Hải Phòng: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022
![]() |
Ông Trần Lưu Quang - Bí thư Thành ủy Hải Phòng phát biểu chỉ đạo. |
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 3/2022 tổng vốn đầu tư công của thành phố năm 2022 là 18.143,026 tỷ đồng. Tính sơ bộ giải ngân đến ngày 15/5/2022, vốn giao kế hoạch năm 2022 đã giải ngân 2.316,945 tỷ đồng, bằng 12,8% kế hoạch thành phố giao (18.143,026 tỷ đồng), bằng 18,2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (12.720,72 tỷ đồng).
Theo thống kê của Bộ Tài chính ước hết tháng 5/2022, giải ngân của Hải Phòng là 3.231,42 tỷ đồng, bằng khoảng 17,8% kế hoạch (xếp thứ 47/63 tỉnh thành và là 1 trong 21 địa phương giải ngân 5 tháng dưới 20%).
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, ông Trần Lưu Quang - Bí thư Thành ủy Hải Phòng nhấn mạnh, về vấn đề giải ngân vốn đầu tư công Hải Phòng luôn đứng trong top đầu cả nước, chưa bao giờ ở mức thấp như hiện nay. Bí thư Thành ủy đề nghị cần làm rõ nguyên nhân khiến cho vấn đề giải ngân vốn đầu tư công của Hải Phòng ở mức thấp như hiện nay, vướng ở khâu nào? Do quy định hay do công tác phối hợp? Bí thư Thành ủy nhấn mạnh chỉ đạo cần phải có cách nghĩ khác, cách làm khác quy định rõ trách nhiệm cá nhân, tiêu chí đánh giá người đứng đầu. Bí thư Thành ủy cũng lưu ý các cấp, ngành, địa phương thành phố cần xem xét kỹ về công tác đấu thầu, nguyên tắc đấu thầu phải làm đúng quy định, tránh thất thoát tài sản của Nhà nước…
Phát biểu kết luận tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng ghi nhận, thời gian vừa qua các chủ đầu tư, các địa phương đã tập trung đẩy mạnh công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 theo kế hoạch, song đến thời điểm này công tác giải ngân vốn đầu tư công không đạt yêu cầu đề ra, thấp hơn so với các năm trước và hiện đang ở mức trung bình của cả nước. Một số địa phương như: Kiến An, Đồ Sơn, Hồng Bàng, Cát Hải, Ngô Quyền… hiện kết quả giải ngân thấp.
Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới, đối với các địa phương, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng yêu cầu tập trung vào 3 nội dung chính: Giải ngân, đấu thầu và lập chủ trương đầu tư các dự án mới, trong đó cần đặc biệt lưu ý đến công tác giải phóng mặt bằng.
Đến tháng 9/2022, thành phố Hải Phòng sẽ thực hiện rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt còn thiếu vốn. Đồng thời, thành phố Hải Phòng sẽ kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu và cá nhân có liên quan trong trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra.
Liên quan đến công tác đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực, vừa qua công tác đấu thầu chưa thực sự tốt, phần chấm thầu có sự can thiệp, cần phải chấn chỉnh, điều chỉnh để thay đổi nhận thức. Cần xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực trong đầu tư công, thực hiện đấu thầu qua mạng theo quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, lựa chọn nhà thầu đủ năng lực, tới đây thành phố Hải Phòng sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu…
Nổi bật trang chủ

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt Đoàn đại biểu Tổng hội xây dựng Việt Nam



Đọc thêm

Cấp phép khai quật khảo cổ tại một số địa điểm thuộc tỉnh Ninh Bình

Những dấu hiệu đáng mừng cho du lịch Hà Nội

Muốn cạnh tranh quốc tế, Đà Nẵng cần có sản phẩm xứng tầm

Vĩnh Phúc: Ra mắt phòng họp không giấy E–cabinet đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số

Trường hợp nào phải khấu trừ thuế trước khi trả tiền công?

Queen Stone Group khai trương showroom đá tự nhiên đầu tiên tại Hà Nội

“Lực bật” để bất động sản Đà Nẵng sẵn sàng trở lại đường đua mới

Heritage West Lake: Từ khu đất đấu giá 133 tỷ tới Công ty không doanh thu

Nguồn cung bất động sản và giá bán đều tăng

Thái Nguyên: Công bố kết quả kiểm tra Dự án khu nhà ở tổng hợp TECCO

Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc và các đơn vị liên danh tiếp tục để xảy ra vi phạm tại nhiều dự án

Trường hợp nào phải khấu trừ thuế trước khi trả tiền công?

Vị trí trọng điểm của Đak Đoa trên trục phát triển mới của Tây Nguyên

Bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Hà Nội: Kinh tế - xã hội hồi phục mạnh mẽ trong quý II/2022

Tổng trị giá xuất nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm ước tính đạt 371,2 tỷ USD

Hà Tĩnh: Sự cố tại Nhiệt điện Vũng Áng I kéo GRDP chậm tăng trưởng

Hoàn thiện hệ thống suất vốn đầu tư và giá xây dựng tổng hợp

466 tỷ đồng xây dựng sân vận động tỉnh

VICEM Hoàng Thạch: Sớm triển khai dự án tận dụng nhiệt thừa phát điện

CapitaLand: Âm vốn chủ sở hữu 522 tỷ đồng

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định ATIGA

Xây dựng Nghị định về thu, nộp và sử dụng phí sử dụng đường bộ

Tăng cường năng lực về kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam

King Crown Infinity: Không thu nổi 1 đồng, chủ đầu tư vẫn phát hành trái phiếu trị giá 1.500 tỷ

Văn phòng Hạ tầng châu Á tìm hiểu cơ hội đầu tư, hợp tác tại Hải Phòng

Hải Phòng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các doanh nghiệp và dự án công nghiệp

Tiết kiệm điện: Đừng để “nước đến chân mới nhảy”

Vĩnh Phúc trong kết nối hợp tác và phát triển Việt Nam – Nhật Bản
