Gỡ khó tín dụng BĐS và phát triển NƠXH
Là nội dung chính được đề cập tại Hội nghị trực tuyến tín dụng đối với bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức ngày 13/11 tại Hà Nội.
![]() |
Hội nghị nhằm triển khai tích cực Công điện số 993/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, rà soát đánh giá cụ thể tình hình thị trường BĐS và tín dụng BĐS, trao đổi thống nhất các biện pháp tích cực tháo gỡ khó khăn cho DN, dự án BĐS và khó khăn, vướng mắc của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong hoạt động tín dụng BĐS.
Dư nợ tín dụng BĐS 2023 chiếm 21,56% tổng dư nợ của nền kinh tế
Thông tin từ NHNN cho biết, tính đến 30/9/2023, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS của các tổ chức tín dụng (TCTD) đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với 31/12/2022, chiếm tỷ trọng 21,56% tổng dư nợ đối với nền kinh tế.
Tính đến ngày 31/10/2023, tín dụng đối với nền kinh tế đạt hơn 12,8 triệu tỷ đồng, tăng 7,39% so với cuối năm 2022.
Đối với lĩnh vực BĐS, thời gian qua, NHNN khuyến khích các TCTD tập trung nguồn vốn cho các phân khúc nhà ở thương mại nhà giá rẻ, NƠXH, nhà ở công nhân, đồng thời kiểm soát rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh BĐS nhằm thúc đẩy thị trường BĐS phát triển mạnh, bền vững…
Về tín dụng hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02, tính đến thời điểm kết thúc giải ngân tái cấp vốn, doanh số giải ngân 20.679 tỷ đồng cho hơn 53.000 cá nhân, hộ gia đình.
Đến cuối năm 2022, dư nợ cho vay của chương trình là 6.276 tỷ đồng; Ngân hàng Chính sách xã hội cũng triển khai 5 chương trình cho vay liên quan tới BĐS với tổng dư nợ 27.005 tỷ đồng, chiếm 8,71% trên tổng dư nợ các chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội với trên 240.000 khách hàng đang vay vốn.
Bên cạnh đó, gói tín dụng NƠXH 120.000 tỷ đồng, đến nay, BIDV và Agribank đã ký hợp đồng tín dụng tài trợ cho 3 dự án với số tiền giải ngân là 105 tỷ đồng.
Tuy nhiên, gói tín dụng này đang gặp khó khăn lớn nhất là nguồn cung còn hạn chế, đến nay mới có 23 UBND tỉnh, thành phố công bố danh mục dự án đủ điều kiện tham gia.
Liên quan đến nội dung trên, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS, Bộ Xây dựng Hoàng Hải đánh giá, các giải pháp tháo gỡ khó khăn thời gian qua như: Nghị định số 08/NĐ-CP liên quan chào bán, giao dịch trái phiếu DN; Nghị định số 10/2023/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 35/2023/NĐ-CP liên quan lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; Quyết định số 338/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030"...
Cùng với đó là Quyết định số 486/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua NƠXH, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở; Thông tư 11/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về bảo lãnh ngân hàng..., đã giúp cho thị trường BĐS được cải thiện, số lượng DN BĐS quay trở lại hoạt động tại các địa phương ghi nhận tăng, lượng giao dịch trên toàn thị trường tăng dần theo thời gian…
Trong đó, các địa phương đang tích cực tập trung thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ phát triển NƠXH khi đã có nhiều hơn các dự án NƠXH được bắt đầu tiến hành nhận và đánh giá hồ sơ. Lũy kế giai đoạn 2021- 2025, trên địa bàn cả nước đã có 465 dự án NƠXH dành cho đối tượng thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp với quy mô 412.845 căn đã hoàn thành và đang được triển khai đầu tư xây dựng.
Riêng trong 10 tháng đầu năm 2023, số lượng NƠXH, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp đã được khởi công là 10 dự án với tổng số khoảng 19.853 căn…
Tiếp tục thúc đẩy tín dụng BĐS và phát triển NƠXH
Đánh giá chung, thị trường BĐS vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong đó có nhiều tồn tại, vướng mắc đã kéo dài như vướng mắc về hệ thống thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai, quy hoạch, đầu tư xây dựng; sự mất cân đối cung cầu tại các phân khúc, dư thừa nhà ở cao cấp, biệt thự trong khi NƠXH, nhà ở giá rẻ còn hạn chế.
Bên cạnh đó, nhu cầu của thị trường tại một số phân khúc đang có sự sụt giảm mạnh; năng lực tài chính của DN còn hạn chế và phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn huy động từ bên ngoài như vốn vay, trái phiếu, huy động của người mua nhà; các kênh huy động vốn khác chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhất là thị trường vốn đang tồn tại một số vấn đề và chưa phát triển tương xứng với vai trò cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế; mặt bằng giá nhà ở cao so với khả năng tài chính và mức thu nhập của nhiều người dân...
Theo đại diện Bộ Xây dựng, đây là khoảng thời gian hết sức quan trọng, mang tính quyết định cho sự “chuyển mình” của thị trường BĐS. Cùng với các nút thắt về pháp lý, nguồn vốn, thì “niềm tin của khách hàng, nhà đầu tư” chính là “chốt chặn cuối cùng” cần giải tỏa để thị trường BĐS thực sự trở về trạng thái bình thường mới.
Để thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững thì các Bộ, ngành, địa phương, DN phải thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trong các Nghị quyết, công điện của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt Nghị quyết 33, trong đó có một số nhiệm vụ làm ngay, đó là: Khẩn trương hoàn thiện trình Quốc hội xem xét thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Đấu giá (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi), Luật Tổ chức tín dụng (sửa đổi)...
Khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc cụ thể trong phát triển NƠXH, tăng nguồn cung phù hợp với nhu cầu, khả năng của người có nhu nhập thấp có nhu cầu cao về nhà ở có thể tiếp cận.
Bên cạnh đó, xác định việc đầu tư phát triển NƠXH cho người lao động có thu nhập thấp là một hạng mục đầu tư trong nguồn vốn trung - dài hạn của các địa phương; triển khai có hiệu quả Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng; tăng cường tính hiệu quả của Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS.
Ngoài ra, các địa phương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục pháp lý của các dự án BĐS trên địa bàn; đẩy mạnh phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư thực hiện các dự án BĐS, nghĩa vụ tài chính về đất đai để tăng nguồn cung cho thị trường.
Về phía ngành Ngân hàng, thời gian tới, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế.
Đồng thời, tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp đó là tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng; chỉ đạo tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn của DN và người dân; theo dõi, bám sát tình hình triển khai Chương trình 120.000 tỷ đồng để phối hợp với Bộ Xây dựng xem xét, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chương trình; phối hợp với các Bộ, ngành để hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm hỗ trợ thị trường BĐS phát triển bền vững đồng thời kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng…
Nổi bật trang chủ

Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)



Đọc thêm

Ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)

Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam: Bộ Xây dựng thống nhất đầu tư theo kịch bản 3

Dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn: Trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7

T&T Group đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 3 và kỷ niệm 30 năm thành lập Tập đoàn

Thủ tướng chủ trì Hội nghị Ban Chỉ đạo triển khai Nghị quyết 98 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi)

Thủ đô cần mô hình chính quyền đô thị phù hợp

Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi): Tiếp tục hoàn thiện để có chất lượng tốt nhất

Dự thảo Luật Quy hoạch Đô thị và Nông thôn: Cần giải quyết 3 nhóm vấn đề

Đề xuất hiệu lực thi hành sớm hơn nội dung nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở (sửa đổi)

Ban Cán sự Đảng Bộ Xây dựng chỉ đạo Báo Xây dựng: Tăng cường công tác quản lý hoạt động báo chí

Bộ Xây dựng và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác

Đảng ủy Bộ Xây dựng quán triệt nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Gỡ khó tín dụng BĐS và phát triển NƠXH

Tập trung hoàn thiện thể chế về quản lý phát triển đô thị bền vững

Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ và toàn diện các Nghị quyết của Quốc hội

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Các địa phương cần thực hiện việc lập, phê duyệt, công khai quy hoạch

Báo Xây dựng đạt giải khuyến khích Giải báo chí phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Đầu tư, phát triển trọng tâm, trọng điểm đô thị có khả năng chống chịu, giảm phát thải, thông minh
