Hà Nội: Càng đầu tư xây dựng cầu, mở rộng đường, càng tắc nghẽn giao thông?
![]() |
Khu vực đường đê Nguyễn Khoái (gần nút giao cầu Vĩnh Tuy – dốc Minh Khai) thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc dù không phải trong khung giờ cao điểm. |
Trong vấn đề này, cũng có nhiều ý tưởng của nhân dân, đặc biệt là của những tài xế lái taxi trong thành phố. Họ đề xuất nhiều ý kiến nghe có vẻ như hợp lý và phù hợp với thực tế, như: việc đặt các hệ thống đèn giao thông, phân luồng xe, đầu tư xây dựng công trình mới…Nhưng có lẽ những ý kiến này cũng không được các cơ quan có trách nhiệm lắng nghe và nghiên cứu.
Câu chuyện tưởng như dân mạng nói đùa “càng đầu tư, càng mở rộng, giao thông càng tắc nghẽn” nhưng nếu ai hàng ngày đi làm, di chuyển trên những tuyến đường dài từ nhà đến cơ quan thì mới thấy câu nói đùa này cũng có lý. Đường vốn chật hẹp lại còn giành riêng một làn đường cho xe buýt nhanh BRT, chờ “mỏi mắt” mới thấy một chuyến xe buýt; phần đường còn lại thì nhỏ nhưng lượng xe thì đông. Vì vậy, không ùn tắc mới là chuyện lạ.
Quay lại câu chuyện đầu tư và xây dựng, những năm gần đây, sau mỗi trận mưa lớn Hà Nội lại ngập. Dư luận cho rằng, càng đầu tư hệ thống thoát nước thì càng ngập. Cũng như càng đầu tư xây mới, mở rộng hệ thống tuyến đường giao thông thì càng ùn tắc. Vậy nguyên nhân do đâu? Trong bài viết này, tác giả chỉ bàn một chút về vấn đề đầu tư hệ thống giao thông trên địa bàn Hà Nội.
Theo Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016, ngoài 07 cầu qua sông Hồng đã được đầu tư xây dựng (cầu Long Biên, cầu Chương Dương, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Thịnh), sẽ có thêm 10 cầu sẽ được triển khai theo quy hoạch.
![]() |
Dự án cầu Vĩnh Tuy – giai đoạn 2 đang được thi công và dự kiến hoàn thành trong năm 2023. |
Theo Ban Quản lý đầu tư công trình giao thông Hà Nội, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, thành phố dự kiến xây dựng cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2, cầu Thượng Cát và hai đầu cầu, cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở.
Trong số này, cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2 đã được khởi công từ ngày 9/1/2021 với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng đang được thi công và dự kiến hoàn thành trong năm 2023. Hiện tại, cầu đã cơ bản hoàn thành phần kết cấu khoảng 2km, phần còn lại gần 1km nằm phía trên mặt nước sông Hồng (phần xây dựng phức tạp hơn) chưa được triển khai. Không rõ, công trình này có hoàn thành theo kế hoạch hay không?
Cầu Vĩnh Tuy nối từ quận Long Biên sang quận Hai Bà Trưng. Đây là một trong những cây cầu ít xảy ra tắc nghẽn nhất, nhưng một vài năm gần đây tình trạng ùn cũng xảy ra thường xuyên. Giải thích về vấn đề này, ai cũng thấy hiển nhiên rằng, với 2 chiều xe chạy thì việc ùn tắc từ phía trung tâm thành phố đi về hướng Long Biên dù sao cũng ít xảy ra, vì ở đó nút giao thông đầu cầu tương đối rộng rãi. Nhưng hướng đi về phía đường Minh Khai và Trần Khát Chân thực sự là “nút thắt” cổ chai, đặc biệt đoạn từ chân cầu tới ngã ba Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái. Với hơn 1km đường đê Nguyễn Khoái luôn xảy ra tình trạng ùn tắc.
Từ đầu năm 2021, dự án cầu Vĩnh Tuy – giai đoạn 2 được triển khai. Đây là dự án nằm trong danh mục công trình trọng điểm của thành phố, nhằm hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai 2; tăng cường lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải đang tăng cao giữa trung tâm thủ đô với khu vực phía bắc và đông bắc thành phố, từng bước hoàn chỉnh hạ tầng giao thông Thủ đô.
Nhiều ý kiến cho rằng, sau khi giai đoạn 2 của cầu Vĩnh Tuy hoàn thành thì “càng đầu tư, càng tắc” bởi lẽ với 2 nhịp cầu, nối 2 bờ sông, tạo điều kiện cho vận tốc xe đi nhanh hơn, việc đi lại sẽ thông thoáng hơn nhưng “nút thắt” cổ chai ở hai đầu cầu không được giải quyết thì tình trạng ùn tắc sẽ xảy ra nhiều hơn. Nhiều người đặt câu hỏi, không rõ những nhà nghiên cứu để đầu tư xây dựng công trình này trong giai đoạn hiện nay có nghiên cứu những vấn đề này chưa? Và đã có phương pháp nào để giải quyết “nút thắt” cổ chai hai bên đầu cầu chưa? Nếu không sau khi dự án hoàn thành tình trạng ùn tắc sẽ phổ biến hơn.
Người ta lại đặt câu hỏi, trong một loạt cầu bắc qua sông Hồng theo quy hoạch, tại sao các cơ quan có thẩm quyền về đầu tư như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND Thành phố Hà Nội không nghiên cứu, xây dựng một cây cầu khác chẳng hạn như cầu Trần Hưng Đạo hoặc một cây cầu nào đó theo quy hoạch bắc qua sông Hồng thì chắc chắn vốn đầu tư cũng chỉ tương đương cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Nhưng việc giải quyết tắc nghẽn giao thông trong tình trạng hiện nay sẽ tốt hơn rất nhiều.
Trong khi đất nước còn nhiều khó khăn, mọi quyết định đầu tư một tuyến đường, cây cầu đều phải nghiên cứu một cách chặt chẽ, có giải pháp thật khả thi thì đồng vốn đầu tư mới hiệu quả. Còn với kiểu đầu tư như hiện nay, giai đoạn 2 cầu Vĩnh Tuy liệu có hiệu quả bằng các phương án khác như chúng tôi đã nêu?
Nổi bật trang chủ

Thừa Thiên - Huế: Thanh tra “vạch” ra hàng loạt sai phạm về đất đai tại thị xã Hương Thủy



Đọc thêm

Đề xuất định mức chi phí lập quy hoạch di tích

Tiềm năng phát triển du lịch biển bền vững tỉnh Nam Định

Bắc Ninh: Bức tranh phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn manh mún, lác đác

Hải Phòng: Đảm bảo an toàn công trường xây dựng trong mùa mưa bão

Vĩnh Phúc: Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra một số công trình khánh thành dịp Quốc khánh 2/9

Bắc Giang: Tập trung cao tạo quỹ đất cho công nghiệp

Nghệ An: Thẩm định 127 dự án, công trình các loại trong 6 tháng đầu năm

Charm City tại Bình Dương: Tên dự án chưa được Sở Xây dựng công nhận, chủ đầu tư năng lực yếu vì nợ nhiều

Quảng Trị: Hội nghị giao ban các tỉnh Bắc Trung bộ ngành Xây dựng

Các trường hợp được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Thông tư 01/2022/TT-BXD của Bộ Xây dựng

Hải Phòng: Đảm bảo an toàn công trường xây dựng trong mùa mưa bão

Vĩnh Phúc: Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra một số công trình khánh thành dịp Quốc khánh 2/9

Bắc Ninh: Bức tranh phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn manh mún, lác đác

Quảng Trị: Hội nghị giao ban các tỉnh Bắc Trung bộ ngành Xây dựng

Các trường hợp được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Thông tư 01/2022/TT-BXD của Bộ Xây dựng

Phủ Lý (Hà Nam): Tập trung thực hiện các mục tiêu hướng tới phát triển đô thị xanh - thông minh

Quảng Ninh: Bồi thường nhà dân bị hư hại do nổ mìn phá đá mở đường khi thi công cao tốc Vân Đồn - Tiên Yên

Diện mạo cầu Vĩnh Tuy 2 sau hai năm thi công

Hậu Giang: Đầu tư 246 tỷ đồng xây dựng tái định cư cho vụ dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam

Triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền tiết kiệm điện trên phạm vi cả nước

Hải Phòng: Vận động các hộ dân sớm bàn giao mặt bằng phục vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật đường Lạch Tray

Quận Hoàn Kiếm tổ chức Hội nghị chuyên đề tiếp xúc cử tri trên địa bàn về tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy

An Dương (Hải Phòng): Một phần của khách sạn Hải Yến đổ sập trong đêm

Khánh Hoà: Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Du lịch Trí Nguyên - Nha Trang

Mazda6 - sedan Nhật chinh phục người dùng bằng công nghệ

Mazda3 và Mazda CX-30 - Bộ đôi thế hệ 7G với những đột phá trong thiết kế và công nghệ

Đoàn Thanh niên Bộ Xây dựng tổ chức thành công Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022 - 2027

Hà Tĩnh: Bất cập các công trình hồ đập chậm tiến độ, khó đảm bảo vượt lũ

Quỹ Chống hàng giả ra mắt tổng đài tiếp nhận thông tin hàng giả, gian lận thương mại
