Nước không là vô hạn
![]() |
Việt Nam có 16 lưu vực sông chính và gần 3.500 con sông. Với lượng mưa trung bình năm lớn khoảng 2.000 mm, Việt Nam có nguồn tài nguyên nước dồi dào. Nước mặt và nguồn dự trữ nước dưới đất phong phú cung cấp nguồn tài nguyên nước đáng kể và phần lớn các nguồn tài nguyên này có thể khai thác, sử dụng. Sông Mê Công, sông Hồng, sông Thái Bình và sông Đồng Nai chiếm khoảng 80% tổng lượng tài nguyên nước Việt Nam. Sông Mê Công có diện tích lưu vực là 800 nghìn km2, bằng diện tích nước Pháp, chảy xuyên qua 6 quốc gia. Việt Nam chỉ chiếm 8% diện tích của toàn lưu vực sông Mê Công. Lượng nước chảy về Việt Nam khoảng hơn 500 tỷ m3, chiếm 57% tổng lượng nước mặt của Việt Nam và nhiều hơn tổng lượng nước của Philippines và Úc. Sông Hồng và sông Thái Bình có diện tích lưu vực là 155 nghìn km2 và lượng nước chảy vào Việt Nam từ ngoài lãnh thổ là 137 tỷ m3, nhiều hơn tổng lượng nước của Anh quốc. Lượng nước bình quân đầu người là 9.434 m3, mức cao so với tiêu chuẩn của vùng và toàn cầu.
Tuy vậy, phần lớn tài nguyên nước Việt Nam lại nằm ngoài khả năng quản lý của quốc gia vì 2/3 tổng lượng nước chảy vào từ các quốc gia thượng nguồn, do đó, nguồn nước nội sinh của Việt Nam được đánh giá là thấp trong khu vực, mức bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 4.200 m3 so với con số trung bình là 4.900 m3 ở Đông Nam Á.
Thực tế cho thấy, Việt Nam đã phát triển và khai thác nguồn tài nguyên quý giá này phục vụ lợi ích của người dân. Đến nay, với hơn 7.500 đập và hồ chứa, 4 triệu héc-ta diện tích tưới, nông nghiệp là sinh kế của khoảng một nửa lực lượng lao động của đất nước và gia đình họ, đóng góp gần 1/5 thu nhập quốc gia. Thủy điện cũng tạo ra khoảng 37% sản lượng điện của quốc gia. Đầu tư lớn đã tạo ra nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh cho các hộ gia đình.
Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh của các đô thị, công nghiệp hóa, mở rộng nền nông nghiệp đang khiến nhu cầu về nước gia tăng. Trữ lượng nước cũng thay đổi theo vùng, theo năm, theo mùa và sự biến động này cũng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Phân theo sử dụng, 81% nước được sử dụng trong nông nghiệp, 11% cho thủy sản, 5% cho công nghiệp và chỉ 3% cho các hộ gia đình. Ngoài các mục đích sử dụng trực tiếp, vận tải đường thủy cũng chiếm khoảng 48% tổng lượng vận tải trong cả nước. Vì vậy, vận tải đường thủy là một ngành quan trọng trong phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Nước đem lại nguồn sống cho con người, cung cấp cho các thành phố, cho vận hành các nền công nghiệp, nông nghiệp… Nhưng, nước cũng gây ra những rủi ro lớn cho con người. Với hơn 70% dân số có nguy cơ chịu rủi ro do thiên tai về nước gây ra, Việt Nam là một trong các quốc gia hứng chịu thiệt hại do thiên tai nhiều nhất trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Tổn thất do thảm họa thiên tai ở mức cao - 13.000 người chết và tổng thiệt hại về tài sản lên tới 6 tỷ đô la trong hai thập kỷ, tương đương với 1 - 1,5% GDP mỗi năm. Những tổn thất này cho thấy, khả năng chống chịu của Việt Nam thấp. Trung bình, lũ quét cướp đi sinh mạng của 50 người mỗi năm. Một số đô thị và vùng sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL bị ngập trong lũ lụt khoảng 3 m hàng năm. Ngoài ra, hơn 30 đập bị vỡ trong 10 năm qua gây ra những thảm họa lũ lụt, cướp đi sinh mạng của người dân trong vùng và gây tổn thất kinh tế nặng nề.
Biến đổi khí hậu cũng làm tăng tổng dòng chảy hàng năm và gây thêm nhiều các hiện tượng khí hậu cực đoan. Các tác động tiêu cực có xu hướng khắc nghiệt hơn: nước biển dâng lên tới 30 cm vào năm 2050, suy giảm dòng chảy sông tự nhiên, gia tăng sự phụ thuộc vào dòng chảy xuyên biên giới, gia tăng số lượng và mức độ nghiêm trọng của các cơn bão, tình trạng hạn hán xảy ra thường xuyên hơn và gia tăng xâm nhập mặn…
Rõ ràng, những vấn đề về quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam thời gian tới cần phải được đặc biệt lưu tâm, nhất là với các đô thị. Tài nguyên nước có nhiều nhưng không phải vô hạn. Bởi, dự báo của WB cho rằng, nước dồi dào song cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng, tiến gần tới mức căng thẳng.
Nổi bật trang chủ

Hà Nội: Sẽ thanh tra hàng loạt khu đô thị chưa hoàn thiện hạ tầng



Đọc thêm

Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Chuyển biến tích cực trong quản lý đất đai ở xã Đồng Văn

Thừa Thiên – Huế: Dự kiến huy động hơn 3.600 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023

Hải Phòng: Hoàn thành việc tháo dỡ lồng bè trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà trước ngày 01/7/2023

Không có nhà trên đất thu hồi có được bố trí tái định cư?

Quảng Bình: Kêu gọi đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 970 tỷ đồng

Công nhận 27 hiện vật là bảo vật quốc gia

Đồng Tháp: Các khu điểm du lịch hấp dẫn khách du xuân

Giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Luật Đất đai 2003 đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Luật 2013

Xây dựng cơ chế phát triển quỹ đất, bảo đảm sự chủ động của Nhà nước trong việc phân bổ đất đai

Giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Nước không là vô hạn

Phân bổ và sử dụng hiệu quả đất đô thị

Chủ động kiểm soát chất thải nhựa

Cân bằng giữa rủi ro và cơ hội

Những bất thường giá đất

Chính sách và thực tiễn

Thúc đẩy tiêu dùng bền vững

ĐBSCL không lùi bước trước biển dâng

Bảo tồn giá trị di sản kiến trúc đô thị

Chuyển đổi số ngành Xây dựng: Cơ hội và thách thức

Quy hoạch xây dựng không gian ngầm đô thị cần sớm được quy định cụ thể bằng pháp luật

Đâu là giải pháp ổn định thị trường thép?

Giá thép tăng, các doanh nghiệp xây dựng điêu đứng
