Phiên bản di động

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở châu Á

Phát triển nông thôn mới (NTM) trong giai đoạn hiện nay là mối quan tâm chung của cả cộng đồng thế giới. Việt Nam có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới.

Phát triển nông thôn mới (NTM) trong giai đoạn hiện nay là mối quan tâm chung của cả cộng đồng thế giới. Việt Nam có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới.

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở châu Á

Hàn Quốc

Vào những năm 1960, Hàn Quốc là một trong những trường hợp “lạc hậu” ở châu Á (Philippines được coi là một trong những quốc gia tiên tiến nhất, chỉ đứng sau Nhật Bản). Hôm nay, Hàn Quốc được phân loại như một nền kinh tế phát triển cao. Như vậy, từ kinh nghiệm thực tế của Hàn Quốc và đôi nét so sánh với Philippines, Việt Nam có thể rút ra những chân lý nhất định để có thể vươn tới tầm cao như xứ xở Kim chi.

Để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, Hàn Quốc gắn với phương châm “Nhà nước đầu tư 1 vật tư, cộng đồng chung sức bỏ ra 5 -10 công của”. Cộng đồng tự họp bàn để quyết định loại công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Năm 1971, Chính phủ hỗ trợ cho 33.267 làng, mỗi làng 335 bao xi măng. Năm 1972 hỗ trợ 1.600, thêm 500 bao xi măng và 1 tấn sắt thép. Sự hỗ trợ này đã thúc đẩy, đóng góp to lớn quyết định thành công của các dự án.

Khi đã có một số lượng hạ tầng nhất định phục vụ sản xuất, các cơ quan cùng hiệp lực thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, lai tạo giống mới, năng suất tốt, giúp nông dân trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa. Chính phủ thúc đẩy xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, để chế biến và tiêu thụ nông sản, gia tăng thu nhập cho nông dân. Loại bỏ nghèo khổ, giúp họ thoát khỏi vất vả. Đồng thời, Chính phủ có chính sách tín dụng nông thôn, cho vay ưu đãi thúc đẩy sản xuất. Nhờ chính sách này mà từ năm 1972 - 1977, thu nhập trung bình của các hộ tăng lên 3 lần.

Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu trong công cuộc phát triển nông thôn. Chính phủ xác định nhân tố quan trọng nhất để phát triển phong trào NTM chính là đội ngũ cán bộ từ cấp cơ sở. Cán bộ này dựa trên tinh thần tự nguyện và do dân bầu. Chính phủ đã xây dựng 3 trung tâm đào tạo quốc gia và mạng lưới trường nghiệp vụ của các ngành ở địa phương. Nhà nước đài thọ, mở các lớp học trong thời gian từ 1-2 tuần để trang bị đủ kiến thức thiết thực như kỹ năng lãnh đạo cơ bản, quản lý dự án, phát triển sâu nguồn nhân lực.

Chính phủ Hàn Quốc ngay từ xa xưa đã rất chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng bằng sức mạnh toàn dân. Đặt ra vấn đề quy hoạch rất chỉn chu, xác định kỹ từng chủng loại cây rừng phù hợp, hỗ trợ giống, tập huấn cán bộ kỹ thuật chăm sóc vườn ươm và trồng rừng để hướng dẫn và yêu cầu tất cả chủ đất trên vùng núi trọc đều phải trồng rừng, bảo vệ rừng. Năm 1970, tệ nạn phá rừng rất khủng khiếp, nhưng sau 20 năm, rừng xanh đã che phủ khắp nước, và là một kỳ tích của phong trào xây dựng NTM.

Nhật Bản

Trong thập kỷ 50, 60 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã đề ra Luật cơ bản về nông nghiệp và gần 30 đạo luật khác, đồng thời, nhiều lần sửa đổi Luật Đất nông nghiệp, Luật Nông nghiệp bền vững... Tất cả các bộ luật này đã cấu thành nên một hệ thống hoàn chỉnh, tạo hành lang pháp lý để công cuộc xây dựng NTM được tiến hành thuận lợi.

Chính phủ Nhật Bản tích cực tham gia và đầu tư kinh phí lớn. Các giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 4 đều có sự định hướng của Chính phủ. Để giải quyết vấn đề thiếu kinh phí đầu tư cho phát triển nông nghiệp, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng chính sách hỗ trợ nông nghiệp như trợ giá nông phẩm, xây dựng quỹ rủi ro về giá nông phẩm, trong đó người nông dân bỏ ra 30%, Chính phủ bỏ ra 70%.

Khuyến khích người g dân tích cực tham gia, coi trọng tính tự lập, tự chủ. Thời gian đầu, công cuộc xây dựng NTM ở Nhật Bản do Chính phủ đóng vai trò chủ đạo. Chính phủ tìm mọi cách để nâng cao tính tích cực, sáng tạo của người nông dân, để họ thực sự trở thành đội quân chủ lực trong xây dựng, phát triển nông thôn. Trong phong trào xây dựng làng xã, Chính phủ Nhật Bản đề cao tinh thần phát huy tính sáng tạo, dám nghĩ dám làm, từ việc xây dựng, thực thi quy hoạch, đến lựa chọn sản phẩm trong phong trào “mỗi làng một sản phẩm”, đều do dân các vùng tự căn cứ vào nhu cầu của địa phương rồi đề xuất, thực hiện.

Phát huy đầy đủ vai trò của hợp tác xã nông nghiệp, hiện nay, trên 99% số hộ nông dân ở Nhật Bản đều trực thuộc tổ chức này. Thông qua sức mạnh tập thể, mạng lưới hợp tác xã phân bố khắp cả nước, đã cung cấp cho nông dân những dịch vụ nhanh chóng, chu đáo, hiệu quả. Hợp tác xã nông nghiệp đã phát huy vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích cho người nông dân, thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Thái Lan

Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của tư nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào nâng cao trình độ của cá nhân và tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Chính phủ đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý; giải quyết những mâu thuẫn liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác.

Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Chính phủ đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai khắp cả nước…

Chính phủ luôn quan tâm tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển.

Theo Khánh Phương/Báo Xây dựng
Link gốc:

Nổi bật trang chủ

Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)

Luật Nhà ở (sửa đổi) có chất lượng tốt nhất trong hơn 30 năm qua
Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam: Bộ Xây dựng thống nhất đầu tư theo kịch bản 3
Dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn: Trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7

Đọc thêm

Ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh tại Lễ khai mạc Triển lãm quốc tế về máy móc, công nghệ và vật liệu ngành Gốm sứ 2023 (Triển lãm Asean Ceramics 2023) diễn ra tại Hà Nội, ngày 28/11. Triển lãm kéo dài trong 3 ngày, từ 28/11 đến 30/11.
Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Ngày 28/11, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định đồ án Quy hoạch chung đô thị Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045. Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn chủ trì Hội nghị.
Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Hồ chứa nước Yên Ngựa (xã Cư Êwi, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), đến nay đã hết thời hạn thi công. Tuy nhiên, đến nay công trình vẫn thi công “nhỏ giọt”, khối lượng thi công đạt thấp, khiến dư luận hoài nghi về năng lực của chủ đầu tư dự án.
Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Với lợi thế quỹ đất lớn và được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, huyện Yên Phong - Bắc Ninh đang nổi lên như một “địa điểm vàng” thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư bất động sản.
Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đến nay vẫn chưa thể an cư tại nơi ở mới. Khu tái định cư của dự án này hiện vẫn là những khoảng đất trống, chưa hoàn thiện hạ tầng.
Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Đến nơi ở mới, nhà cửa khang trang nhưng lại không có đất sản xuất, người dân lại quay về chỗ ở cũ, để lại khu tái định cư Raly - Rào đìu hiu, thưa bóng người, nhà cửa đã có dấu hiệu xuống cấp…
Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, huyện Sông Mã (Sơn La) đang tập trung mọi nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí về thực hiện chương trình nông thôn mới (NTM). Nhờ đó, vùng đất biên giới ngày càng thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Đồng Nai đang nỗ lực triển khai các công trình trọng điểm trên địa bàn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tỉnh đã gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án, nhất là việc cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp.
Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Mặc dù đã có những bước tiến trong việc phát triển sản xuất vật liệu xây dựng cả về lượng lẫn về chất, nhưng ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở địa bàn tỉnh Quảng Trị còn những hạn chế cần khắc phục.
Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Khi thực hiện di dời trong chương trình chỉnh trang đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh, các hộ gia đình đang có nhà trên và ven kênh rạch, sẽ được thuê hoặc mua nhà ở xã hội, góp phần ổn định cuộc sống của người dân.
Kinh nghiệm  sử dụng năng lượng hiệu quả

Kinh nghiệm sử dụng năng lượng hiệu quả

Việc tiết kiệm và tăng hiệu suất sử dụng năng lượng giúp nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững. Chúng ta cùng tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong sử dụng năng lượng hiệu quả:
Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở châu Á

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở châu Á

Phát triển nông thôn mới (NTM) trong giai đoạn hiện nay là mối quan tâm chung của cả cộng đồng thế giới. Việt Nam có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới.
Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp sinh thái

Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp sinh thái

Khu công nghiệp sinh thái (KCNST) là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích: Hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong quản lý các các vấn đề môi trường và tài nguyên. Bằng các hoạt động hợp tác chặt chẽ với nhau, “cộng đồng” KCNST sẽ đạt được một hiệu quả tổng thể lớn hơn so với hoạt động của từng doanh nghiệp.
Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia phối hợp hỗ trợ Hội người Việt Nam tại Slovakia tổ chức “Ngày Việt Nam”

Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia phối hợp hỗ trợ Hội người Việt Nam tại Slovakia tổ chức “Ngày Việt Nam”

Ngày 28/8, Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia phối hợp, hỗ trợ Ban chấp hành Hội người Việt Nam tại Slovakia tổ chức “Ngày Việt Nam” tại Thủ đô Bratislava. Đây là lần đầu tiên sự kiện được tổ chức với quy mô lớn tại Bratislava, góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa Việt Nam, thể hiện vai trò ngày càng lớn mạnh của cộng đồng người Việt Nam trong lòng Slovakia.
Độc đáo thị trấn dưới lòng đất

Độc đáo thị trấn dưới lòng đất

Coober Pedy là thị trấn vô cùng độc đáo đến nỗi hàng trăm nghìn du khách phải tò mò đến tận nơi “mục sở thị”. Đây là thị trấn độc nhất vô nhị trên thế giới hiện nay và khiến bất cứ ai nghe qua đều phải tò mò, thích thú.
Quốc gia nhỏ nhì hành tinh, giàu nhì thế giới

Quốc gia nhỏ nhì hành tinh, giàu nhì thế giới

Độc đáo đất nước chỉ rộng gần 2 km2 nhưng đẹp như vương quốc cổ tích, cứ 3 người thì 1 người là triệu phú: Đó là Monaco. Đây là quốc gia cực kỳ nổi tiếng và là điểm du lịch đắt khách tại châu Âu. Dưới đây là những sự thật thú vị về đất nước đặc biệt này.
Kết cấu lạ ở thành phố Bát Quái

Kết cấu lạ ở thành phố Bát Quái

Tân Cương (Trung Quốc) có một thành phố vô cùng kỳ lạ, mặc dù diện tích khá nhỏ nhưng được ví là mê cung, có kết cấu đặc biệt. Đó là thành phố Bát Quái.
Độc đáo Vatican - công trình kiến trúc bất hủ

Độc đáo Vatican - công trình kiến trúc bất hủ

Vatican - thành quốc nằm gọn trong lòng Rome, nước Ý là quốc gia đặc biệt thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
Những ngôi nhà độc nhất vô nhị trên thế giới

Những ngôi nhà độc nhất vô nhị trên thế giới

Trên thế giới có những kiến trúc sư thiết kế ra những ngôi nhà vô cùng độc đáo. Không chỉ có cấu trúc độc đáo, những công trình kiến trúc sau đây còn được đặt móng ở những vị trí ít ai ngờ tới.
Hậu Covid-19 mơ về những ngôi nhà cổ tích

Hậu Covid-19 mơ về những ngôi nhà cổ tích

Sau những năm tháng sống trong thời dịch bệnh, hậu Covid-19 là những giấc mơ về ngôi nhà đậm sắc màu cổ tích của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Gần đây, có nhiều bạn trẻ đã và đang chia sẻ rất nhiều những kiến trúc nhà cổ tích xa xưa nhưng chưa bao giờ lỗi thời ở thì hiện tại.
Giải thưởng kiến trúc Pritzker 2022: Ai là chủ nhân?

Giải thưởng kiến trúc Pritzker 2022: Ai là chủ nhân?

Giải thưởng kiến trúc Pritzker, một giải thưởng thành tựu trọn đời nổi tiếng nhất trong giới kiến trúc, được ví tương đương với giải Nobel, đã được trao cho các kiến trúc sư xuất sắc kể từ năm 1979.
Hậu Covid-19: Xây nhà chú trọng điều gì?

Hậu Covid-19: Xây nhà chú trọng điều gì?

Suốt mấy năm qua, thông tin về dịch bệnh rất nhiều, gồm đủ loại chuyên môn liên quan đến y tế, dịch tễ, quản lý, truyền thông, xây dựng, kiến trúc Các chuyên gia đưa ra ý kiến về cách hiểu và đối diện với đại dịch.
Những công trình cổ đại thách thức thời gian

Những công trình cổ đại thách thức thời gian

Một số công trình cổ đại đồ sộ trên thế giới có niên đại hàng ngàn năm được xây dựng hết sức công phu và chính xác khiến các kiến trúc sư, kỹ sư, các nhà khoa học không khỏi ngỡ ngàng và thán phục. Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi các công trình cổ đại thách thức với thời gian trên thế giới.
Những công trình cổ đại thách thức thời gian

Những công trình cổ đại thách thức thời gian

Các nhà khoa học trên thế giới nhiều năm qua đã đi tìm câu trả lời cho việc vì sao thế giới cổ đại lại tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu, thách thức thời gian như vậy. Cho đến nay, câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ và các nhà khoa học vẫn tiếp tục chưa đầu hàng. Những câu chuyện truyền thuyết không thuyết phục và khoa học vẫn bó tay. Đó là những công trình nào vậy?
Bất động sản nhà ở toàn cầu hậu Covid -19: Dự báo tăng hơn 9%

Bất động sản nhà ở toàn cầu hậu Covid -19: Dự báo tăng hơn 9%

Theo dự báo, bất chấp suy thoái kinh tế cũng như tác động của đại dịch Covid -19, thị trường bất động sản (BĐS) nhà ở trên toàn cầu sẽ tăng trưởng hơn 9% trong những năm 2022 - 2027 (báo cáo của Tập đoàn ResearchAndMarkets).
Khám phá không gian sống của giới siêu giàu trên thế giới

Khám phá không gian sống của giới siêu giàu trên thế giới

Các tỷ phú trên khắp thế giới luôn sẵn sàng chi hàng chục đến hàng trăm triệu đô cho những bộ sưu tập bất động sản nhằm tận hưởng cuộc sống, đồng thời việc sở hữu thêm nhiều bất động sản xa xỉ lại càng tô đậm vị thế và tầm ảnh hưởng của họ. Họ đặc biệt bị thu hút bởi những dinh thự có vị trí độc tôn với địa thế “tọa non, hướng biển”, lý do nào khiến bất động sản đỉnh đồi view biển hấp dẫn đến vậy?
Ý tưởng nhà ở "Tokyo 2050" của Sony: Mô hình nhà ở trên biển

Ý tưởng nhà ở "Tokyo 2050" của Sony: Mô hình nhà ở trên biển

Biến đổi khí hậu, băng tan chảy và sự giãn nở nhiệt của nước biển ấm lên có thể dẫn đến tình trạng mực nước biển dâng cao và đe dọa lớn đối với nền văn minh nhân loại. Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng khoảng (21 - 24 cm) kể từ năm 1880 và tiếp tục tăng hàng năm ở mức báo động.
Công trình xây dựng đầy tham vọng mới nhất ở Dubai: Bảo tàng của tương lai

Công trình xây dựng đầy tham vọng mới nhất ở Dubai: Bảo tàng của tương lai

Vào ngày 22/02/2022 vừa qua, tại Dubai, một Bảo tàng tương lai với lối kiến trúc siêu thực đã chính thức bắt đầu được xây dựng.
Những thành phố hấp dẫn nhất ở Đức

Những thành phố hấp dẫn nhất ở Đức

Đức, một đất nước xinh đẹp nằm ngay trung tâm của châu Âu, mang vẻ đẹp cổ kính, yên bình với nền văn hóa lâu đời. Trong đó, có 3 thành phố đặc biệt hấp dẫn.
Đô thị trong đại dịch Covid-19

Đô thị trong đại dịch Covid-19

Đô thị là điểm trung tâm của tăng trưởng kinh tế và công nghệ trên toàn thế giới. Hầu hết mọi người trên khắp thế giới sống ở các thành phố. Đại dịch được nhắc đến như một căn bệnh mới lây lan khắp các quốc gia trên thế giới. Theo dữ liệu khoa học cho biết, đã có 3 trận đại dịch chết người trong vòng 100 năm qua là vào các năm 1918, 1957 và 1968.
Xem thêm