Phiên bản di động

Phát triển nhà ở xã hội: Hiểu đúng việc xác định số tiền nộp thay “quỹ đất 20%”

Pháp luật về nhà ở hiện hành có quy định trách nhiệm chủ đầu tư (CĐT) các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành “quỹ đất 20%” để xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH), hoặc thực hiện nghĩa vụ này bằng cách nộp một số tiền tương đương giá trị quỹ đất trên. Cách xác định số tiền này như thế nào cũng cần được hiểu đúng để áp dụng thống nhất.

Pháp luật về nhà ở hiện hành có quy định trách nhiệm chủ đầu tư (CĐT) các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành “quỹ đất 20%” để xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH), hoặc thực hiện nghĩa vụ này bằng cách nộp một số tiền tương đương giá trị quỹ đất trên. Cách xác định số tiền này như thế nào cũng cần được hiểu đúng để áp dụng thống nhất.

Phát triển nhà ở xã hội: Hiểu đúng việc xác định số tiền nộp thay “quỹ đất 20%”
Hình thức nộp tiền tương đương quỹ đất 20% để xây dựng NƠXH cần phải thực hiện và áp dụng pháp luật thống nhất.

Còn cách hiểu khác nhau

Thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đẩy mạnh phát triển NƠXH, một số dự án lựa chọn hình thức nộp bằng số tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% diện tích đất ở dự kiến làm NƠXH của dự án có quy mô dưới 10 ha. Tuy nhiên, tại nhiều dự án khi triển khai phát sinh các cách hiểu khác nhau, dẫn đến việc thực hiện, áp dụng pháp luật bị hạn chế, ảnh hưởng tiến độ hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Thậm chí, ngay trong cùng một địa phương, các cơ quan chức năng trong quá trình tham mưu UBND tỉnh cũng chưa thống nhất việc xác định nghĩa vụ phải nộp đối với số tiền tương đương giá trị “quỹ đất 20%”.

Trên thực tế tại một địa phương, UBND tỉnh có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn CĐT trước khi Nghị định số 49/2021/NĐ-CP có hiệu lực. Tại Quyết định phê duyệt và trong Hợp đồng dự án này đều nêu rõ: CĐT nộp bằng tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% tổng diện tích đất ở theo giá đất thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, nhằm bổ sung vào ngân sách địa phương dành để đầu tư xây dựng NƠXH trên phạm vi địa bàn. Tuy nhiên, một số ngành lại có quan điểm tham mưu khác nhau.

Quan điểm thứ nhất của Sở Xây dựng cho rằng, nếu CĐT đã nộp vào ngân sách Nhà nước đủ tiền sử dụng đất cho toàn bộ 100% diện tích đất ở được giao rồi thì không cần phải nộp thêm số tiền tương đương quỹ đất 20% nữa. Tức là trong số tiền sử dụng đất nộp trên đã bao gồm cả 20% diện tích làm NƠXH.

Trong khi đó, Sở Tài chính và Cục Thuế tỉnh lại cho rằng, số tiền để nộp tương đương giá trị quỹ đất 20% trên sẽ là số thu thêm ngoài số tiền sử dụng đất đã phải nộp đối với diện tích đất 20% trước đó. Nghĩa là, CĐT phải nộp 2 lần tiền sử dụng đất đối với phần diện tích 20% xây dựng NƠXH (một lần nộp tiền sử dụng đất và hai là nộp thêm vào ngân sách địa phương để phát triển NƠXH).

Có thể ví dụ như sau, tại một dự án xây dựng nhà ở thương mại, CĐT được UBND cấp tỉnh giao 60.000 m2 (6 ha) đất ở và chấp thuận hình thức nộp tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% theo giá đất A đồng/m2 để thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, nhằm bổ sung vào ngân sách địa phương dành đầu tư xây dựng NƠXH trên địa bàn tỉnh.

Với cách hiểu thứ nhất, nếu CĐT đã nộp 100% tiền sử dụng đất đối với 60.000 m2 đất ở được giao (gồm cả phần diện tích 20% NƠXH) với số tiền 60.000A (đồng) rồi thì không phải nộp thêm một khoản tiền tương đương quỹ đất 20% nữa. Tổng số tiền thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước là 60.000A (đồng).

Còn theo cách hiểu thứ hai, thì CĐT ngoài việc nộp tiền sử dụng đất được giao, thì phải nộp thêm vào ngân sách số tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% NƠXH của dự án này là 60.000 m2 x 20% x A đ/m2 =10.000A (đồng). Tổng số tiền phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước là 60.000A + 10.000A = 70.000A (đồng).

Như vậy, câu hỏi đặt ra là cần hiểu theo quan điểm nào cho đúng? Hay nếu CĐT đã nộp đủ 100% tiền sử dụng đất của dự án (bao gồm quỹ đất 20% NƠXH) thì pháp luật về nhà ở có yêu cầu phải nộp thêm một khoản tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% theo giá đất ở mà CĐT thực hiện nghĩa vụ NƠXH với Nhà nước nữa không?

Trên thực tế, tiền sử dụng đất được xác định tại các thời điểm giao đất và sau khi được giao đất, có giá đất cụ thể, CĐT đã nộp đủ tiền sử dụng đất như phân tích ở trên. Vấn đề phát sinh tiếp theo là CĐT đã nộp đủ tiền sử dụng đất (đã gồm quỹ đất 20%) khi chưa hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật (HTKT) liệu có phù hợp quy định pháp luật? Hay bắt buộc phải nộp số tiền này tại thời điểm hoàn thành đầu tư xây dựng hệ thống HTKT như quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP.

Pháp luật quy định thế nào?

Theo pháp luật về đất đai, tại điểm b khoản 1 Điều 110 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 11 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP quy định sẽ miễn tiền sử dụng đất đối với trường hợp sử dụng đất để xây dựng NƠXH theo pháp luật về nhà ở. Dẫn chiếu sang điểm a khoản 1 Điều 58 Luật Nhà ở 2014, chúng ta thấy khi DN, hợp tác xã tham gia đầu tư xây dựng NƠXH không phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này để cho thuê, cho thuê mua, bán thì được hưởng các ưu đãi: Miễn tiền sử dụng đất, miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê để đầu tư xây dựng NƠXH. Với các quy định trên, có thể khẳng định rằng CĐT sẽ được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê để đầu tư xây dựng NƠXH.

Trong Luật Nhà ở 2014 cũng đã quy định, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở chỉ được lập, phê duyệt và triển khai tại khu vực đã có quy hoạch chi tiết được duyệt, tuân thủ các nội dung quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 14 của Luật.

Theo Bộ Xây dựng, quy định trên đã nêu rất rõ các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 10 ha thì CĐT được lựa chọn hình thức nộp bằng tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% theo giá đất thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Đây chính là nguồn thu từ tiền sử dụng đất vào ngân sách dành để đầu tư xây dựng nhà NƠXH.

Như vậy, chúng ta thấy rằng, trong các văn bản quy phạm pháp luật không hề nhắc đến hay yêu cầu các CĐT dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị phải nộp thêm một khoản tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% nào cả. Chỉ cần CĐT nộp đủ vào ngân sách số tiền sử dụng cho 100% diện tích đất ở được giao là đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính của mình.

Bàn tới thời điểm nộp tiền thực hiện nghĩa vụ trên, thì pháp luật về nhà ở cũng có những quy định rất cụ thể. Theo khoản 2 Điều 16 Luật Nhà ở 2014 và khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP thì CĐT dự án nhà ở thương mại, khu đô thị đối với các đô thị không phân biệt quy mô sử dụng đất tại đô thị loại III trở lên và khu vực quy hoạch đô thị loại III trở lên phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong đồ án quy hoạch chi tiết (hoặc tổng mặt bằng) được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (HTKT) để xây dựng NƠXH.

Giải thích thêm về nội dung này, đại diện Cục Quản lý Nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) đã dẫn quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP. Theo quy định này, thì đối với các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị dưới 10 ha, CĐT cũng đã được chấp thuận thực hiện nghĩa vụ NƠXH theo hình thức nộp bằng tiền trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà CĐT chưa nộp tiền thì thực hiện nộp tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% tại thời điểm hoàn thành đầu tư xây dựng hệ thống HTKT. Lúc này việc tính tiền sử dụng đất sẽ được thực hiện theo pháp luật về đất đai.

Luật Nhà ở (sửa đổi) đang trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, cũng đã có nhiều quy định mới thay đổi so với pháp luật nhà ở hiện hành. Từ giờ đến lúc được Quốc hội khóa XV cho ý kiến, thông qua và có hiệu lực thi hành thì rất cần các chủ thể liên quan hiểu đúng và thống nhất việc thực hiện, áp dụng pháp luật.

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 của Quốc hội khóa XV, dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) với nhiều chính sách mới thúc đẩy phát triển NƠXH sẽ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).
Theo Hà Khánh/Báo Xây dựng
Link gốc:

Nổi bật trang chủ

Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)

Luật Nhà ở (sửa đổi) có chất lượng tốt nhất trong hơn 30 năm qua
Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam: Bộ Xây dựng thống nhất đầu tư theo kịch bản 3
Dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn: Trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7

Đọc thêm

Ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh tại Lễ khai mạc Triển lãm quốc tế về máy móc, công nghệ và vật liệu ngành Gốm sứ 2023 (Triển lãm Asean Ceramics 2023) diễn ra tại Hà Nội, ngày 28/11. Triển lãm kéo dài trong 3 ngày, từ 28/11 đến 30/11.
Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Ngày 28/11, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định đồ án Quy hoạch chung đô thị Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045. Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn chủ trì Hội nghị.
Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Hồ chứa nước Yên Ngựa (xã Cư Êwi, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), đến nay đã hết thời hạn thi công. Tuy nhiên, đến nay công trình vẫn thi công “nhỏ giọt”, khối lượng thi công đạt thấp, khiến dư luận hoài nghi về năng lực của chủ đầu tư dự án.
Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Với lợi thế quỹ đất lớn và được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, huyện Yên Phong - Bắc Ninh đang nổi lên như một “địa điểm vàng” thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư bất động sản.
Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đến nay vẫn chưa thể an cư tại nơi ở mới. Khu tái định cư của dự án này hiện vẫn là những khoảng đất trống, chưa hoàn thiện hạ tầng.
Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Đến nơi ở mới, nhà cửa khang trang nhưng lại không có đất sản xuất, người dân lại quay về chỗ ở cũ, để lại khu tái định cư Raly - Rào đìu hiu, thưa bóng người, nhà cửa đã có dấu hiệu xuống cấp…
Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, huyện Sông Mã (Sơn La) đang tập trung mọi nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí về thực hiện chương trình nông thôn mới (NTM). Nhờ đó, vùng đất biên giới ngày càng thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Đồng Nai đang nỗ lực triển khai các công trình trọng điểm trên địa bàn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tỉnh đã gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án, nhất là việc cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp.
Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Mặc dù đã có những bước tiến trong việc phát triển sản xuất vật liệu xây dựng cả về lượng lẫn về chất, nhưng ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở địa bàn tỉnh Quảng Trị còn những hạn chế cần khắc phục.
Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Khi thực hiện di dời trong chương trình chỉnh trang đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh, các hộ gia đình đang có nhà trên và ven kênh rạch, sẽ được thuê hoặc mua nhà ở xã hội, góp phần ổn định cuộc sống của người dân.
Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Với lợi thế quỹ đất lớn và được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, huyện Yên Phong - Bắc Ninh đang nổi lên như một “địa điểm vàng” thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư bất động sản.
Luật Nhà ở (sửa đổi) có chất lượng tốt nhất trong hơn 30 năm qua

Luật Nhà ở (sửa đổi) có chất lượng tốt nhất trong hơn 30 năm qua

Đây là nhận định của Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) Lê Hoàng Châu đối với Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua ngày 27/11 (sau đây gọi là Luật Nhà ở năm 2023). Ông Châu cho rằng: Về tổng thể, Luật rất tốt, rất tích cực, phù hợp thực tiễn, bảo đảm được tính đồng bộ, thống nhất của các quy định pháp luật.
Hòa Bình tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

Hòa Bình tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

UBND tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh.
Bình Dương: Đầu tư nhà ở xã hội để phát triển kinh tế - xã hội

Bình Dương: Đầu tư nhà ở xã hội để phát triển kinh tế - xã hội

Bình Dương được coi là “thủ phủ công nghiệp”, mỗi năm thu hút hàng triệu người lao động và chuyên gia nước ngoài đến làm việc. Vì vậy, tỉnh xác định, giải quyết vấn đề nhà ở cho các nhóm đối tượng này là giải quyết một vấn đề xã hội lớn, nhằm đạt được mục tiêu xây dựng một xã hội ổn định.
Lạng Sơn: Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thị trường bất động sản

Lạng Sơn: Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thị trường bất động sản

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Văn bản số 1632/UBND-XD1, thực hiện Công điện số 993/CĐ-TTg ngày 24/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Thúc đẩy cho vay tín dụng bất động sản bằng giải pháp “phi tín dụng”

Thúc đẩy cho vay tín dụng bất động sản bằng giải pháp “phi tín dụng”

Đó là một trong những đề xuất của Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) gửi Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét một số giải pháp về tín dụng để thực hiện Công điện 993/CĐ-TTg, Công điện 990/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 97/NQ-CP của Chính phủ, nhằm hỗ trợ hiệu quả thị trường BĐS.
Khởi công xây dựng dự án Tháp Kim Thành tại Lào Cai

Khởi công xây dựng dự án Tháp Kim Thành tại Lào Cai

Ngày 18/11, dự án Tháp Kim Thành (thuộc Khu tổ hợp công viên cảnh quan, văn hóa, tâm linh Kim Thành, phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) chính thức được khởi công xây dựng. Dự án do Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm chủ đầu tư và Tập đoàn T&T Group là đơn vị phát tâm công đức một phần kinh phí xây dựng dự án.
Hải Phòng sắp có khu nhà ở thương mại hơn 1.300 tỷ đồng thuộc Khu đô thị Bắc Sông Cấm

Hải Phòng sắp có khu nhà ở thương mại hơn 1.300 tỷ đồng thuộc Khu đô thị Bắc Sông Cấm

UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở thương mại thuộc Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm.
Thành phố Hồ Chí Minh: Nhiều dự án bất động sản được tháo gỡ

Thành phố Hồ Chí Minh: Nhiều dự án bất động sản được tháo gỡ

Báo cáo của UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đã có nhiều dự án bất động sản trên địa bàn được tháo gỡ vướng mắc.
Đề xuất bổ sung nguồn thông tin về giá đất

Đề xuất bổ sung nguồn thông tin về giá đất

Góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất, Hiệp hội bất động sản Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bổ sung, sắp xếp nguồn thông tin về giá đất…
Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Chính sách về nhà ở xã hội cần có hiệu lực sớm

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Chính sách về nhà ở xã hội cần có hiệu lực sớm

Các chính sách phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) được coi là “chất xúc tác” quan trọng giúp tăng tốc quá trình phủ diện rộng NƠXH trên cả nước. Việc nghiên cứu, thảo luận để lựa chọn phương án có hiệu lực sớm hơn đối với chính sách này là cần thiết và nên được xem xét, đánh giá kỹ.
Thừa Thiên – Huế: Tăng tốc phát triển nhà ở xã hội, công nhân khu công nghiệp

Thừa Thiên – Huế: Tăng tốc phát triển nhà ở xã hội, công nhân khu công nghiệp

Thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, tỉnh Thừa Thiên – Huế phấn đấu đến năm 2030, sẽ hoàn thành khoảng 8.011 căn.
Quảng Ninh: Kiểm tra dự án khu đô thị đổ đất quây hòn non bộ quy mô lớn ở Cẩm Phả

Quảng Ninh: Kiểm tra dự án khu đô thị đổ đất quây hòn non bộ quy mô lớn ở Cẩm Phả

Ngày 5/11, lãnh đạo Ban Quản lý vịnh Hạ Long cho biết, đã có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh, Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh và UBND thành phố Cẩm Phả để phối hợp kiểm tra dự án khu đô thị tại khu 10B tại phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả.
Tăng cường kiểm toán liên quan đến hoạt động quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị

Tăng cường kiểm toán liên quan đến hoạt động quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị

Đây là một trong những nội dung được Tổng Kiểm toán nhà nước (KTNN) Ngô Văn Tuấn đề cập trong Báo cáo về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 6, ngày 6/11.
T&T Group khánh thành giai đoạn 1 của hai dự án BĐS quy mô lớn tại ĐBSCL

T&T Group khánh thành giai đoạn 1 của hai dự án BĐS quy mô lớn tại ĐBSCL

Sau một thời gian gấp rút triển khai và đẩy nhanh tiến độ, cuối tháng 10/2023, Tập đoàn T&T Group đã chính thức khánh thành giai đoạn 1 của 2 dự án: khu thương mại, biệt thự và chung cư cao cấp T&T City Millennia tại Long An và dự án khu phức hợp nhà ở kết hợp thương mại tại An Giang. Đây là 2 dự án BĐS được đánh giá có quy mô lớn tại ĐBSCL và là công trình trọng điểm hoàn thành để chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Tập đoàn T&T Group.
Bình Định: Xây dựng hơn 20 nghìn căn nhà ở xã hội

Bình Định: Xây dựng hơn 20 nghìn căn nhà ở xã hội

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành kế hoạch triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh.
Dự án giá trị cao “đổ bộ” vào bất động sản công nghiệp phía Bắc

Dự án giá trị cao “đổ bộ” vào bất động sản công nghiệp phía Bắc

Các chuyên gia nhận định, năm 2023 tiếp tục là năm thuận lợi của BĐS công nghiệp, đặc biệt là khu vực phía Bắc, khi các KCN tiếp tục đón nhận làn sóng đầu tư nước ngoài...
Cuối năm, dòng tiền đầu tư bất động sản “chảy” về thị trường còn “non”

Cuối năm, dòng tiền đầu tư bất động sản “chảy” về thị trường còn “non”

Nhà đầu tư bất động sản còn “tiền tươi, thóc thật” đang có xu hướng tìm sản phẩm “ngon, bổ, rẻ” ở các thị trường mới, nhất là những địa phương có tiềm năng nhưng chưa “sốt đất” lần nào.
Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh xác định 6 vướng mắc trong cấp sổ hồng

Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh xác định 6 vướng mắc trong cấp sổ hồng

Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, có 6 vướng mắc trong giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận - Sổ hồng) cho người mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố.
Chọn phương án đặt cọc bao nhiêu, khi nào?

Chọn phương án đặt cọc bao nhiêu, khi nào?

Kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai: Đặt cọc khi nào, với tỷ lệ bao nhiêu? Là một trong những nội dung các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tập trung đề cập tại phiên Quốc hội thảo luận ở hội trường.
Xem thêm