Kon Tum: Chủ tịch huyện Sa Thầy có bao che cho “đất tặc” lộng hành, trục lợi trái phép?
![]() |
Trụ sở HĐND - UBND huyện Sa Thầy. |
Xác minh nguồn tin của người dân phản ánh, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có mặt tại thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) và ghi nhận tình trạng khai thác đất trái phép, vận chuyển đến địa điểm thực hiện dự án xây dựng trụ sở của một cơ quan trên địa bàn thị trấn Sa Thầy, theo hồ sơ thiết kế công trình, khối lượng đất đắp lên đến hàng chục nghìn m3. Điều đáng nói, chính quyền huyện Sa Thầy không có biện pháp xử lý, ngăn chặn, để vụ việc kéo dài, hủy hoại đất nông nghiệp, làm thất thu nguồn thuế Nhà nước.
![]() |
Máy cơ giới đang nằm tại hiện trường khai thác đất trái phép. |
Để kịp thời thông tin vụ việc nhằm chấn chỉnh tình trạng khai thác, vận chuyển đất trái quy định, phóng viên có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Kim Thái - Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy, tuy nhiên phóng viên rất ngỡ ngàng với thái độ làm việc dửng dưng, thiếu tinh thần cầu thị và có dấu hiệu “bao che” cho vấn nạn đất lậu. Vị Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy với vai trò là người đứng đầu chính quyền địa phương nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho cấp dưới, né tránh tiếp nhận thông tin, trả lời cơ quan báo chí.
![]() |
Khối lượng lớn đất san lấp đã bị vận chuyển đi; hành vi hủy hoại đất nông nghiệp. |
Phóng viên tiếp tục trao đổi với ông Đào Duy Hiến - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sa Thầy, ông Hiến cho biết: “Có nắm được thông tin, huyện chỉ đạo UBND thị trấn rồi”. Nhưng khi phóng viên đề nghị cung cấp văn bản chỉ đạo xử lý, ông Hiến biện lý do: “Không cung cấp văn bản đó cho phóng viên được. Các anh xuống làm việc với UBND thị trấn. Hiện nay huyện đang quy hoạch mỏ đất, chưa đấu giá nên chưa được quyền khai thác”.
![]() |
Vận chuyển đất về san lấp mặt bằng dự án một trụ sở tại thị trấn Sa Thầy. |
Ông Nguyễn Hải Dương - Chủ tịch UBND thị trấn Sa Thầy cho rằng: “Trước Tết có nghe thông tin phản ánh, chúng tôi đã kiểm tra nhưng xử lý bằng miệng chứ không có biên bản làm việc”.
![]() |
Dự án có khối lượng đất đắp lên đến hàng chục nghìn m3. |
Trao đổi với phóng viên, anh H. người trực tiếp khai thác, vận chuyển đất đến địa điểm xây dựng dự án cho biết: “Mình nhận san lấp mặt bằng cho dự án xây dựng một trụ sở tại thị trấn Sa Thầy, nên chở đất từ thôn 3, thị trấn và xã Sa Bình về đổ tại công trình của dự án”.
![]() |
Công trình hiện đang dùng đất lậu để san lấp mặt bằng. |
Ngày 04/1/2023, ông Lê Ngọc Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Chỉ thị nêu rõ, yêu cầu Giám đốc, thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện thành phố tăng cường quản lý khai thác khoáng sản… nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy đảng, sở ban ngành các cấp… sẽ xử lý nghiêm trách nhiệm ngươi đứng đầu nếu để xảy khai thác khoáng sản trái phép.
Đề nghị ngành chức năng tỉnh Kon Tum có biện pháp xử lý, chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản trái phép tại huyện Sa Thầy, xem xét xử lý trách nhiệm người đứng đầu theo nội dung Chỉ thị nêu, tránh gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội.
Nổi bật trang chủ

Những vấn đề mới trong dự thảo sửa đổi Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014



Đọc thêm

Hải Phòng: Đẩy nhanh tiến độ Dự án mở rộng tuyến đường bộ ven biển

Sở Xây dựng Yên Bái tăng cường công tác quản lý hoạt động xây dựng

Khánh Hòa: Công bố loạt sự kiện dịp kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh

Nghệ An: Bàn giao nhà tình nghĩa và trao kinh phí hỗ trợ xây nhà cho người nghèo, khó khăn về nhà ở

Phê duyệt dự án hỗ trợ chuyển đổi số ngành Xây dựng tỉnh Thừa Thiên - Huế

Quảng Bình: Tăng cường quản lý chất lượng vật tư, vật liệu xây dựng

Chuyển đổi số ngành Xây dựng vì mục tiêu phát triển bền vững: Chuyển đổi thông qua đổi mới, sáng tạo

Lấy ý kiến về đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên - Huế đến năm 2045

Thủ tướng tiếp đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ

Xây dựng Tuyên Quang trở thành trung tâm sản xuất chế biến gỗ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Phù Cát (Bình Định): Nạn mua bán, “lấy trộm” cát tô kéo dài đến bao giờ?

Đắk Lắk: Chính quyền nói gì về “cánh đồng chết” ở Krông Ana?

Lâm Đồng: Khởi tố nguyên Chủ tịch UBND thành phố Bảo Lộc

Bài 2: Cơ quan nào chịu trách nhiệm và sẽ xử lý sai phạm như thế nào?

Công ty Cổ phần sản xuất VLXD gạch tuynel công nghệ cao Điện Biên mắc hàng loạt sai phạm vẫn "ung dung" hoạt động

Bình Định: Kiểm điểm trách nhiệm vì dùng đất san lấp không đảm bảo tại dự án Khu dân cư vị trí số 7

Bài 1: Sai phạm lấy đất quy hoạch kho, bãi, phòng cháy chữa cháy cho nhà đầu tư thuê xây dựng xí nghiệp công nghiệp

Thiệu Hóa (Thanh Hóa): Xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Vĩnh An trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoảng sản

Hoằng Hóa (Thanh Hóa): Cán bộ xã “bưng bít”, lãnh đạo huyện né tránh trả lời về các công trình xây dựng trái phép?

Quảng Trị: Hàng loạt điểm du lịch nghỉ dưỡng xây dựng trái phép

Yên Khánh (Ninh Bình): Dân tố Nhà máy gạch Xuân Tế gây ô nhiễm

Sóc Trăng: Vì sao nhà đầu tư trả lại chủ trương đầu tư dự án xây dựng Kho trung chuyển xăng dầu tại Ngã Năm?

Tam Nông (Phú Thọ): Xử phạt 250 triệu đồng trong lĩnh vực đất đai với các doanh nghiệp “núp bóng” san hạ cốt nền

Thành phố Huế đầu tư hơn 26 tỷ đồng trùng tu các đình làng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều doanh nghiệp khai thác mỏ khoáng sản có dấu hiệu vi phạm quy định

Khởi tố, bắt tạm giam Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng

Chủ tịch UBND thành phố Quảng Ngãi ban hành Quyết định xử phạt… chưa đúng

Quảng Ngãi: Huyện Ba Tơ ngó lơ “cát tặc”?

Khánh Hòa: Chậm xử lý sai phạm thu gom, dự trữ đất “lậu” của nhà máy gạch Tuynel Diên Khánh
