Hoàn thiện hành lang pháp lý cho giao dịch điện tử
![]() |
Ảnh minh họa (nguồn: Internet). |
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2006. Luật GDĐT được xem là luật khung, quy định những vấn đề kỹ thuật, đặc thù phát sinh trên môi trường điện tử.
Sau gần 15 năm thực hiện, Luật GDĐT và các luật chuyên ngành khác tạo hành lang pháp lý hỗ trợ mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), thúc đẩy GDĐT, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, đưa ứng dụng khoa học, công nghệ vào cải cách hành chính. Mặc dù có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, trước bối cảnh công nghệ thay đổi nhanh chóng, Luật GDĐT 2005 vẫn bộc lộ một số vấn đề tồn tại, hạn chế.
Thứ nhất, Luật GDĐT năm 2005 là Luật khung, được ban hành sớm, sau khi có Luật mẫu của Liên hợp quốc (UNCITRAL). Nội dung cơ bản bám theo Luật mẫu của Liên hợp quốc nên còn mang tính khung và mang tính nguyên tắc chung. Luật mẫu của Liên hợp quốc có xu hướng viết cho các nước đã phát triển, nơi có hệ thống, pháp luật và văn hóa khá khác biệt với Việt Nam. Vì vậy, khi áp dụng vào Việt Nam thì nảy sinh một số bất cập khó thực thi trong thực tế, đặc biệt là đối với vấn đề đảm bảo giá trị pháp lý của giao dịch điện tử.
Thứ hai, do là Luật khung, mang tính nguyên tắc, nên trong 15 năm qua chỉ có một số lĩnh vực chịu áp lực lớn của hội nhập quốc tế, có nhu cầu cấp thiết tự thân, tiên phong nghiên cứu xây dựng các văn bản dưới luật quy định chi tiết để thực thi và ứng dụng mạnh mẽ giao dịch điện tử, điển hình như lĩnh vực Thông tin và Truyền thông (chữ ký số), Ngân hàng (thanh toán điện tử), Tài chính (giao dịch chứng khoán, hóa đơn điện tử, thuế điện tử, hải quan điện tử) và Thương mại điện tử. Với nhiều lĩnh vực khác, việc áp dụng giao dịch điện tử vẫn khó khăn do thiếu các quy định cụ thể của Luật GDĐT 2005. Hơn nữa, Luật GDĐT 2005 còn loại trừ không áp dụng cho khá nhiều lĩnh vực quan trọng trong đời sống, kinh tế và xã hội.
Thứ ba, trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, đặc biệt do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu giao dịch điện tử đã bùng phát mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực hành chính, dân sự, kinh tế và xã hội, môi trường và phương thức giao dịch cũng có nhiều thay đổi với sự xuất hiện ngày càng nhiều các nền tảng số làm trung gian cho các giao dịch điện tử trực tuyến, đòi hỏi phải có khung pháp lý phù hợp đáp ứng nhu cầu thực tế, đảm bảo thể chế pháp luật phải theo kịp sự phát triển.
Thứ tư, việc sửa đổi Luật GDĐT (sửa đổi) nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp 3 thời đường lối, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và chính sách của Nhà nước về chuyển đổi số quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển ổn định kinh tế - xã hội của đất nước; tạo hành lang pháp lý hoàn thiện để thực hiện chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực; khắc phục những bất cập, tồn tại, hạn chế của Luật hiện hành, đặc biệt là đối với vấn đề bảo đảm giá trị pháp lý của giao dịch điện tử; luật hóa các vấn đề thực tiễn yêu cầu và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật hiện hành.
Do đó, việc xây dựng dự án Luật GDĐT (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét thông qua là rất cần thiết, nhằm hiện thực hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, giải quyết những vướng mắc, bất cập trong thực thi Luật GDĐT 2005, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi số, xã hội số, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các quy định pháp luật có liên quan.
Nổi bật trang chủ

Quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW về phát triển đô thị



Đọc thêm

Lạc Thủy (Hòa Bình): 11 công trình, dự án trọng điểm đang vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng

Khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2022

Ninh Bình: Tăng cường hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng

Hiệp Hòa (Bắc Giang): Về đích nông thôn mới bằng sự hòa hợp ý Đảng lòng dân

Đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 sẽ phát triển cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Quảng Ngãi: Khai thác thử nghiệm cảng Bến Đình

Hải Phòng: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022

Hoàn thiện thủ tục cam kết vốn ngân sách địa phương tham gia 3 dự án đường cao tốc

Thanh Hóa: Giải quyết vướng mắc trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Fado Go - đơn vị tiên phong cung cấp giải pháp ứng dụng công nghệ Blockchain vào thương mại điện tử

Hệ thống phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (LAS-XD) góp phần đảm bảo chất lượng công trình xây dựng

Viettel hợp tác chuyển đổi số tỉnh Khánh Hòa theo định hướng trở thành trung tâm kết nối Logistic của miền Trung – Tây Nguyên

Bắc Giang: Tổ chức trao Giải thưởng Báo chí về khoa học và công nghệ lần thứ I

Chính thức ra mắt Hiệp hội Blockchain Việt Nam

Khai mạc Chợ công nghệ và thiết bị Hải Phòng năm 2022

Quản lý hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố Cần Thơ bằng công nghệ thông tin

Phú Thọ: Đạt 5 giải thưởng tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho giao dịch điện tử

Crystabaya ra mắt nền tảng website & app cho người dùng

Ngành Xây dựng Hải Phòng: Chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý

Hệ sinh thái chuyển đổi số giúp Viettel xuất sắc dẫn đầu giải thưởng Sao Khuê 2022

Ngày 10/10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia

Thái Nguyên: Khai trương Trung tâm điều hành thông minh thành phố Sông Công

Hải Phòng: Ký kết biên bản ghi nhớ phối hợp thúc đẩy chuyển đổi số giai đoạn 2022 - 2025

Bình Dương: Ra mắt Trung tâm giám sát, điều hành thành phố thông minh

GIS cung cấp cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển đô thị thông minh

Sắp diễn ra Chợ công nghệ và thiết bị Hải Phòng 2022

Quảng Ngãi khai trương Trung tâm Điều hành thông minh

Đến 2025, Kho bạc Nhà nước vận hành dựa trên dữ liệu số
