Hoàn thiện thể chế, đổi mới quy hoạch đô thị
Việc hoàn thiện thể chế, chính sách trong lĩnh vực quy hoạch, phát triển đô thị rất quan trọng. Quy hoạch đô thị cần có được thống nhất giữa các cấp độ, đổi mới để đơn giản hóa thủ tục, tiếp cận đa ngành và có sự tham gia của các bên trong việc nhận diện, giải quyết các vấn đề nổi cộm của từng đô thị, từng khu vực.
![]() |
Các bộ tiêu chí mới liên quan đến các mô hình phát triển mới như đô thị xanh, thông minh, sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu… cần được khuyến khích thử nghiệm, thể chế hóa để triển khai, nhân rộng. |
Công tác quy hoạch đô thị còn nhiều hạn chế
Ngày 24/01/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW đề ra mục tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Một trong sáu nhóm giải pháp quan trọng, có tính đột phá được xác định trong Nghị quyết này là nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững.
Bà Trần Thu Hằng - Vụ trưởng Vụ Quy hoạch Kiến trúc (Bộ Xây dựng) cho biết, hiện nay các địa phương đang quyết liệt hành động để tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030. Tham gia quá trình này, lĩnh vực quy hoạch và phát triển đô thị có những đóng góp quan trọng, đồng thời cũng có thách thức rất lớn trong việc thúc đẩy, thực hiện và đạt được mục tiêu phát triển hệ thống đô thị Việt Nam toàn diện, bền vững.
Tính đến tháng 6/2023, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam đạt khoảng 42%, với mức tăng trưởng dân số đô thị trung bình khoảng 1 triệu người/một năm, tương đương với dân số của một tỉnh. Cả nước có 902 đô thị, phân bố tương đối đồng đều trên toàn quốc. Hệ thống đô thị ngày càng trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp trên 70% GDP cả nước.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn phát triển đô thị hiện nay, chưa phát huy tốt vai trò định hướng phát triển không gian đô thị. Cụ thể, việc quy hoạch hiện chưa có liên kết chặt chẽ tới quản lý phát triển đô thị. Các vấn đề xuyên suốt như biến đổi khí hậu, giảm nghèo, nhà ở cho người thu nhập thấp... chưa được tích hợp đúng mức trong công tác quy hoạch và quản lý đô thị. Những tồn tại, hạn chế này đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục chung tay, tập trung nhận diện vấn đề và giải quyết để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách của Nhà nước.
Cần xây dựng bộ công cụ hỗ trợ lập quy hoạch
Chia sẻ về phương pháp tiếp cận quy hoạch tích hợp có sự tham gia hướng tới phát triển đô thị bền vững, bà Naomi Hoogervorst - chuyên gia quy hoạch cao cấp của Chương trình Định cư con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng bộ công cụ hỗ trợ quy hoạch để giúp công tác quy hoạch linh hoạt, bao trùm và thích nghi với các bối cảnh cụ thể. Bộ công cụ sẽ hướng dẫn từng bước, nhằm hỗ trợ chính quyền địa phương và các bên liên quan hiểu rõ, xây dựng quy trình quy hoạch có sự tham gia của người dân và các cấp.
Ông Alexander Nash - chuyên gia phát triển đô thị của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) chia sẻ về quy hoạch, phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam trên quan điểm tiếp cận của ADB, trong đó có kinh nghiệm để hạn chế phát thải carbon thông qua quy hoạch giao thông, giảm sử dụng phương tiện cá nhân, tăng sử dụng phương tiện công cộng, tiết kiệm năng lượng cho các tòa nhà…
Nói về phương pháp quy hoạch tích hợp, nhằm gia tăng hiệu quả công tác quy hoạch đô thị vùng và đô thị, ông Nguyễn Đỗ Dũng - Tổng giám đốc Công ty enCity khẳng định bản chất của quy hoạch xây dựng là quy hoạch tích hợp. Mỗi công trình luôn có nhiều chức năng, thiên nhiên và con người không có ranh giới, đất đai và nguồn lực hạn chế. Để làm quy hoạch có 3 bước, trước hết là quy trình ra quyết định và xác định mục tiêu ưu tiên, tiếp theo là thống nhất khung phân tích để tạo cơ sở tích hợp đa ngành và cuối cùng là ứng dụng công nghệ để tạo kết quả khách quan.
Nói về giải pháp tích hợp trong quy hoạch đô thị và nông thôn, ông Cao Sĩ Niêm - Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (Bộ Xây dựng) cho biết, quy hoạch đô thị và nông thôn trong thời gian tới sẽ lồng ghép 4 quy hoạch lớn, gồm quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ruộng đất và tài nguyên, quy hoạch hạ tầng xã hội và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan môi trường.
Chia sẻ về giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị ở nước ta, ông Trương Văn Quảng - Phó Tổng thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng: Cần đổi mới phương pháp lập quy hoạch phù hợp với từng loại đô thị, đổi mới quy trình lập quy hoạch, đổi mới nội dung quy hoạch, nâng cao tính pháp lý, chất lượng quản lý và đội ngũ tư vấn.
Bà Trần Thu Hằng khẳng định: Việc hoàn thiện thể chế, chính sách trong lĩnh vực quy hoạch, phát triển đô thị rất quan trọng, cần lắng nghe tiếng nói của các bên liên quan. Quy hoạch đô thị cần được thống nhất giữa các cấp độ, đổi mới để đơn giản hóa thủ tục, tiếp cận đa ngành và có sự tham gia của các bên trong việc nhận diện, giải quyết các vấn đề nổi cộm của từng đô thị, từng khu vực.
Việc xây dựng khung chính sách về quy hoạch đô thị cần được chỉnh sửa, hoàn thiện theo hướng có khuyến khích xây dựng bộ công cụ, để việc lập quy hoạch có sự tham gia xuyên suốt, thực chất và hiệu quả của các bên có liên quan. Ngay trong quá trình lập quy hoạch cần tính đến các giải pháp, công cụ phù hợp và khung giám sát, đánh giá cần thiết cho quá trình triển khai quy hoạch, để đảm bảo tính khả thi trong tổ chức thực hiện.
Các bộ tiêu chí mới liên quan đến các mô hình phát triển mới như đô thị xanh, thông minh, sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu… cần được khuyến khích thử nghiệm, sau đó thể chế hóa để triển khai, nhân rộng. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần xây dựng cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật hướng tới phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong lập và phê duyệt quy hoạch, để chủ động giải quyết các nhu cầu thực tiễn của địa phương.
Nổi bật trang chủ

Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)



Đọc thêm

Ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Bình Dương: Thêm 2 phường, Bến Cát đủ điều kiện trở thành đô thị loại II

Khai thác hiệu quả không gian công cộng bãi giữa sông Hồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch

Quy hoạch chung đô thị TT-Huế đến năm 2045: Thành phố trực thuộc Trung ương có tiêu chí đặc thù

Lạng Sơn: Phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thị trấn Văn Quan

Xây dựng, phát triển đô thị Thủy Nguyên trở thành một đô thị văn minh, hiện đại

Hoàn thiện thể chế, đổi mới quy hoạch đô thị

Phát triển đô thị xanh Việt Nam: 6 giải pháp tăng trưởng

Thành phố Hồ Chí Minh: Lập thêm Tổ công tác để nghiên cứu ý tưởng quy hoạch - kiến trúc

Phát triển đô thị Việt Nam: Thành tựu, thách thức và định hướng giai đoạn tới

Quy hoạch chung đô thị TT - Huế: Phát triển đô thị di sản như thế nào?

Yêu cầu hoàn chỉnh 6 nội dung trong Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội

Điều chỉnh quy hoạch hạn chế ảnh hưởng dự án đang triển khai

Cầu Long Biên: Bảo tồn, phát huy giá trị bằng cách nào?

Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên mang tầm quốc tế

Kim Bảng (Hà Nam) đạt đô thị loại IV

Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030

Sáng tạo kiến trúc lan tỏa và hội nhập
