Phiên bản di động

Hoàn thiện thể chế thúc đẩy liên kết và phát triển vùng đủ mạnh

Sáng 30/3, tại Thái Bình, đã diễn ra Hội thảo “Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ, tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp”.
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy liên kết và phát triển vùng đủ mạnh
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại Hội thảo.

Hội thảo do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Thái Bình đồng chủ trì tổ chức nhằm cụ thể hoá việc thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 8/2/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW.

Đây là diễn đàn để các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trao đổi, thảo luận nhằm đưa ra những giải pháp cũng như tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách với Chính phủ để triển khai các chương trình, dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Vùng Đồng bằng sông Hồng.

Vị trí địa chính trị kinh tế chiến lược

Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình), trong đó có 02 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải Phòng).

Vùng có vị trí địa kinh tế, chính trị chiến lược thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, trung tâm của sự giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng Đông Bắc với vùng Tây Bắc, giữa vùng núi phía Bắc với miền Trung, nằm sát với thị trường rộng lớn là Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á; là cầu nối giao thương và là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc và quốc tế.

Bên cạnh đó, Vùng còn có Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ, một trong ba vùng động lực phát triển kinh tế của quốc gia; là nơi có ba tuyến hành lang kinh tế đi qua: Hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hành lang kinh tế Bắc - Nam gắn tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam tham gia vào tuyến Hành lang xuyên Á.

Hiện nay, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông kết nối của vùng thuận lợi cho việc đi lại và giao thương với hệ thống giao thông kết nối hội tụ đầy đủ tất cả 05 loại hình giao thông đồng bộ, tương đối hiện đại (đường bộ, đường sắt quốc tế, đường thủy nội địa, đường hàng không trong nước và quốc tế) và đã triển khai đầu tư thực hiện tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội, tuyến đường ven biển từ Quảng Ninh – Nghệ An, bắt đầu xây dựng tuyến cao tốc Hải Phòng – Ninh Bình, cao tốc Bắc Nam phía Đông, tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội – Nghệ An. Chính vì lẽ đó, có thể khẳng định rằng, Vùng Đồng bằng sông Hồng đã, đang, và sẽ giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, cùng với những kết quả đạt được trong cải cách thể chế của Chính phủ và sự quyết liệt của chính quyền các địa phương Vùng Đồng bằng sông Hồng trong cải thiện môi trường kinh doanh, khơi thông nguồn lực cho đầu tư phát triển. Vùng đã huy động được nguồn lực tương đối lớn cho đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, đầu tư còn dàn trải, chậm giải phóng mặt bằng, chậm chuẩn bị dự án làm ảnh hưởng tới triển khai đầu tư. 03 vấn đề còn tồn tại hiện nay để phát triển vùng gồm: (1) Quy hoạch, (2) cơ chế, chính sách, (3) đầu tư thiếu hụt nhiều nhất là trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng, nhiều dự án nằm trong danh mục ưu tiên đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa triển khai hoặc triển khai chậm do thiếu vốn như: đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, đường vành đai 5 – vùng Thủ đô Hà Nội, xây dựng nhà máy nước mặt sông Đà, tuyến đường ven biển qua 5 địa phương có biển…

Thúc đẩy liên kết vùng đủ mạnh

Để xây dựng và phát triển Vùng Đồng bằng sông Hồng thì nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng cho phát triển của vùng rất cao nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, là vùng đi đầu trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số. Trong đó, xây dựng kết cầu hạ tầng đồng bộ và hiện đại là một nội dung quan trọng, đòi hỏi việc huy động vốn đầu tư lớn, cụ thể: (i) Hoàn thiện các tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua địa bàn, các tuyến đường bộ kết nối, các tuyến vành đai Hà Nội, đường bộ ven biển. Mở rộng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, hoàn thiện hạ tầng các cảng Hải Phòng, Quảng Ninh; (ii) Hoàn thành đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội. Để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, hạ tầng cấp điện, năng lượng được yêu cầu đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, hạ tầng thông tin truyền thông hiện đại tương đương trình độ của các nước tiên tiến trên thế giới…

Trong thời gian tới để thu hút vốn đầu tư hạ tầng vào Vùng Đồng bằng sông Hồng tạo lực đẩy phát triển, trước hết cần phải: Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội của vùng về địa chính trị, địa kinh tế, điều kiện tự nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử để phát triển nhanh, bền vững Vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước.

Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết và phát triển vùng đủ mạnh, thiết thực, hiệu quả; thí điểm một số mô hình, cơ chế, chính sách mới; tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng; phát huy vai trò và khai thác hiệu quả các hành lang, vành đai kinh tế, cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế, hệ thống đô thị để tạo đột phá phát triển vùng.

Đẩy mạnh thu hút nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, đa dạng hóa các hình thức, phương thức đầu tư. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đa dạng hóa các nguồn lực và hình thức đầu tư, chú trọng hình thức đối tác công - tư. Ưu tiên một số lĩnh vực hạ tầng đột phá, cơ bản; bố trí nguồn lực cho các công trình động lực, có tính lan tỏa, kết nối vùng.

Phát triển liên kết vùng là xu thế tất yếu, khách quan trong quá trình phát triển

Hoàn thiện thể chế thúc đẩy liên kết và phát triển vùng đủ mạnh
Ông Phạm Đức Thành – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình

Thông tin tại Hội thảo, ông Phạm Đức Thành - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình cho biết, những năm qua, tỉnh Thái Bình tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; với sự cố gắng, nỗ lực của của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản ổn định và đạt được kết quả tích cực. So sánh với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng, Thái Bình đứng thứ 8 trong vùng, chiếm 3,8% tổng GRDP vùng. Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh 2010) giai đoạn 2016-2020 của tỉnh đạt trung bình trên 8,67%/năm, xếp thứ 5 trong vùng đồng bằng sông Hồng (sau các tỉnh Hải Phòng, Hà Nam, Quảng Ninh, Ninh Bình).

Thái Bình là tỉnh có tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cao nhất trong số các tỉnh đồng bằng sông Hồng; tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng thấp nhất trong vùng đồng bằng sông Hồng. Tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng của tỉnh Thái Bình cao thứ hai trong vùng đồng bằng sông Hồng; tuy nhiên về quy mô còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm 3,7% tổng GRDP khu vực công nghiệp - xây dựng của vùng và xếp thứ 9/11 trong vùng. Khu vực dịch vụ của tỉnh cũng chỉ mới chiếm 2,6% tổng GRDP khu vực dịch vụ của Vùng Đồng bằng sông Hồng; quy mô khu vực này của tỉnh xếp thứ 7/11 tỉnh, thành phố trong vùng.

Về quy mô thị trường năm 2022, tổng doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng của tỉnh Thái Bình là trên 40,5 nghìn tỷ đồng, xếp thứ 8/11 trong vùng. Về phát triển doanh nghiệp và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Lũy kế đến cuối năm 2022, tổng số vốn FDI tại tỉnh Thái Bình khoảng 650 triệu USD, chiếm 0,7% tổng số vốn FDI đăng ký của Vùng Đồng bằng sông Hồng. Đến hết năm 2022, tỉnh Thái Bình có hơn 5 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm 2,1% tổng số doanh nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng. Mật độ doanh nghiệp tỉnh Thái Bình đạt 2,7 doanh nghiệp/1.000 dân, thấp nhất trong Vùng Đồng bằng sông Hồng.

Đánh giá chung, tỉnh Thái Bình là một tỉnh có nguồn lực dân cư và lao động dồi dào; đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước. Trong Vùng Đồng bằng sông Hồng, tỉnh Thái Bình là một tỉnh phát triển năng động tuy nhiên quy mô kinh tế so với trong vùng còn nhỏ, công nghiệp chế biến chế tạo mới phát triển, tỷ trọng nông nghiệp còn cao, các ngành dịch vụ phát triển chưa nổi bật so với các địa phương khác; thu nhập bình quân đầu người thuộc nhóm dưới của vùng. Môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh đã được cải thiện nhanh và đạt mức trung bình của vùng. Tuy nhiên, Thái Bình chưa thu hút các dự án của các nhà đầu tư, tập đoàn, tổng công ty lớn có hàm lượng công nghệ cao, các dự án đầu tư tại tỉnh hiện vẫn dựa nhiều vào khai thác lợi thế lao động chi phí thấp (thu hút đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh). Để phát triển liên kết vùng là xu thế tất yếu, khách quan trong quá trình phát triển; để tiếp tục thúc đẩy phát triển liên kết vùng, cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu.

Hoàn thiện thể chế thúc đẩy liên kết và phát triển vùng đủ mạnh
Toàn cảnh Hội thảo.

Một là, tập trung triển khai hiệu hiệu quả các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 08/02/2023 của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó, cần chú trọng vào các nội dung trọng tâm có liên quan đến tỉnh..

Hai là, sớm hoàn thành, phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm chất lượng, định hướng chiến lược, có tầm nhìn xa, tư duy đột phá, có trọng tâm, trọng điểm để nhận diện, phát huy tiềm năng, lợi thế cạnh tranh và phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực sẵn có của địa phương; đồng thời, phải tạo ra động lực mới để thu hút thêm nguồn lực từ bên ngoài.

Ba là, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế và các ngành sản xuất gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong từng ngành, lĩnh vực, tăng năng suất lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp dựa trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ.

Bốn là, tiếp tục tăng cường các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối vùng. Đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành các tuyến đường cao tốc quốc gia, quốc lộ và tuyến đường bộ ven biển theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Năm là, chủ động rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách có tính vượt trội, đột phá, đủ mạnh để phát huy tiềm năng, lợi thế và thu thút đầu tư... Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thực hiện đầu tư tại địa phương.

Sáu là, tăng cường sự phối hợp, trao đổi, hợp tác, liên kết trong các lĩnh vực: quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh, hình hành các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ giữa các doanh nghiệp của các địa phương trong khu vực, nhằm phát huy lợi thế của từng địa phương, phát huy tối đa hiệu quả các dự án phát triển bền vững tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các tỉnh trong khu vực.

Bảy là, khơi dậy, phát huy truyền thống văn hóa, văn hiến của địa phương; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; quan tâm chăm lo đời sống của nhân dân và thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội tại địa phương.

Theo Ninh Nhi/Báo Xây dựng
Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/hoan-thien-the-che-thuc-day-lien-ket-va-phat-trien-vung-du-manh-351801.html

Nổi bật trang chủ

VICEM chuyển lửa truyền thống từ đất Tổ vua Hùng

Địa phương báo cáo về phát triển nhà ở xã hội
Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5: Sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)
Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Đọc thêm

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Ngày 09/01/2024, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình, thôn Trung Am, xã Lý Học, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng, Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Bảo TP Hải Phòng đã long trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 438 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hơn 10 vạn người dân huyện Vĩnh Bảo, các tỉnh lân cận Hải Dương, Thái Bình đã về dự.
Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu phát triển toàn diện, trở thành trung tâm phát triển năng động, công nghiệp dịch vụ hiện đại, đô thị xanh, là khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Theo khảo sát của Cushman & Wakefield (Công ty Môi giới đầu tư BĐS toàn cầu), Việt Nam hiện đang đứng đầu trong danh sách lựa chọn của các nhà đầu tư toàn cầu về lĩnh vực công nghiệp logistics trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhờ vào nhiều ưu điểm kỹ thuật và chiến lược.
Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Sáng 06/01, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự Lễ khởi công Dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại phường Tràng Cát, quận Hải An, TP Hải Phòng. Với quy mô 4.300 căn, đây là dự án NƠXH đầu tiên có quy mô và hạ tầng tiện ích lớn nhất của Vinhomes tại Hải Phòng, góp phần an cư cho hàng chục nghìn người lao động địa phương.
Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Tiếp tục góp ý cho Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị với Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến quỹ phát triển đất. Theo HoREA, Dự thảo Luật hiện nay bỏ quy định về quỹ phát triển đất nên không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định của Luật Đất đai, lại vừa thiếu cơ chế để triển khai thực hiện Chương VIII về phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất.
Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 09/01/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, GTVT, TN&MT; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, liên quan đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách, hồ sơ xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và soạn thảo các văn bản quy định chi tiết Luật, Nghị định.
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Ngày 10/1, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai công tác năm 2024. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Sở Xây dựng Quảng Ninh đạt nhiều thành tích tốt đẹp trong năm 2023, đã đặt mục tiêu năm mới 2024 với thắng lợi mới. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh về kết quả công tác năm cũ được xác định là động lực cho năm mới; và năm mới với những mục tiêu then chốt mới.
Giấc mơ an cư

Giấc mơ an cư

Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo xây nhà phòng tránh lũ, lụt theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Hà Tĩnh đã tập trung triển khai với phương châm đúng đối tượng, đúng chế độ và thời gian quy định… mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc.
Agribank Nam Thanh Hóa: Kiến tạo giá trị, khẳng định thương hiệu

Agribank Nam Thanh Hóa: Kiến tạo giá trị, khẳng định thương hiệu

Agribank Nam Thanh Hóa là chi nhánh loại I, hạng I, trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, được thành lập ngày 01/01/2019. Trong 5 năm qua, Agribank Nam Thanh Hóa đã thực hiện tốt sứ mệnh “Tam nông”, phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Góp phần đáng kể vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thanh Hóa.
Công ty CP Trường Danh: Đa dạng hóa ngành nghề

Công ty CP Trường Danh: Đa dạng hóa ngành nghề

Nhìn lại chặng đường đã qua, có bao biến cố, thách thức, nhưng nhờ đa dạng hóa ngành nghề, Công ty CP Trường Danh (Quảng Trị) đã vượt qua khó khăn, phát triển bền vững, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.
INSEE Việt Nam: Định hướng phát triển bền vững

INSEE Việt Nam: Định hướng phát triển bền vững

INSEE Việt Nam là DN sản xuất xi măng đầu tiên tại Việt Nam nhận Chứng chỉ EPD quốc tế (Environmental Product Declaration - Tuyên bố sản phẩm môi trường). Phóng viên Báo Xây dựng đã phỏng vấn ông Đào Nguyên Khánh - Trưởng Bộ Phận Phát triển Bền vững và Truyền thông Doanh nghiệp INSEE Việt Nam về một số nội dung liên quan đến xu hướng vật liệu xanh mà Công ty đang theo đuổi.
Bắc Giang: Bí quyết của sự tăng trưởng

Bắc Giang: Bí quyết của sự tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang trong 2 năm qua đạt kết quả vô cùng ấn tượng. Trong năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 19,3%, đứng thứ 2 cả nước; năm 2023, đạt 13,45%, vươn lên đứng đầu cả nước. Đâu là yếu tố làm nên bước tiến vượt bậc này của tỉnh miền núi Bắc Giang?
Doanh nghiệp ngành Xây dựng: Gian nan thử sức

Doanh nghiệp ngành Xây dựng: Gian nan thử sức

Trong năm 2023, DN ngành Xây dựng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và dự báo năm 2024 sẽ càng khó khăn hơn. Bởi vậy, các DN mong muốn Chính phủ và Bộ Xây dựng sẽ có hỗ trợ cụ thể, thiết thực.
Điện lực Đồng Nai giải ngân 100% vốn đầu tư xây dựng công trình điện 110kV

Điện lực Đồng Nai giải ngân 100% vốn đầu tư xây dựng công trình điện 110kV

Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai cho biết, theo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng các công trình điện 110kV năm 2023 của đơn vị này là gần 119 tỷ đồng. Đến cuối năm 2023, Công ty đã thực hiện giải ngân đạt 100% vốn đầu tư xây dựng.
Cuộc thi Ốp lát gạch quốc tế: Thí sinh Việt Nam tranh tài cùng 100 thợ giỏi

Cuộc thi Ốp lát gạch quốc tế: Thí sinh Việt Nam tranh tài cùng 100 thợ giỏi

Sự có mặt của thí sinh Việt Nam tại cuộc thi Ốp lát gạch quốc tế lần thứ 10, do Sika tổ chức, là bước kế tiếp trong cam kết lan tỏa giá trị cốt lõi "Tiêu chuẩn toàn cầu - Thấu hiểu địa phương" của Sika Việt Nam.
Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO): Doanh nghiệp tiên phong của Thủ đô

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO): Doanh nghiệp tiên phong của Thủ đô

Năm 2023, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đã nỗ lực bứt phá, hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trước khó khăn chung của nền kinh tế và sự biến động của thị trường BĐS, HANDICO tiếp tục khẳng định vai trò nòng cốt, DN tiên phong của Thủ đô.
Hải Dương phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại

Hải Dương phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1639/QĐ-TTg ngày 19/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Để chuyển đổi xanh ngành công nghiệp

Để chuyển đổi xanh ngành công nghiệp

Chuyển đổi xanh trong ngành công nghiệp là xu hướng quan trọng trong phát triển bền vững, đòi hỏi sự chuyển đổi từ các phương pháp sản xuất truyền thống sử dụng năng lượng, tài nguyên không hiệu quả và gây ô nhiễm môi trường sang các quy trình sản xuất sạch sẽ, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.
Kinh tế số Việt Nam: Từ chính sách đến thực thi phát triển bền vững

Kinh tế số Việt Nam: Từ chính sách đến thực thi phát triển bền vững

Kinh tế số giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế toàn cầu, Việt Nam không ở ngoài cuộc trong lĩnh vực này. Chính phủ nhận thức rõ ràng về tiềm năng mà kinh tế số mang lại và đã đưa ra loạt chính sách, cùng biện pháp cụ thể để thúc đẩy kinh tế số. Trên thực tế, việc triển khai các biện pháp này không chỉ dừng lại ở lý thuyết, mà còn được thể hiện rõ ràng và hiệu quả trong thực tiễn, hướng đến tương lai phát triển bền vững.
Tiền Giang: Thông qua Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Tiền Giang: Thông qua Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

HĐND tỉnh Tiền Giang khóa X vừa ban hành Nghị quyết về việc thông qua Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Điện Biên có tỷ lệ giải ngân vốn đạt 54,4% kế hoạch năm 2023

Điện Biên có tỷ lệ giải ngân vốn đạt 54,4% kế hoạch năm 2023

Tính đến ngày 30/11/2023, tỉnh Điện Biên đã thực hiện giải ngân 951.129 triệu đồng vốn đầu tư phát triển (đạt 54,4% vốn giao) và 287.996 triệu đồng vốn sự nghiệp (đạt 24,4% vốn giao).
Quy định chi tiết hoạt động đào tạo về đấu thầu

Quy định chi tiết hoạt động đào tạo về đấu thầu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định chi tiết đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
Phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế: Chưa phát huy hết lợi thế

Phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế: Chưa phát huy hết lợi thế

Trong những năm qua, việc phát triển, quy mô của các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, từng vùng. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và phát triển mô hình KKT, KCN đã bộc lộ những hạn chế nhất định cần giải pháp để tháo gỡ.
Trái phiếu doanh nghiệp đang là “cục máu đông” của thị trường bất động sản

Trái phiếu doanh nghiệp đang là “cục máu đông” của thị trường bất động sản

Tại tọa đàm “Nhận diện dòng chảy tài chính trên thị trường bất động sản” diễn ra tại Hà Nội vào ngày 12/12/2023 do Tạp chí Đầu tư Tài chính tổ chức, ông Phạm Đức Toản – Tổng Giám đốc EZ Property nhận định trái phiếu doanh nghiệp là "cục máu đông" của thị trường bất động sản.
Trà Vinh: Giải ngân 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia đạt 36,3%

Trà Vinh: Giải ngân 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia đạt 36,3%

Sáng 12/12, Đoàn công tác liên ngành của Bộ Xây dựng có buổi làm việc với UBND tỉnh Trà Vinh về triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Phấn đấu hết năm 2023 giải ngân vốn đầu tư công ít nhất 95%

Phấn đấu hết năm 2023 giải ngân vốn đầu tư công ít nhất 95%

Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo số 511/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến với các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương về đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.
Quảng Trị: Nhiều dự án lớn được triển khai đầu tư

Quảng Trị: Nhiều dự án lớn được triển khai đầu tư

Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Trị, trên địa bàn tỉnh đang có nhiều dự án lớn đã và đang được triển khai đầu tư, với hàng nghìn tỷ đồng/dự án.
Giao dịch M&A bất động sản tăng

Giao dịch M&A bất động sản tăng

Các chuyên gia nhận định, Việt Nam đã và đang tiếp tục lọt vào tầm ngắm của một lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ vào sự ổn định về chính trị cũng như những chính sách khuyến khích đầu tư. Điều này đã thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, trong đó thị trường BĐS Việt Nam cũng ghi nhận đà tăng đáng kể cả về số lượng và giá trị giao dịch từ hoạt động sáp nhập - mua lại (M&A).
Xem thêm