rộng đường dư luận xung quanh việc doanh nghiệp được cấp đất rừng phòng hộ để làm điểm dừng chân ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, đến nay, sau gần 02 tháng phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã gửi hàng loạt câu hỏi, vấn đề liên quan đến UBND huyện Khánh Vĩnh đề nghị cung cấp thông tin cho báo chí, tuy nhiên, mọi thông tin liên quan đến điểm dừng chân này vẫn được UBND huyện Khánh Vĩnh giấu kín và không thông tin cho báo chí theo quy định.
Khánh Hòa: Mỏ đá Hòn Giốc Mơ khai thác trên phần đất của dân?

Khánh Hòa: Mỏ đá Hòn Giốc Mơ khai thác trên phần đất của dân?

Người dân tại xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa gửi đơn tố cáo các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa vì cho rằng, Công ty TNHH Tư vấn thiết kế xây dựng ADC cố tình khai thác đá tại mỏ đá Hòn Giốc Mơ trên phần đất người dân đang canh tác, gây thiệt hại kinh tế.
Kiên Giang: Liệu UBND tỉnh có thực hiện quy hoạch cấp nước?

Kiên Giang: Liệu UBND tỉnh có thực hiện quy hoạch cấp nước?

Vấn đề cấp nước sạch cho nhân dân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng đã trở thành vấn đề bức xúc. Vấn đề này không những được Thủ tướng Chính phủ quan tâm mà các Bộ, ngành liên quan cũng hết sức quan tâm. Chính phủ đã có nhiều chương trình giao cho từng Bộ, ngành thực hiện việc chống nhiễm mặn Đồng bằng sông Cửu Long và dự trữ nguồn nước ngọt để cấp cho nhân dân trong giai đoạn hạn hán.
Bàn thêm về việc xây dựng khu đô thị chồng lấn Di sản vịnh Hạ Long

Bàn thêm về việc xây dựng khu đô thị chồng lấn Di sản vịnh Hạ Long

Những ngày gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, cư dân mạng có nhiều ý kiến về Dự án Khu đô thị tại 10B, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh chồng lấn lên vùng đệm di sản thiên nhiên thế giới. Mặc dù vậy, UBND tỉnh Quảng Ninh, một số Bộ, ngành liên quan chưa có lời giải thích đầy đủ về việc làm trên.
Bài 1: Ngang nhiên hoạt động không có trong quy hoạch, giấy phép hết hạn

Bài 1: Ngang nhiên hoạt động không có trong quy hoạch, giấy phép hết hạn

Thời gian qua, Báo điện tử Xây dựng nhận được phản ánh của bạn đọc, Nhà máy cấp nước Thạnh Lộc (tại Khu Công nghiệp Thạnh Lộc, xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, Kiên Giang) hoạt động không phép, bán buôn nước sai quy định… Trái lại, Công ty Thạnh Lộc không bị kiểm tra, xử lý mà được địa phương chiếu cố xem xét giá, được ký hợp đồng buôn bán thách thức dư luận. PV Báo điện tử Xây dựng đã về tỉnh Kiên Giang ghi nhận sự thật.
Trảng Bom (Đồng Nai): Chính quyền ở đâu khi để nhiều nhà xưởng xây dựng trái phép?

Trảng Bom (Đồng Nai): Chính quyền ở đâu khi để nhiều nhà xưởng xây dựng trái phép?

Như Báo điện tử Xây dựng đã phản ánh, vụ việc nhà xưởng xây dựng trái phép trên đất ở và đất trồng cây lâu năm tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai) gây bức xúc dư luận, vẫn ngang nhiên hoạt động cho đến nay. Bên cạnh đó, phóng viên Báo điện tử Xây dựng còn phát hiện nhiều công trình vi phạm khác cũng ngang nhiên tồn tại như nơi không có người quản lý.
Bộ Xây dựng lập Đoàn kiểm tra dự án Khu đô thị quây núi đá vịnh Hạ Long làm “hòn non bộ”

Bộ Xây dựng lập Đoàn kiểm tra dự án Khu đô thị quây núi đá vịnh Hạ Long làm “hòn non bộ”

Mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị phối hợp kiểm tra, xử lý nội dung dư luận phản ánh về dự án Khu đô thị 10B tại phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả quây núi đá vịnh Hạ Long làm “hòn non bộ”.
Điểm mặt những vụ án tham nhũng liên quan đến đất đai tại tỉnh Kon Tum

Điểm mặt những vụ án tham nhũng liên quan đến đất đai tại tỉnh Kon Tum

UBND tỉnh Kon Tum vừa có Báo cáo số 399/BC-UBND về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Từ đầu năm cho đến thời điểm hiện tại, cơ quan chức năng tại tỉnh Kon Tum đã phát hiện 6 vụ án liên quan đến tham nhũng và tiêu cực, đồng thời tiến hành khởi tố 10 bị can có liên quan đến những vụ việc.
Hòa Bình: Cần kiểm tra dòng tiền và thuế tại Dự án Takara Hòa Bình Resort

Hòa Bình: Cần kiểm tra dòng tiền và thuế tại Dự án Takara Hòa Bình Resort

Chủ đầu tư Dự án Takara Hòa Bình Resort huy động vốn trái phép “trá hình” bằng cách chỉ định công ty khác ký kết dịch vụ tư vấn với khách hàng rồi thu tiền đặt trước 30%. Tỉnh Hòa Bình cần chỉ đạo làm rõ dòng tiền và vấn đề thuế của các đơn vị liên quan.
Xem thêm