Phát triển đô thị xanh Việt Nam: 6 giải pháp tăng trưởng
Xây dựng đô thị tăng trưởng xanh (ĐTTTX) là một nhiệm vụ tất yếu để phát triển kinh tế đô thị hiệu quả, bền vững, góp phần vào mục tiêu TTX quốc gia. Từ khi Kế hoạch phát triển ĐTTTX Việt Nam đến năm 2030 ra đời, đô thị Việt Nam đã trải qua 5 năm triển khai thực hiện với nhiều kết quả đạt được nhưng cũng nhiều khó khăn, thách thức.
![]() |
Tăng trưởng xanh đang trở thành một xu hướng khách quan và là lựa chọn phát triển chiến lược của nhiều quốc gia. |
Tăng trưởng xanh đô thị - chuyển dịch căn bản và hướng đi tất yếu
Trong giai đoạn hiện nay, thế giới đang diễn ra nhiều thay đổi quan trọng, yêu cầu các quốc gia, trong đó có Việt Nam, phải đổi mới mô hình tăng trưởng để tận dụng thời cơ và vượt qua thách thức, hướng tới mục tiêu phát triển thịnh vượng, bền vững và bao trùm, trong đó TTX đang trở thành một xu hướng khách quan và là lựa chọn phát triển chiến lược của nhiều quốc gia.
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu (BĐKH) vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất mà loài người phải đối mặt trong thời đại ngày nay, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và sinh kế của hàng triệu người và ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong dài hạn.
TTX hướng tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính - nguyên nhân chính gây ra BĐKH. Thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH, đến năm 2021 đã có 124 quốc gia công bố mục tiêu trung hòa các-bon hoặc phát thải ròng bằng 0. Theo đó, các nước xây dựng chiến lược phát thải thấp theo hướng xanh, sạch với tầm nhìn dài hạn. Ở Việt Nam, Chiến lược quốc gia về TTX đã được ban hành từ năm 2012, thể hiện sự quyết tâm của quốc gia cũng như toàn xã hội phát triển theo hướng TTX.
Trong xu thế phát triển hiện tại, để thực hiện các mục tiêu TTX, hệ thống các ĐT có vai trò cực kỳ quan trọng. Với đặc điểm là nơi tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ để tạo nên giá trị vượt trội trong sản xuất, sự phát triển của ĐT tạo động lực chung cho nền kinh tế quốc gia.
Mặt khác, trong quá trình vận hành, ĐT cũng tiêu thụ nhiều tài nguyên và thải ra nhiều chất thải. Quy mô ĐT càng lớn, thì tác động của ĐT đối với môi trường xung quanh càng mạnh. Trong bối cảnh đó, TTX tại ĐT được xác định là sự phát triển ĐT đạt được tăng trưởng kinh tế thông qua các chính sách và hoạt động nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm những ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường...
Có thể nói, xây dựng ĐTTTX là một sự chuyển dịch căn bản trong tư duy hệ thống về tăng trưởng ĐT. Hệ thống các ĐT Việt Nam còn nhiều tồn tại, bất cập nhưng cũng đang đứng trước những cơ hội phát triển mới để thực hiện thành công mục tiêu TTX.
Đô thị Việt Nam hướng tới TTX
Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống ĐT trong đóng góp mục tiêu TTX quốc gia, năm 2018, Bộ Xây dựng đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển ĐTTTX Việt Nam đến năm 2030 tại Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 19/01/2018 (Quyết định 84).
Mục tiêu của Kế hoạch là cụ thể hóa Chiến lược quốc gia về TTX trong lĩnh vực ĐT, tạo lập và phát triển ĐTTTX ở Việt Nam nhằm thúc đẩy chuyển dịch mô hình tăng trưởng kinh tế ĐT theo hướng TTX.
Nhằm cụ thể hóa Quyết định 84, Bộ Xây dựng cũng đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh (ĐTTM) bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 950/QĐ-TTg, với mục tiêu phát triển ĐTTM bền vững ở Việt Nam hướng tới TTX và phát triển bền vững.
Để có cơ sở đánh giá thực trạng ĐTTTX, Bộ đã ban hành Thông tư số 01/2018/TT-BXD quy định về chỉ tiêu xây dựng ĐTTTX và hướng dẫn lập báo cáo xây dựng ĐTTTX theo 24 chỉ tiêu được phân thành 4 nhóm kinh tế, môi trường, xã hội và thể chế.
Với tỷ lệ ĐT vừa và nhỏ chiếm trên 78% tổng số ĐT toàn quốc, đây sẽ là cơ hội để Việt Nam lựa chọn mô hình tăng trưởng hợp lý ngay từ giai đoạn đầu của quá trình phát triển.
Hiện nay có 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành Kế hoạch phát triển ĐTTTX; 19 tỉnh, thành phố đã rà soát, lồng ghép mục tiêu phát triển ĐTTTX và ứng phó BĐKH, nước biển dâng vào Điều chỉnh quy hoạch chung ĐT, các chương trình và dự án phát triển ĐT; 4 tỉnh, thành phố đã và đang chủ động thực hiện đánh giá thực trạng phát triển ĐT TTX theo hướng dẫn tại Thông tư số 01/2018/TT-BXD…
Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố cũng quan tâm lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về phát triển ĐTTTX, ứng phó với BĐKH và nước biển dâng trong quá trình rà soát, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch xây dựng theo quy định tại Luật Xây dựng năm 2014.
Các khó khăn tồn tại và giải pháp thúc đẩy phát triển ĐTTTX
Xây dựng ĐTTTX là sự chuyển dịch căn bản trong tư duy về tăng trưởng ĐT tại Việt Nam. Trong 5 năm triển khai thực hiện, bên cạnh các thành tựu đã đạt được vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Trước hết, TTX là một khái niệm mới nên nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp nói chung và cán bộ lãnh đạo, chuyên môn tại các cơ quan quản lý nhà nước nói riêng vẫn còn hạn chế và chưa ý thức được sâu sắc về tầm quan trọng.
Còn tại các địa phương đã có nhận thức về ĐTTTX thì gặp phải những vấn đề triển khai thực hiện về thủ tục hành chính; tài chính; năng lực nhân sự thực hiện; khung chương trình đào tạo lĩnh vực xây dựng ĐTTTX hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện…
Thực tế, Việt Nam đang thiếu các nghiên cứu cơ bản và các nghiên cứu ứng dụng do TTX là lĩnh vực mới có quan hệ phức tạp đa ngành, kinh nghiệm thực tiễn trong nước chưa có nhiều. Hoạt động giám sát và đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu trong Quyết định 84 cũng chưa được quan tâm đúng mức, ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai.
Để giải quyết những khó khăn nêu trên, thúc đẩy phát triển ĐTTTX tại Việt Nam, dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, với tư cách là cơ quan đầu mối được Thủ tướng Chính phủ giao triển khai Kế hoạch ĐTTTX, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu chỉ ra các giải pháp sau cần thực hiện trong giai đoạn tới.
Thứ nhất, đẩy mạnh nghiên cứu, lồng ghép các nội dung phát triển ĐTTTX trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06 - NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững ĐT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thứ hai, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn - tiêu chuẩn liên quan trong lĩnh vực xây dựng phát triển ĐT.
Thứ ba, tăng cường áp dụng thực hiện theo quy định của Quy chuẩn QCVN 09:2017/BXD về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả.
Thứ tư, đẩy mạnh đánh giá, giám sát các mục tiêu xây dựng ĐTTTX, đồng thời nâng cao năng lực đánh giá, giám sát.
Thứ năm, tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lãnh đạo chính quyền ĐT và cán bộ quản lý ĐT các cấp về các mô hình ĐT mới hướng đến mục tiêu TTX.
Thứ sáu, để nhận thức và tinh thần TTX lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, cần tiếp tục tổ chức các hội nghị, hội thảo, Tuần lễ Công trình xanh, Tuần lễ ĐT xanh, chia sẻ các sáng kiến ĐTTTX nhằm nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp Nhân dân, từng bước thay đổi hành vi sản xuất, sinh hoạt; đồng thời tạo điều kiện kết nối với các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư và chính quyền ĐT cho mục tiêu xây dựng và phát triển ĐTTTX.
Mục tiêu này thực sự không phải là một đích đến đơn lẻ, mà là tập hợp những chiến lược dài hạn - vốn là đặc thù của tương lai ĐTTTX. Việc xác định một lộ trình rõ ràng, phù hợp với bối cảnh theo từng giai đoạn của các ĐT ngay từ đầu của quá trình này sẽ tạo điều kiện thực hiện và đảm bảo duy trì ưu tiên cho tương lai TTX tại các ĐT Việt Nam.
ThS.KTS Lê Hoàng Trung
Phó cục trưởng Cục Phát triển Đô thị - Bộ Xây dựng
Nổi bật trang chủ

Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)



Đọc thêm

Ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Bình Dương: Thêm 2 phường, Bến Cát đủ điều kiện trở thành đô thị loại II

Khai thác hiệu quả không gian công cộng bãi giữa sông Hồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch

Quy hoạch chung đô thị TT-Huế đến năm 2045: Thành phố trực thuộc Trung ương có tiêu chí đặc thù

Lạng Sơn: Phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thị trấn Văn Quan

Xây dựng, phát triển đô thị Thủy Nguyên trở thành một đô thị văn minh, hiện đại

Hoàn thiện thể chế, đổi mới quy hoạch đô thị

Phát triển đô thị xanh Việt Nam: 6 giải pháp tăng trưởng

Thành phố Hồ Chí Minh: Lập thêm Tổ công tác để nghiên cứu ý tưởng quy hoạch - kiến trúc

Phát triển đô thị Việt Nam: Thành tựu, thách thức và định hướng giai đoạn tới

Quy hoạch chung đô thị TT - Huế: Phát triển đô thị di sản như thế nào?

Yêu cầu hoàn chỉnh 6 nội dung trong Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội

Điều chỉnh quy hoạch hạn chế ảnh hưởng dự án đang triển khai

Cầu Long Biên: Bảo tồn, phát huy giá trị bằng cách nào?

Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên mang tầm quốc tế

Kim Bảng (Hà Nam) đạt đô thị loại IV

Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030

Sáng tạo kiến trúc lan tỏa và hội nhập
