Phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới
![]() |
Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới nhằm chuyển đổi tư duy của cán bộ và người dân về xây dựng nông thôn mới. |
Chương trình nhằm cung cấp kịp thời những luận cứ khoa học, thực tiễn và giải pháp thúc đẩy thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 thông qua tập hợp nguồn lực khoa học và công nghệ đa ngành; góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn; nâng cao chất lượng đời sống của người dân; thúc đẩy liên kết và thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền.
Các giải pháp khoa học, ứng dụng công nghệ đảm bảo tăng hiệu quả kinh tế tối thiểu 15%
Chương trình đặt mục tiêu xây dựng và nhân rộng được các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn phù hợp với điều kiện đặc thù, phát huy được thế mạnh của từng địa phương, vùng, miền (đặc biệt là tại các vùng khó khăn, vùng biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo chưa đạt chuẩn nông thôn mới) trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, thúc đẩy liên kết sản xuất và phát triển thị trường theo chuỗi giá trị nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm cấp tỉnh và sản phẩm đặc thù địa phương.
Chương trình cũng đề ra một số chỉ tiêu và sản phẩm: Các giải pháp khoa học, ứng dụng công nghệ đảm bảo tăng hiệu quả kinh tế tối thiểu 15%, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; ít nhất 70% mô hình triển khai trong Chương trình được các địa phương tiếp tục triển khai, nhân rộng.
Tối thiểu 80% mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn được triển khai trong Chương trình có sự liên kết đa ngành, liên kết theo chuỗi giá trị và hợp tác công tư.
Tối thiểu 25% mô hình triển khai trong Chương trình được thực hiện ở các xã đặc biệt khó khăn, huyện nghèo, các địa phương chưa đạt chuẩn nông thôn mới, góp phần đẩy nhanh tiến độ đạt được các chỉ tiêu, tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền.
Chuyển đổi tư duy của cán bộ và người dân về xây dựng nông thôn mới
Một trong các nội dung của Chương trình là nghiên cứu hoàn thiện và đổi mới cơ chế, chính sách, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới bền vững gắn với quá trình đô thị hóa, hội nhập quốc tế và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới cho các giai đoạn tiếp theo; nghiên cứu đổi mới cơ chế giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình.
Bên cạnh đó, nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới theo hướng tích hợp các chương trình, dự án trên địa bàn nông thôn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm thống nhất cơ chế, chính sách hỗ trợ địa phương triển khai hiệu quả các nội dung của Chương trình, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, đảm bảo không trùng lắp, chồng chéo, lãng phí nguồn lực.
Đồng thời, nghiên cứu giải pháp xã hội hóa, hợp tác công tư trong đầu tư, phát triển, quản lý và khai thác công trình bảo vệ môi trường, hạ tầng nông thôn, hạ tầng thương mại phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn bền vững.
Nghiên cứu giải pháp phát huy vai trò của chính quyền, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ các cấp (đặc biệt là cấp cơ sở) trong việc thực hiện Chương trình nông thôn mới; giải pháp phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng; giải pháp nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy của cán bộ và người dân về xây dựng nông thôn mới; giải pháp phát triển và thúc đẩy vai trò của các tổ chức xã hội trong xây dựng nông thôn mới, phát huy bản sắc văn hóa và bảo vệ môi trường hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững kết hợp tăng trưởng xanh.
Ngoài nội dung trên, Chương trình còn có các nội dung: Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn bền vững; xây dựng các mô hình nông thôn mới trên cơ sở ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ để phát triển kinh tế, xã hội; thực hiện các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức xã hội và quảng bá thành tựu khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới.
Nổi bật trang chủ

Thừa Thiên - Huế: Thanh tra “vạch” ra hàng loạt sai phạm về đất đai tại thị xã Hương Thủy



Đọc thêm

Đề xuất định mức chi phí lập quy hoạch di tích

Tiềm năng phát triển du lịch biển bền vững tỉnh Nam Định

Bắc Ninh: Bức tranh phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn manh mún, lác đác

Hải Phòng: Đảm bảo an toàn công trường xây dựng trong mùa mưa bão

Vĩnh Phúc: Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra một số công trình khánh thành dịp Quốc khánh 2/9

Bắc Giang: Tập trung cao tạo quỹ đất cho công nghiệp

Nghệ An: Thẩm định 127 dự án, công trình các loại trong 6 tháng đầu năm

Charm City tại Bình Dương: Tên dự án chưa được Sở Xây dựng công nhận, chủ đầu tư năng lực yếu vì nợ nhiều

Quảng Trị: Hội nghị giao ban các tỉnh Bắc Trung bộ ngành Xây dựng

Các trường hợp được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Thông tư 01/2022/TT-BXD của Bộ Xây dựng

Hội thảo góp ý Dự thảo sửa đổi QCVN 07:2016/BXD về công trình hạ tầng kỹ thuật

Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật phần QCVN 07-4 Công trình giao thông

Vĩnh Phúc: Triển khai phần mềm theo dõi việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận

Viettel Money vào Top giải pháp chuyển đổi số của giải thưởng hàng đầu thế giới Excellence Award

Phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới

Dịch vụ chữ ký số từ xa MySign của Viettel chính thức được cấp phép

Ra mắt trợ lý ảo trên ứng dụng Vinhomes Resident và Vinhomes Online

Tekla Forum Vietnam 2022: Không chỉ là một hội thảo phần mềm xây dựng

Viettel được vinh danh tại toàn bộ các hạng mục chương trình biểu dương Top công nghệ 4.0 Việt Nam

Ngày hội dành riêng cho người dùng phần mềm Tekla ở Việt Nam

Nghiên cứu mô hình phân bố dân cư và hình thái đô thị tại các đô thị lớn ở Việt Nam

Hải Phòng: Triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số hiệu quả cao và tránh lãng phí

Bổ sung quy định đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trực tuyến

Chiếu sáng thông minh - Dẫn lối phát triển cho đô thị thông minh

TopenLand – nền tảng công nghệ kết nối đồng hành cùng hành trình bất động sản

Vĩnh Phúc: Ra mắt phòng họp không giấy E–cabinet đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số

Nỗ lực trong triển khai kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Nhà thông minh Rạng Đông - Thiết kế của người Việt

Chuyển đổi số ngành Xây dựng: Kết quả bước đầu và những khó khăn đặt ra
