Phiên bản di động

Hà Nội: Giải pháp về quy chuẩn, quy hoạch, kiến trúc nội đô

Hiện nay, Thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh chỉnh trang, tái thiết, phát triển đô thị tại 4 quận lõi nội đô, với mục đích giải quyết các tồn tại, bất cập, đồng thời tạo bước đột phá xây dựng đô thị xanh, văn minh, hiện đại.
Hà Nội: Giải pháp về quy chuẩn, quy hoạch, kiến trúc nội đô
Quy chuẩn về quy hoạch, kiến trúc tại khu vực 4 quận lõi nội đô là: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng.

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 975/QĐ-UBND kèm Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, kiến trúc tại khu vực các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng.

Hà Nội xác định khu vực hạn chế phát triển tại quận Ba Đình có phạm vi ranh giới là phần còn lại của khu vực nội đô lịch sử thuộc quận Ba Đình. Phía Đông giáp Khu trung tâm chính trị Ba Đình; phía Nam giáp khu vực hạn chế phát triển quận Đống Đa, phía Tây giáp đường Bưởi, phía Bắc giáp đường Hoàng Hoa Thám.

Tại quận Đống Đa, khu vực hạn chế phát triển có phạm vi ranh giới: phía Đông giáp đường Lê Duẩn, Giải Phóng; phía Nam giáp đường Trường Chinh, Láng, Bưởi, phía Bắc giáp khu vực hạn chế phát triển quận Ba Đình và khu phố cũ quận Ba Đình.

Khu vực hạn chế phát triển ở quận Hai Bà Trưng: phía Đông giáp đường Nguyễn Khoái, phía Bắc giáp khu vực nội đô đã mở rộng quận Hoàng Mai, phía Tây giáp đường Giải Phóng, Lê Duẩn, phía Bắc giáp khu vực phố cũ quận Hai Bà Trưng.

Với quỹ đất hạn hẹp, mật độ dân số cao, việc Thành phố ban hành Quy chuẩn về quy hoạch, kiến trúc tại khu vực 4 quận lõi nội đô nhằm tạo điều kiện để khu vực này phát triển theo tiêu chí đặc thù riêng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Theo thông tin tìm hiểu, khu vực nội đô lịch sử gồm 4 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng với hiện trạng dân số khoảng hơn 887.000 người, diện tích 26,92km2. Với tính chất của đô thị mang tính lịch sử tồn tại hơn 1.000 năm ngày càng phát triển đã mang lại kinh tế giá trị cao cho Thủ đô.

Tuy nhiên, thời đại kinh tế 4.0, đô thị hóa ngày càng nhanh, đối diện với tốc độ phát triển mạnh, thời gian vừa qua, các khu vực này tồn tại nhiều bất cập. Trong đó điển hình là vấn đề hệ thống hạ tầng giao thông phát triển chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh, đặc biệt khu vực phía Tây và phía Nam thành phố như tại các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, diện tích đất dành cho giao thông mới chỉ có khoảng 14%, đạt khoảng 1/2 so với quy chuẩn.

Không chỉ thiếu hạ tầng giao thông, các công trình công cộng đô thị như cây xanh, công viên, vườn hoa, hệ thống trường học, chợ cũng thấp so với các quy chuẩn hiện hành, gây áp lực trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, của chính quyền các địa phương.

Mật độ dân cư tương đối cao cũng kéo theo nhu cầu đáp ứng đời sống cho nhân dân càng được đẩy mạnh. Trong khi đó, quỹ đất dành cho giao thông ít, nhiều tuyến đường nhỏ hẹp, các không gian công cộng như sân chơi, vườn hoa, nhà sinh hoạt cộng đồng đang rất thiếu.

Bên cạnh đó, thời gian qua, Hà Nội đã và đang thực hiện một số dự án cải tạo, mở rộng hai bên tuyến đường đi qua 4 quận trung tâm như đường Vành đai 1, Vành đai 2… Song có một thực tế, đường được xây dựng, mở rộng đến đâu, nhà cửa hai bên được xây dựng đến đó nhưng lại không có một quy tắc trật tự về khoảng lùi, sự thống nhất trong tổ chức không gian. Việc sử dụng vật liệu, trang trí mặt ngoài, mái công trình, biển quảng cáo mặt tiền tại các ngôi nhà cũng lộn xộn, tạo bộ mặt đô thị nhếch nhác.

Đầu năm 2021, Thành phố đã phê duyệt 6 quy hoạch phân khu nội đô bao trùm 4 quận có định hướng chính là bổ sung hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, trường đại học, trụ sở bộ, ngành ra khỏi nội đô; cải tạo các không gian ở hiện có; cải tạo, tái thiết các khu chung cư cũ; phát triển giao thông công cộng, đường sắt đô thị; bảo tồn di tích; hình thành hành lang xanh, không gian công cộng dọc theo sông Hồng; phát triển các trục chính đô thị, cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan khu trung tâm. Với định hướng này, nhiều người dân Thủ đô mong đợi bộ mặt đô thị sớm được cải thiện theo hướng văn minh, đồng bộ, phát triển hiện đại bền vững nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu bảo tồn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia quy hoạch đô thị, 6 đồ án quy hoạch phân khu được duyệt mới là cơ sở pháp lý ban đầu. Để cụ thể hóa định hướng của quy hoạch phân khu vào thực tiễn cuộc sống, chính quyền địa phương phải triển khai tiếp các quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị tại những ô quy hoạch để cấp phép xây dựng.

Do đó, Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, kiến trúc vừa được ban hành là căn cứ quan trọng để các tổ chức, cá nhân tuân thủ trong quá trình lập quy hoạch, thiết kế đô thị, lập dự án cải tạo, chỉnh trang, làm cho bộ mặt Thủ đô ngày càng khang trang, đảm bảo chất lượng sống cho người dân.

Quy chuẩn riêng cho khu vực đặc thù để đảm bảo phát triển đô thị chất lượng, Hà Nội đã tuân thủ theo khung pháp lý quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng. Trong đó quy định về tiêu chuẩn đất đai, giao thông, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất.

Tuy nhiên, những quy định chung của cả nước chưa đáp ứng được đặc thù của Hà Nội, nhất là tại 4 quận lõi trung tâm với quỹ đất nhỏ hẹp, mật độ dân số cao. Do vậy, Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch kiến trúc tại 4 quận trung tâm vừa được ban hành là một hệ tiêu chí thể hiện tính đặc thù của khu vực nội đô lịch sử của Hà Nội đã được khẳng định trong Luật Thủ đô.

Hà Nội: Giải pháp về quy chuẩn, quy hoạch, kiến trúc nội đô
Hệ thống hạ tầng giao thông phát triển chưa đồng bộ, đa phần những tuyến phố nội đô vẫn thường xuyên chịu cảnh tắc nghẽn thường xuyên.

Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Đào Ngọc Nghiêm nhận định: Có thể coi quy chuẩn tại 4 quận vừa được ban hành là quy định pháp lý đặc thù, tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển đồng bộ, nhưng cũng đặt ra một thách thức khi các chỉ tiêu về diện tích khu vực này thấp hơn mà vẫn phải đảm bảo chất lượng của công trình.

Có thể nói, quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, kiến trúc tại khu vực 4 quận nội đô đã khẳng định rất rõ về trách nhiệm trong công tác quản lý của chính quyền địa phương. Nhấn mạnh vai trò của các sở, ngành và nhất là vai trò của UBND cấp quận là hết sức quan trọng trong việc quản lý, chỉ đạo thực hiện. Do vậy, cần xác định đây là nhiệm vụ quan trọng cần tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tiến độ chỉnh trang, tái thiết, phát triển đô, tạo bước đột phá xây dựng Thủ đô xanh, văn minh, hiện đại.

Theo Thảo Phương/Báo Xây dựng
Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/ha-noi-giai-phap-ve-quy-chuan-quy-hoach-kien-truc-noi-do-329382.html

Nổi bật trang chủ

VICEM chuyển lửa truyền thống từ đất Tổ vua Hùng

Địa phương báo cáo về phát triển nhà ở xã hội
Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5: Sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)
Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Đọc thêm

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Ngày 09/01/2024, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình, thôn Trung Am, xã Lý Học, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng, Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Bảo TP Hải Phòng đã long trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 438 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hơn 10 vạn người dân huyện Vĩnh Bảo, các tỉnh lân cận Hải Dương, Thái Bình đã về dự.
Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu phát triển toàn diện, trở thành trung tâm phát triển năng động, công nghiệp dịch vụ hiện đại, đô thị xanh, là khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Theo khảo sát của Cushman & Wakefield (Công ty Môi giới đầu tư BĐS toàn cầu), Việt Nam hiện đang đứng đầu trong danh sách lựa chọn của các nhà đầu tư toàn cầu về lĩnh vực công nghiệp logistics trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhờ vào nhiều ưu điểm kỹ thuật và chiến lược.
Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Sáng 06/01, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự Lễ khởi công Dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại phường Tràng Cát, quận Hải An, TP Hải Phòng. Với quy mô 4.300 căn, đây là dự án NƠXH đầu tiên có quy mô và hạ tầng tiện ích lớn nhất của Vinhomes tại Hải Phòng, góp phần an cư cho hàng chục nghìn người lao động địa phương.
Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Tiếp tục góp ý cho Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị với Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến quỹ phát triển đất. Theo HoREA, Dự thảo Luật hiện nay bỏ quy định về quỹ phát triển đất nên không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định của Luật Đất đai, lại vừa thiếu cơ chế để triển khai thực hiện Chương VIII về phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất.
Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 09/01/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, GTVT, TN&MT; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, liên quan đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách, hồ sơ xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và soạn thảo các văn bản quy định chi tiết Luật, Nghị định.
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Ngày 10/1, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai công tác năm 2024. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Sở Xây dựng Quảng Ninh đạt nhiều thành tích tốt đẹp trong năm 2023, đã đặt mục tiêu năm mới 2024 với thắng lợi mới. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh về kết quả công tác năm cũ được xác định là động lực cho năm mới; và năm mới với những mục tiêu then chốt mới.
Giấc mơ an cư

Giấc mơ an cư

Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo xây nhà phòng tránh lũ, lụt theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Hà Tĩnh đã tập trung triển khai với phương châm đúng đối tượng, đúng chế độ và thời gian quy định… mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc.
Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu phát triển toàn diện, trở thành trung tâm phát triển năng động, công nghiệp dịch vụ hiện đại, đô thị xanh, là khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Luật Quy hoạch Đô thị và Nông thôn sẽ được trình Quốc hội khóa XV xem xét tại Kỳ họp thứ 7, vào tháng 5/2024; thông qua tại Kỳ họp thứ 8 tháng 10/2024, do vậy một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Xây dựng - cơ quan chủ trì soạn thảo luật - trong năm 2024 là hoàn thiện dự thảo Luật với chất lượng cao nhất. Trong dự thảo Luật, Bộ Xây dựng đề xuất: Thống nhất quy định pháp luật về quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng hiện nay tại Luật Quy hoạch Đô thị năm 2009, Chương II Luật Xây dựng năm 2014 và quy định hiện hành liên quan vào trong một bộ luật với tên gọi “Luật Quy hoạch Đô thị và Nông thôn”.
Vĩnh Phúc: Thực hiện quy hoạch để thu hút đầu tư

Vĩnh Phúc: Thực hiện quy hoạch để thu hút đầu tư

Xác định quy hoạch có vai trò cấp thiết, quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh, nhất là trong công tác thu hút đầu tư. Vì vậy, những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo tổ chức lập quy hoạch, từ đó đưa ra mục tiêu, chiến lược tạo ra không gian phát triển mới, động lực mới trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hướng tới xây dựng Vĩnh Phúc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
TT - Huế: Chuyển mình từ phát triển đô thị

TT - Huế: Chuyển mình từ phát triển đô thị

TT - Huế phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm xây dựng và phát triển tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.
Phát triển đô thị trên quê hương Bác Hồ

Phát triển đô thị trên quê hương Bác Hồ

Đô thị hóa và phát triển đô thị thế nào để kết hợp được sự tăng trưởng kinh tế với cân bằng sinh thái đang được tỉnh Nghệ An quan tâm, đặc biệt trong quy hoạch xây dựng và định hướng phát triển đô thị.
Thanh Hóa: Nâng cao chất lượng đô thị

Thanh Hóa: Nâng cao chất lượng đô thị

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị (QHĐT) trên địa bàn TP Thanh Hóa có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị. Bên cạnh đó, việc tăng cường quản lý nhà nước trong công tác lập và QHĐT nhằm đảm bảo cho các đô thị phát triển bền vững là nhiệm vụ cấp thiết.
Vùng đồng bằng sông Hồng: Phân bổ không gian, giảm tải cho đô thị lớn

Vùng đồng bằng sông Hồng: Phân bổ không gian, giảm tải cho đô thị lớn

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng với tư duy mới, tầm nhìn mới, sẽ tạo ra giá trị mới đặc biệt cho vùng. Việc chú trọng giải quyết các vấn đề liên kết, tái tổ chức, phân bổ không gian đô thị, giải nén, giảm tải cho các đô thị lớn là yếu tố quan trọng, hướng đến mục tiêu phát triển nhanh, bền vững trong tương lai.
Tăng cường phân cấp, bảo đảm hiệu quả quản lý Nhà nước về phát triển đô thị

Tăng cường phân cấp, bảo đảm hiệu quả quản lý Nhà nước về phát triển đô thị

Đây là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính đối với Luật Quản lý phát triển đô thị trong phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 12/2023.
Quảng Ninh: Khu đô thị 10B liệu có chồng lấn di sản vịnh Hạ Long

Quảng Ninh: Khu đô thị 10B liệu có chồng lấn di sản vịnh Hạ Long

Về vấn đề Khu đô thị 10B phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã được Báo điện tử Xây dựng đăng tải bài viết ngày 16/11/2023. Trong bài viết này, tác giả cho rằng cơ sở pháp luật để xác định khu đô thị có chồng lấn hay không chồng lấn, phải căn cứ vào bản đồ quy hoạch di sản vịnh Hạ Long được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được UNESCO chấp thuận. Để làm rõ vấn đề này, phóng viên Báo điện tử Xây dựng tiếp tục tổng hợp các tài liệu liên quan đến di sản vịnh Hạ Long cho thấy như sau:
Nhiều “vấn đề nóng” quanh dự thảo Đồ án quy hoạch chung thành phố Nha Trang

Nhiều “vấn đề nóng” quanh dự thảo Đồ án quy hoạch chung thành phố Nha Trang

Tại sao Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung (QHC) thành phố Nha Trang (theo Quyết định số 1456/QĐ-TTg ngày 25/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh QHC thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đến năm 2040) trải qua 3 năm với nhiều lần chỉnh sửa vẫn chưa được thông qua?
Hà Nội “Thành phố trong lòng thành phố”:  Chú trọng yếu tố văn hiến, văn minh và hiện đại

Hà Nội “Thành phố trong lòng thành phố”: Chú trọng yếu tố văn hiến, văn minh và hiện đại

Hiện nay, đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô chuẩn bị báo cáo Bộ Xây dựng để trình Hội đồng thẩm định quốc gia. Để hoàn thiện đồ án, ngày 18/12, UBND TP Hà Nội tham vấn, lấy ý kiến Tổ công tác Bộ Xây dựng.
Phát triển hạ tầng đô thị tại Việt Nam: Giảm phát thải khí nhà kính trong xây dựng

Phát triển hạ tầng đô thị tại Việt Nam: Giảm phát thải khí nhà kính trong xây dựng

Biến đổi khí hậu đang là một vấn đề cấp bách của toàn cầu. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng. Điều này dẫn đến gia tăng phát thải khí nhà kính, góp phần làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và phát triển kinh tế - xã hội.
Thái Nguyên: Quy hoạch đô thị phát triển bền vững

Thái Nguyên: Quy hoạch đô thị phát triển bền vững

Là chủ đề của cuộc hội thảo vừa được Hội Kiến trúc sư Thái Nguyên phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức ngày 17/12, tại Sở Xây dựng Thái Nguyên.
Sơn La: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập, huyện Mộc Châu

Sơn La: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập, huyện Mộc Châu

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Lê Hồng Minh vừa ký ban hành Quyết định số 2707/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La với quy mô diện tích lập quy hoạch là khoảng 10ha.
Bắc Ninh sẽ có 4 thành phố trước năm 2030

Bắc Ninh sẽ có 4 thành phố trước năm 2030

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1589/QĐ-TTg ngày 8/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó phấn đấu trước năm 2030 có 04 thành phố: Bắc Ninh, Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong; 02 thị xã: Quế Võ, Thuận Thành; 02 huyện: Lương Tài, Gia Bình. Tỉnh Bắc Ninh đạt tiêu chí đô thị loại I và trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
Phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên

Phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên

Ngày 7/12, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2045. Vụ trưởng Vụ Quy hoạch Kiến trúc Trần Thu Hằng chủ trì Hội nghị thẩm định.
Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam: Dấu ấn phát triển

Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam: Dấu ấn phát triển

Ngày 02/02/1998, tại Quyết định số 24/1998/QĐ - TTg, Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam. Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, Hội luôn đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển hệ thống đô thị nông thôn Việt Nam.
Quy hoạch thành phố Cần Thơ: Khung pháp lý, kim chỉ nam cho giai đoạn phát triển thời kỳ 2021-2030

Quy hoạch thành phố Cần Thơ: Khung pháp lý, kim chỉ nam cho giai đoạn phát triển thời kỳ 2021-2030

Quy hoạch thành phố Cần Thơ được phê duyệt đóng vai trò vừa là khung pháp lý cho việc quản lý, đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, vừa là kim chỉ nam cho giai đoạn phát triển của thành phố Cần Thơ trong thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050. Đây là bước thể chế hóa từng nhiệm vụ và giải pháp cho mỗi ngành, lĩnh vực và địa phương để đạt được định hướng xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị.
Phấn đấu đến 2030 Phú Thọ là tỉnh phát triển hàng đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc

Phấn đấu đến 2030 Phú Thọ là tỉnh phát triển hàng đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 5/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội: Chi 3 triệu USD mua ý tưởng phát triển Thủ đô

Hà Nội: Chi 3 triệu USD mua ý tưởng phát triển Thủ đô

Theo Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, thành phố đã chi 3 triệu USD mua ý tưởng phát triển Thủ đô từ đơn vị tư vấn nước ngoài bằng nguồn vốn xã hội hóa.
Xem thêm