Giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”
![]() |
Từ xa xưa, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng: “...Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”.
Sau cách mạng tháng Tám (1945) Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều về thăm viếng tại đây. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ tịch nước số 22/SL - CTN ngày 18/02/1946 cho công chức nghỉ ngày 10/3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc.
Trong ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) - năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng - Quyền Chủ tịch nước đã dâng một tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có hai lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.
Tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 về Nghi lễ Nhà nước, trong đó có nội dung quy định cụ thể về quy mô tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương.
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Cũng là dịp để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài. Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nổi bật trang chủ

Hà Nội: Sẽ thanh tra hàng loạt khu đô thị chưa hoàn thiện hạ tầng



Đọc thêm

Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Chuyển biến tích cực trong quản lý đất đai ở xã Đồng Văn

Thừa Thiên – Huế: Dự kiến huy động hơn 3.600 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023

Hải Phòng: Hoàn thành việc tháo dỡ lồng bè trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà trước ngày 01/7/2023

Không có nhà trên đất thu hồi có được bố trí tái định cư?

Quảng Bình: Kêu gọi đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 970 tỷ đồng

Công nhận 27 hiện vật là bảo vật quốc gia

Đồng Tháp: Các khu điểm du lịch hấp dẫn khách du xuân

Giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Luật Đất đai 2003 đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Luật 2013

Xây dựng cơ chế phát triển quỹ đất, bảo đảm sự chủ động của Nhà nước trong việc phân bổ đất đai

Giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Nước không là vô hạn

Phân bổ và sử dụng hiệu quả đất đô thị

Chủ động kiểm soát chất thải nhựa

Cân bằng giữa rủi ro và cơ hội

Những bất thường giá đất

Chính sách và thực tiễn

Thúc đẩy tiêu dùng bền vững

ĐBSCL không lùi bước trước biển dâng

Bảo tồn giá trị di sản kiến trúc đô thị

Chuyển đổi số ngành Xây dựng: Cơ hội và thách thức

Quy hoạch xây dựng không gian ngầm đô thị cần sớm được quy định cụ thể bằng pháp luật

Đâu là giải pháp ổn định thị trường thép?

Giá thép tăng, các doanh nghiệp xây dựng điêu đứng
