Phiên bản di động

Ngành Xi măng Việt Nam: Dấu ấn và xu hướng

124 năm qua, ngành Xi măng Việt Nam nỗ lực không ngừng, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước nói chung và ngành Xây dựng nói riêng.
Ngành Xi măng Việt Nam: Dấu ấn và xu hướng

Từ nhà máy xi măng đầu tiên

Ngày 25/12/1899, kỹ sư Anbert Butin đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Nhà máy Xi măng Hải Phòng, dưới sự chứng kiến của toàn quyền Đông Dương Paul Doumer với công suất 20.000 tấn/năm. 3 năm sau (năm 1902) nhà máy đi vào hoạt động, năm đầu sản xuất 12.000 tấn xi măng; đến năm 1925 xây dựng xong 15 lò đứng, công suất 150.000 tấn/năm; đến năm 1927 mở rộng sản xuất khởi công xây dựng 4 lò quay công nghệ ướt. 6 năm sau 4 lò quay này được hoàn thành và đi vào hoạt động, công suất 200 - 300 tấn/ngày. Năm 1939, Xi măng Hải Phòng mang thương hiệu Rồng Xanh, Rồng Đỏ đã xuất khẩu 305.000 tấn sang Trung Quốc, Malaysia, Hà Lan, Ấn Độ, Philipines và Tân Tây Lan…

Không chỉ sản xuất xi măng phục vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nhà máy Xi măng Hải Phòng còn là cái nôi cách mạng; nơi tổ chức Thanh niên cách mạng Đồng chí Hội được thành lập với 12 hội viên; nơi Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng của nhà máy được thành lập tháng 8/1929; nơi Đội Xích vệ Đỏ của nhà máy được thành lập bảo vệ các tổ chức chính trị và lãnh đạo… Cũng tại Nhà máy Xi măng Hải Phòng, ngày 08/01/1930, tổ chức cuộc đình công quy mô lớn, số lượng trên 2.000 người, đấu tranh với chủ Pháp đòi tăng lương, chống đánh đập, giảm giờ làm… và ngày 8/01 hằng năm trở thành ngày truyền thống ngành Xi măng Việt Nam.

Lịch sử ngành Xi măng ghi dấu những trang sử hào hùng, bao thế hệ công nhân xi măng gắn bó, cống hiến sức trẻ, trí tuệ của mình, góp phần sản xuất thật nhiều xi măng để xây dựng Tổ quốc. Sau chiến tranh chống Pháp, Nhà máy Xi măng Hải Phòng trở thành đống đổ nát, hoang tàn, nhưng bằng ý chí quyết tâm và tinh thần lao động hăng say không mệt mỏi, chỉ trong 5 tháng tiếp quản, người công nhân, người thợ xi măng đã khôi phục và đưa nhà máy vào hoạt động. Đây là 1 kỳ tích bởi người Pháp dự đoán: Phải 3 năm sau nhà máy mới có thể ổn định và sản xuất trở lại.

Những năm tháng lịch sử hào hùng đó, ngày 30/05/1957, Nhà máy xi măng Hải Phòng vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm. Người đã dành tình cảm thắm thiết, động viên, ân cần căn dặn cán bộ, công nhân Nhà máy Xi măng Hải Phòng cũng như ngành Xi măng Việt Nam phải tự hào và ý thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; khắc phục mọi khó khăn, ra sức hăng hái thi đua lao động sản xuất, để góp phần tiến tới xây dựng một nền công nghiệp hiện đại, làm cho “tiền đồ của nước nhà vẻ vang”.

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nhà máy Xi măng Hải Phòng là nhà máy Xi măng duy nhất ở miền Bắc sản xuất và cung cấp xi măng cho công cuộc xây dựng đất nước; miền Nam có nhà máy Xi măng Hà Tiên được xây dựng năm 1960, khánh thành năm 1964.

Đến mở rộng quy mô, nâng cao công suất toàn ngành

Sau thống nhất đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, ngành Xi măng Việt Nam phát triển lớn mạnh, mở rộng quy mô, nâng cao công suất, góp phần đắc lực vào công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Đặc biệt, thời kỳ đổi mới, phát huy truyền thống vẻ vang, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; ngành Xi măng Việt Nam đã có bước chuyển to lớn. Đó là sự thích ứng nhanh chóng, hiệu quả, năng động với cơ chế thị trường, góp phần tích cực vào việc phát triển kết cấu hạ tầng, vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, đẩy mạnh đô thị hoá, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên phạm vi cả nước.

Đó là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện, thành công mô hình tổ chức quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng quản trị hiện đại. Từ chỗ mô hình tổ chức sản xuất thuộc sở hữu Nhà nước, chủ yếu là xí nghiệp quốc doanh, ngành Xi măng thực hiện cổ phần hóa, liên doanh, liên kết, đa dạng hóa chủ sở hữu, chủ thể quản lý; từ chỗ chỉ bó hẹp ở một số sản phẩm đơn lẻ, ngành đã có nhiều sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

Đó là sự thay đổi mạnh mẽ, đột phá, từ chỗ áp dụng chủ yếu công nghệ, thiết bị cũ sang đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới, hiện đại. Tất cả các dây chuyền xi măng ở Việt Nam hiện nay đều sản xuất theo công nghệ khô, lò quay, tháp trao đổi nhiệt cyclon. Các dự án đầu tư sau năm 2011 đều sử dụng công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới.

Nhiều dự án đã tận dụng nguồn chất thải như tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, rác thải sinh hoạt làm nguyên liệu, nhiên liệu, nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường.

Ngành Xi măng Việt Nam: Dấu ấn và xu hướng

Công suất sản lượng của ngành Xi măng tăng từ 4,4 triệu tấn năm những năm đầu đổi mới lên hơn 107 triệu tấn năm, với 103 dây chuyền sản xuất xi măng, 63 nhà máy. Con số này còn tiếp tục tăng khi nhiều dự án đang được đầu tư và dự kiến hoàn thành trong thời gian tới, nâng tổng công suất thiết kế toàn ngành lên 123 triệu tấn/năm.

Phát triển bền vững, sản xuất xanh, tuần hoàn

Tuy nhiên, tình hình quốc tế và trong nước đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức; giá cả vật tư, nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất xi măng tăng cao, tình trạng “cung” vượt “cầu”, cạnh tranh khốc liệt… đang đặt ra nhiều thách thức cho ngành Xi măng.

Để vượt qua khó khăn, phát triển bền vững, ngành Xi măng cần đẩy mạnh tái cấu trúc toàn diện theo chiều sâu, đổi mới công nghệ và mô hình quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại, tối ưu hoá sản xuất.

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, cần đẩy nhanh tái cơ cấu, nhất là cổ phần hoá; thực hiện thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính; tái cơ cấu tài chính và đầu tư có hiệu quả; có phương án hợp lý để giải quyết vấn đề nhà đất sau cổ phần hoá để bảo toàn và phát triển tài sản, vốn Nhà nước giao.

Xu hướng sản xuất xi măng xanh, sạch, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên và thân thiện với môi trường là xu hướng các doanh nghiệp xi măng đang nỗ lực hướng tới. Triển khai chương trình kinh tế tuần hoàn; giảm thiểu hàm lượng CO2 trong sản xuất xi măng; sử dụng chất thải của các ngành công nghiệp khác thay thế nguyên, nhiên liệu tự nhiên nhằm đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần giải quyết vấn đề môi trường cho đất nước.

Thực hiện chuyển đổi số, tự động hóa một số hoạt động chưa tự động hóa; ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư trong việc số hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ, năng suất lao động, năng lực quản trị…

Nghiên cứu sản xuất và cung cấp những dòng sản phẩm mới, tạo sự khác biệt vượt trội về chất lượng và giá bán cạnh tranh. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thích ứng với công nghệ và phương thức quản trị hiện đại.

Theo Vũ Huyền/Báo Xây dựng
Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/nganh-xi-mang-viet-nam-dau-an-va-xu-huong-353418.html

Nổi bật trang chủ

Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)

Luật Nhà ở (sửa đổi) có chất lượng tốt nhất trong hơn 30 năm qua
Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam: Bộ Xây dựng thống nhất đầu tư theo kịch bản 3
Dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn: Trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7

Đọc thêm

Ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh tại Lễ khai mạc Triển lãm quốc tế về máy móc, công nghệ và vật liệu ngành Gốm sứ 2023 (Triển lãm Asean Ceramics 2023) diễn ra tại Hà Nội, ngày 28/11. Triển lãm kéo dài trong 3 ngày, từ 28/11 đến 30/11.
Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Ngày 28/11, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định đồ án Quy hoạch chung đô thị Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045. Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn chủ trì Hội nghị.
Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Hồ chứa nước Yên Ngựa (xã Cư Êwi, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), đến nay đã hết thời hạn thi công. Tuy nhiên, đến nay công trình vẫn thi công “nhỏ giọt”, khối lượng thi công đạt thấp, khiến dư luận hoài nghi về năng lực của chủ đầu tư dự án.
Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Với lợi thế quỹ đất lớn và được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, huyện Yên Phong - Bắc Ninh đang nổi lên như một “địa điểm vàng” thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư bất động sản.
Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đến nay vẫn chưa thể an cư tại nơi ở mới. Khu tái định cư của dự án này hiện vẫn là những khoảng đất trống, chưa hoàn thiện hạ tầng.
Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Đến nơi ở mới, nhà cửa khang trang nhưng lại không có đất sản xuất, người dân lại quay về chỗ ở cũ, để lại khu tái định cư Raly - Rào đìu hiu, thưa bóng người, nhà cửa đã có dấu hiệu xuống cấp…
Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, huyện Sông Mã (Sơn La) đang tập trung mọi nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí về thực hiện chương trình nông thôn mới (NTM). Nhờ đó, vùng đất biên giới ngày càng thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Đồng Nai đang nỗ lực triển khai các công trình trọng điểm trên địa bàn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tỉnh đã gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án, nhất là việc cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp.
Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Mặc dù đã có những bước tiến trong việc phát triển sản xuất vật liệu xây dựng cả về lượng lẫn về chất, nhưng ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở địa bàn tỉnh Quảng Trị còn những hạn chế cần khắc phục.
Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Khi thực hiện di dời trong chương trình chỉnh trang đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh, các hộ gia đình đang có nhà trên và ven kênh rạch, sẽ được thuê hoặc mua nhà ở xã hội, góp phần ổn định cuộc sống của người dân.
Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Đồng Nai đang nỗ lực triển khai các công trình trọng điểm trên địa bàn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tỉnh đã gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án, nhất là việc cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp.
Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Mặc dù đã có những bước tiến trong việc phát triển sản xuất vật liệu xây dựng cả về lượng lẫn về chất, nhưng ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở địa bàn tỉnh Quảng Trị còn những hạn chế cần khắc phục.
Vì sao giá vật liệu xây dựng ở Phú Yên tăng bất thường?

Vì sao giá vật liệu xây dựng ở Phú Yên tăng bất thường?

Sau khi có Kết luận Thanh tra về việc lập, đăng ký giá, thẩm định và công bố giá vật liệu xây dựng thông thường, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Tạ Anh Tuấn yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Xây dựng tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan đến việc tăng giá vật liệu xây dựng.
Vật liệu nào thay thế cát sông?

Vật liệu nào thay thế cát sông?

Nhu cầu sử dụng cát cho các công trình cao tốc, xây dựng hạ tầng ngày càng lớn, trữ lượng cát sông ngày càng cạn kiệt, khai thác cát làm sụt lún, sạt lở bờ sông, ảnh hưởng môi trường. Vậy vật liệu nào thay thế cát sông?
Quảng Ninh: Thí điểm chế biến đất đá thải mỏ làm vật liệu gia cố nền móng công trình

Quảng Ninh: Thí điểm chế biến đất đá thải mỏ làm vật liệu gia cố nền móng công trình

Vừa qua, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh phối hợp với cơ quan chức năng khảo sát dây chuyền chế biến đất đá thải mỏ làm vật liệu đắp nền K95, K98 do hai đơn vị trên địa bàn tỉnh là Công ty Cổ phần Dịch vụ vệ sinh môi trường Đông Khê và Công ty TNHH Thương mại S&D (Đông Triều) phối hợp, nghiên cứu và lắp đặt nhằm đáp ứng nhu cầu cho các dự án, công trình xây dựng.
Quảng Ninh được sử dụng thải than làm vật liệu san lấp

Quảng Ninh được sử dụng thải than làm vật liệu san lấp

Vừa qua, tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023 do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ở Hà Nội, ông Ngọc Thái Hoàng - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cho phép tỉnh Quảng Ninh sử dụng hơn 12 triệu m3 đất đá thải trong quá trình khai thác than làm vật liệu san lấp.
1.000 gian hàng sẽ có mặt tại Triển lãm VIETBUILD Hà Nội

1.000 gian hàng sẽ có mặt tại Triển lãm VIETBUILD Hà Nội

Triển lãm quốc tế VIETBUILD Hà Nội 2023 lần thứ ba với chủ đề Bất động sản - Trang trí nội ngoại thất - Kiến trúc - Xây dựng & Vật liệu xây dựng sẽ diễn ra tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch & Xây dựng Quốc gia từ ngày 29/11/2023 đến ngày 03/12/2023.
Asean Ceramics 2023: Hội chợ triển lãm gốm sứ hàng đầu Đông Nam Á

Asean Ceramics 2023: Hội chợ triển lãm gốm sứ hàng đầu Đông Nam Á

Hội chợ triển lãm ngành Gốm sứ Asean Ceramics 2023 lần thứ 7 với chủ đề “Xây dựng một tương lai bền vững, đổi mới và hiệu quả sản xuất xanh thông qua số hóa, tự động hóa, nhiên liệu thay thế, thu hồi năng lượng, giảm thiểu thất thoát và phế thải” sẽ diễn ra từ ngày 28 – 30/11/2023 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội, Việt Nam. Đây là Hội chợ triển lãm gốm sứ hàng đầu Đông Nam Á.
Khai thác, chế biến cát trắng silic phải phù hợp với quy hoạch

Khai thác, chế biến cát trắng silic phải phù hợp với quy hoạch

Việc sử dụng vật liệu cát đầu vào là nguồn nguyên vật liệu sẵn có, giá rẻ qua tinh chế bằng công nghệ hiện đại tạo ra vật liệu Cristobalite - vật liệu mới, tinh khiết, có giá trị cao được ứng dụng trong nhiều ngành sản xuất kỹ thuật tạo ra các sản phẩm cao cấp có tính năng vượt trội.
Thanh Hóa: Nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng gặp khó

Thanh Hóa: Nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng gặp khó

Chịu tác động của suy thoái kinh tế, chi phí sản xuất, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, trong khi đó sức tiêu thụ giảm mạnh là những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gặp khó khăn.
Quản lý đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm VLXD

Quản lý đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm VLXD

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 1087/CĐ-TTg ngày 11/11/2023 về việc tăng cường quản lý công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường.
Tây Ninh: Chủ động nguồn vật liệu san lấp cho các công trình giao thông trọng điểm

Tây Ninh: Chủ động nguồn vật liệu san lấp cho các công trình giao thông trọng điểm

Tỉnh Tây Ninh hiện có nhiều công trình giao thông trọng điểm, đang triển khai cần khối lượng vật liệu san lấp lớn. Lãnh đạo tỉnh Tây Ninh đang tìm các giải pháp nhằm chủ động “giải bài toán” khó này.
Viglacera sản xuất thành công những m2 kính siêu trắng đầu tiên tại Việt Nam

Viglacera sản xuất thành công những m2 kính siêu trắng đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 1/11/2023, Viglacera (HOSE: VGC) sản xuất thành công những m2 kính siêu trắng đầu tiên tại Việt Nam, mở ra cơ hội cho các công trình kiến trúc và nội thất cao cấp, cũng như đáp ứng nhu cầu pin năng lượng mặt trời ngày càng lớn ở Việt Nam, giúp thay thế hàng nhập khẩu hướng tới đẩy mạnh thị trường xuất khẩu.
Bắc Kạn: Quản lý hoạt động, sử dụng đất làm gạch của các nhà máy gạch tuynel

Bắc Kạn: Quản lý hoạt động, sử dụng đất làm gạch của các nhà máy gạch tuynel

Trước tình trạng nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc, không đạt chuẩn; mới đây, UBND tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo các ngành tăng cường quản lý hoạt động, sử dụng đất làm gạch của các nhà máy gạch tuynel trên địa bàn.
Hải Dương: Tăng cường quản lý khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông

Hải Dương: Tăng cường quản lý khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông

UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành công văn gửi các Sở, ban, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông.
Vật liệu xanh - Giải pháp tối ưu phát triển bền vững

Vật liệu xanh - Giải pháp tối ưu phát triển bền vững

Những năm gần đây, vật liệu xanh - công trình bền vững, thân thiện với môi trường đã trở thành xu hướng tất yếu và ngày càng khẳng định vị thế trong bối cảnh thế giới đang chú trọng tới phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh.
Quản lý nhà nước về VLXD tại Điện Biên: Những bước đi nhanh, bài bản

Quản lý nhà nước về VLXD tại Điện Biên: Những bước đi nhanh, bài bản

Ngay từ thời điểm cuối năm 2021, thì cát nghiền tại Điện Biên đã có đủ cơ sở pháp lý để sử dụng cho các công trình vốn Nhà nước, đáp ứng yêu cầu cấp bách về cát cho các công trình trọng điểm. Kết quả đạt được không thể thiếu những bước đi nhanh, bài bản trong quản lý nhà nước về VLXD tại địa phương.
VIETBUILD Hà Nội 2023 thu hút hơn 1.000 gian hàng

VIETBUILD Hà Nội 2023 thu hút hơn 1.000 gian hàng

Từ ngày 20 - 24/9, tại Cung Triển lãm kiến trúc, quy hoạch và xây dựng quốc gia sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế VIETBUILD Hà Nội lần 2 với chủ đề Bất động sản - Trang trí nội ngoại thất - Xây dựng và VLXD. Triển lãm quốc tế VIETBUILD Hà Nội 2023 lần này thu hút sự tham gia của hơn 1.000 gian hàng đến từ gần 400 DN trong và ngoài nước với những sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến.
Thanh Hoá: Tăng cường quản lý giá vật liệu xây dựng

Thanh Hoá: Tăng cường quản lý giá vật liệu xây dựng

UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có Quyết định số 7114/UBND-CN về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát về giá, chống thất thu thuế trong hoạt động khoáng sản và tháo gỡ vướng mắc về đất đai, vật liệu xây dựng (VLXD) để triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 13/2023/QĐ-TTg ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Xem thêm