Phiên bản di động

Giá thép tăng, các doanh nghiệp xây dựng điêu đứng

Khảo sát của phóng viên Báo điện tử Xây dựng cho thấy, giá bình quân thép xây dựng quý I/2021 dao động từ 15.000-16.000 đồng/kg, ghi nhận mức cao nhất trong vòng 5 năm qua. Điều này đã dẫn đến chỉ số giá xây dựng công trình tăng, kéo theo việc khó xử của hàng loạt hợp đồng xây dựng đã ký kết, hàng loạt các dự án đang chuẩn bị đấu thầu… Đã đến lúc các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phải lên tiếng và có động thái để các nhà đầu tư, các nhà thầu xây dựng yên tâm triển khai công việc; đặc biệt đối với những dự án sử dụng vốn đầu tư công.
Giá thép tăng, các doanh nghiệp xây dựng điêu đứng
Giá tăng giúp ngành Thép được lợi về giá, song các doanh nghiệp dùng thép là vật liệu sản xuất hay nhà thầu xây dựng lại rơi vào cảnh “đứng ngồi không yên”.

Giá thép tăng kỷ lục

Theo báo giá công bố ngày 12/4 của các doanh nghiệp ngành Thép, giá thép xây dựng đang dao động ở mức 15.580 – 16.600 triệu đồng/tấn. Cụ thể: Tại miền Bắc, thép Hòa Phát ghi nhận giá tăng mạnh lên mức 15.580 đồng/kg với thép cuộn CB240. Giá thép D10 CB300 cũng đã chạm mức 15.780 đồng/kg. Với thép Việt Ý, mức giá với thép cuộn CB240 đang ở mức 15.740 đồng/kg, trong khi đó thép D10 CB300 tăng nhẹ lên mức 15.690 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Đức hiện mức giá thép cuộn CB240 15.690 đồng/kg và D10 CB300 là 15.720 đồng/kg. Thương hiệu Kyoei, giá thép cuộn CB240 và D10 CB300 có sự tăng mạnh đang ở mức giá lần lượt là 15.690 đồng/kg và 15.790 đồng/kg.

Tại miền Trung, giá thép của Hòa Phát đang mức 16.110 đồng/kg đối với thép cuộn CB240, và 15.860 đồng/kg đối với thép D10 CB300, tăng 300 đồng/kg. Giá thép của thương hiệu Việt Đức cũng đang ở mức 15.690 đồng/kg đối với thép cuộn CB240, và 15.720 đồng/kg đối với thép D10 CB300. Còn giá thép Pomina hiện chạm mức 16.090 đồng/kg đối với thép cuộn CB240, 16.240 đồng/kg đối với thép D10 CB300.

Tại miền Nam, thép Hòa Phát ghi nhận mức giá thép cuộn CB240 là 15.790 đồng/kg. Giá thép D10 CB300 có đã tăng nhẹ lên mức 15.840 đồng/kg. Thương hiệu Pomina tăng mạnh về giá, với thép cuộn CB240 và thép D10 CB300 đã tăng mạnh lên mức 16.090 đồng/kg và 16.190 đồng/kg.

Các chuyên gia ngành Thép dự báo xu hướng diễn biến giá nguyên liệu và thép thành phẩm trên thế giới trong năm 2021 sẽ có nhiều biến động, có thể thiết lập một mặt bằng giá mới như thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính 2008. Nhiều dự báo trước đó cho rằng giá thép chỉ tăng tối đa đến quý II, tuy nhiên với những gì đang diễn ra ở Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, EU và nhiều thị trường lớn khác, giá thép có thể tăng đến hết quý III.

Theo Bộ Xây dựng, nguyên nhân biến động bất thường giá thép thời điểm cuối năm 2020, đầu năm 2021 là do mất cân bằng cung cầu sản phẩm thép thành phẩm. Ngoài ra còn do nguyên liệu đầu vào tăng dẫn đến việc nhiều nhà máy thép liên tục có thông báo điều chỉnh tăng giá thép từ tháng 12/2020 đến thời điểm hiện nay.

Bên cạnh đó, các chuyên gia xây dựng cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến lượng thép thiếu hụt là do việc xây dựng tăng nhanh trong những năm gần đây, trong khi đó phương thức xây dựng truyền thống sử dụng nhiều thép sẽ khiến nguồn cung thép trong nước ngày càng quá tải, trong đó chủ yếu sử dụng thép thanh. Loại thép này dù trong nước đã sản xuất được nhưng số lượng còn hạn chế và phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, dẫn đến phụ thuộc nhiều vào thép nhập khẩu trong khi sản lượng nhập khẩu giảm, dễ mất cân bằng cung cầu thép xây dựng.

Doanh nghiệp “đau đầu” tìm giải pháp

Giá thép tăng khiến nhiều doanh nghiệp sử dụng loại nguyên liệu này đang phải xoay xở tìm cách ứng phó. Mỗi dự án xây dựng dân dụng, thép thường chiếm tỷ trọng 10-30% tổng giá trị dự án, vì thế biến động giá mặt hàng này tác động rất mạnh tới các nhà thầu. Không ít doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu cho biết, việc thép tăng giá từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả dự án mà họ đã ký hợp đồng với đối tác, khả năng nhận thầu các dự án vì thế bị co lại.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, đại diện một Công ty xây dựng cho biết: Việc tăng giá thép đã làm tăng hơn 30% giá gói thầu, bởi nguyên liệu thép không chỉ liên quan đến kết cấu công trình mà còn hệ thống cơ điện, phòng cháy chữa cháy. Vì vậy, lựa chọn gói thầu giai đoạn này là rất khó khăn, và có thể thiệt hại cho nhà thầu nếu không có sự hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc bù giá thép. Những tháng đầu năm 2021, giá thép tăng liên tục, tất cả gói thầu chưa giao khoán được vì đang đợi giá thép để chốt giá, điều này cũng ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Trên cơ sở đó, Công ty có đề xuất Nhà nước điều tiết hoặc có hướng dẫn cụ thể trong việc bù giá thép trong từng thời gian trượt giá.

Đại diện Công ty TNHH xây dựng Thăng Long chia sẻ thêm: Theo quy định của Nhà nước, dự phòng phí không quá 10% nhưng riêng vật liệu thép trong giai đoạn hiện nay lên tới 30% thì dự phòng này lấy từ đâu ra? Có được điều chỉnh không và ai là người điều chỉnh với thiệt hại này, cần phải có hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Giải pháp của cơ quan quản lý Nhà nước

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng đã đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định cung cầu, giá thép xây dựng. Trong ngắn hạn, ngoài việc phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để theo dõi, điều hành giá thép, Bộ Xây dựng sẽ chủ động tổng hợp thông tin của các địa phương trong cả nước về diễn biến tình hình giá thép làm ảnh hưởng đến tình hình đầu tư xây dựng công trình để kịp thời hướng dẫn, đề xuất với Chính phủ các biện pháp khắc phục (nếu có) nhằm đảm bảo hoạt động của thị trường xây dựng trong năm 2021.

Trong dài hạn: Nghiên cứu, thúc đẩy làm gia tăng năng lực sản xuất thép thành phầm trong nước, hướng tới đáp ứng được cơ bản nhu cầu thép thành phẩm trong nước; Nghiên cứu điều chỉnh sự mất cân đồng cung ứng sản phẩm thép trên thị trường để ưu tiên thị trường trong nước thông qua việc điều chỉnh, cân đối khối lượng xuất khẩu thép thành phẩm; Nghiên cứu, hướng dẫn thay đổi công nghệ xây dựng nhằm giảm tải lượng thép tiêu thụ trong các công trình xây dựng, thay thế phương pháp bê tông cốt thép bằng công nghệ xây dựng mới kết cấu thép.

Tổng hợp ý kiến của nhiều Bộ, ngành, ngày 05/02/2021, Bộ Công Thương có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó có nêu một số giải pháp ổn định cung – cầu, và giá thép trong năm 2021. Cụ thể: Xây dựng các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng tạo môi trường cạnh trạnh lành mạnh và đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Chủ động tiến hành triển khai các giải pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép phù hợp với các quy định thương mại và luật pháp quốc tế. Theo dõi và xem xử lý kịp thời việc chống bán phá giá một số sản phẩm thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam cũng như đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của các nước đối với mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam nhằm giảm thiểu thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất thép. Tăng cường công tác quản lý thị trường để ngăn chặn, xử lý kịp thời những hiện tượng đầu cơ tăng giá thép, gian lận thương mại làm thất thu ngân sách Nhà nước và ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Bộ Công Thương kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho một số Bộ, ngành. Trong đó, giao cho Bộ Xây dựng: “Dự báo và cung cấp nhu cầu sắt, thép xây dựng của nền kinh tế năm 2021 để cân đối nhu cầu thép cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm thép các loại giúp các doanh nghiệp ngành Thép chủ động trong việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp sản xuất thép”.

Các doanh nghiệp và dư luận cho rằng: những kiến nghị của Bộ Công Thương đối với Thủ tướng Chính phủ là những vấn đề “lớn lao” của nền kinh tế đất nước. Thực tế việc biến động giá thép của nhiều tháng qua đang khiến cho nhiều nhà đầu tư, nhiều nhà thầu xây dựng đang tiến đến bờ vực “phá sản” và những hậu quả pháp lý khác nếu không được giải quyết kịp thời. Đã đến lúc Thủ tướng Chính phủ sớm có ý kiến giao cho Bộ Xây dựng là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động xây dựng ban hành, hướng dẫn việc bù giá thép cho các công trình xây dựng trong thời gian vừa qua và trong thời gian tới nếu giá thép còn biến động. Để các nhà thầu, các nhà đầu tư yên tâm hoàn thành các công trình xây dựng theo tiến độ, góp phần vào sự ổn định, tăng trường nền kinh tế đất nước.

Theo Duy Nguyên/Báo Xây dựng
Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/gia-thep-tang-cac-doanh-nghiep-xay-dung-dieu-dung-303624.html

Nổi bật trang chủ

Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)

Luật Nhà ở (sửa đổi) có chất lượng tốt nhất trong hơn 30 năm qua
Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam: Bộ Xây dựng thống nhất đầu tư theo kịch bản 3
Dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn: Trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7

Đọc thêm

Ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh tại Lễ khai mạc Triển lãm quốc tế về máy móc, công nghệ và vật liệu ngành Gốm sứ 2023 (Triển lãm Asean Ceramics 2023) diễn ra tại Hà Nội, ngày 28/11. Triển lãm kéo dài trong 3 ngày, từ 28/11 đến 30/11.
Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Ngày 28/11, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định đồ án Quy hoạch chung đô thị Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045. Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn chủ trì Hội nghị.
Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Hồ chứa nước Yên Ngựa (xã Cư Êwi, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), đến nay đã hết thời hạn thi công. Tuy nhiên, đến nay công trình vẫn thi công “nhỏ giọt”, khối lượng thi công đạt thấp, khiến dư luận hoài nghi về năng lực của chủ đầu tư dự án.
Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Với lợi thế quỹ đất lớn và được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, huyện Yên Phong - Bắc Ninh đang nổi lên như một “địa điểm vàng” thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư bất động sản.
Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đến nay vẫn chưa thể an cư tại nơi ở mới. Khu tái định cư của dự án này hiện vẫn là những khoảng đất trống, chưa hoàn thiện hạ tầng.
Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Đến nơi ở mới, nhà cửa khang trang nhưng lại không có đất sản xuất, người dân lại quay về chỗ ở cũ, để lại khu tái định cư Raly - Rào đìu hiu, thưa bóng người, nhà cửa đã có dấu hiệu xuống cấp…
Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, huyện Sông Mã (Sơn La) đang tập trung mọi nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí về thực hiện chương trình nông thôn mới (NTM). Nhờ đó, vùng đất biên giới ngày càng thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Đồng Nai đang nỗ lực triển khai các công trình trọng điểm trên địa bàn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tỉnh đã gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án, nhất là việc cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp.
Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Mặc dù đã có những bước tiến trong việc phát triển sản xuất vật liệu xây dựng cả về lượng lẫn về chất, nhưng ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở địa bàn tỉnh Quảng Trị còn những hạn chế cần khắc phục.
Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Khi thực hiện di dời trong chương trình chỉnh trang đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh, các hộ gia đình đang có nhà trên và ven kênh rạch, sẽ được thuê hoặc mua nhà ở xã hội, góp phần ổn định cuộc sống của người dân.
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng đã tổ chức khai giảng khóa tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm năm 2023 cho học viên là lãnh đạo, công chức, viên chức tại các đơn vị hành chính và sự nghiệp thuộc Bộ Xây dựng.
Con người sẽ ra sao, nếu…?

Con người sẽ ra sao, nếu…?

Theo các nhà khoa học của rất nhiều tổ chức nghiên cứu khoa học về động vật trên thế giới, hiện tại, cứ 3 loài động vật thì một loài có nguy cơ tuyệt chủng.
“Tôn sư trọng đạo” - truyền thống quý báu

“Tôn sư trọng đạo” - truyền thống quý báu

Hàng năm, cứ đến ngày 20/11 là dịp Nhân dân cả nước, hệ thống trường học, học sinh, sinh viên, phụ huynh hân hoan chào đón, có những hoạt động như một lễ hội quan trọng để tri ân nhà giáo.
Biến nguy thành cơ, làm du lịch chung với lũ

Biến nguy thành cơ, làm du lịch chung với lũ

Nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi non, phong cảnh rất hữu tình, nên thơ, với những hang núi đá vôi rất đẹp như hang Tú Làn, hang Tiên, hang chuột, không khí rất trong lành... xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) quả là đã được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi.
Giảm biên chế không chỉ mang tính cơ học

Giảm biên chế không chỉ mang tính cơ học

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 23/10/2017 của Trung ương Đảng khoá XII “về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chinh trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, trong những năm qua, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, cơ quan, đơn vị, địa phương từng bước sắp xếp, kiện toàn, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.
Khi bài báo khoa học trở thành... hàng hóa

Khi bài báo khoa học trở thành... hàng hóa

Thông tin về việc PGS.TS Đinh Công Hướng - giảng viên Trường Đại học công nghiệp TP.HCM, thành viên hội đồng ngành toán Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (nafosted) bị phát hiện bán rất nhiều bài nghiên cứu khoa học, đã khiến dư luận xôn xao suốt mấy ngày qua. Trước câu hỏi của báo chí, PGS.TS Đinh Công Hướng đã trả lời rất thản nhiên, không hề quanh co, giấu giếm, rằng “tôi làm vậy để kiếm tiền cải thiện đời sống”.
Bao giờ Hà Nội “hết khát” công viên?

Bao giờ Hà Nội “hết khát” công viên?

Ai đi qua khu đô thị Dương Nội (phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP Hà Nội) cũng cảm thấy ngậm ngùi khi nhìn vào khu công viên ngoài trời lấy chủ đề Thiên văn học (gọi tắt là Công viên Thiên văn học), có diện tích 12 ha, trong đó có hồ Bách hợp thủy rộng 6 ha là tâm điểm.
Khổ vì nước

Khổ vì nước

Đến nay, tuy tình hình đã tạm thời được giải quyết, nhưng hơn 30 nghìn cư dân trong 26 tòa nhà chung cư ở Khu đô thị Thanh Hà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội) vẫn rùng mình khi nhớ lại ngày tháng vật lộn trong cơn khát nước.
Tiền lương mới theo vị trí việc làm

Tiền lương mới theo vị trí việc làm

Thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW của Trung ương và của Quốc hội, từ 01/7/2024 thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Đợt cải cách lần này có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, bảo đảm khoa học, minh bạch, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ, tạo động lực giải phóng sức sản xuất, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, lãng phí, bảo đảm người lao động đủ sống cho bản thân và gia đình họ bằng nguồn thu nhập từ lương.
Làm 1 luật, phải sửa 8 luật

Làm 1 luật, phải sửa 8 luật

Theo TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương, các quy định của pháp luật chồng chéo nhau và các luật không khớp nhau hiện nay khá nhiều, tình trạng “làm 1 luật, phải sửa đến 8 luật”.
Mất rừng và lũ quét

Mất rừng và lũ quét

Mùa mưa! Các tỉnh miền Trung và vùng núi phía Bắc đang gồng mình chống chọi với mưa lũ. Lượng mưa năm nay lớn hơn những năm trước rất nhiều. Lượng mưa trung bình là 300 đến trên 400 mm, như Chiềng Lao (Sơn La) 476 mm; Tạ Bú (Sơn La) 407 mm... có những nơi lượng mưa đã chạm ngưỡng 500 mm. Rất nhiều cơn lũ quyét, lở đất, là hậu quả của mưa lớn, đã xảy ra, quét đi tất cả cơ nghiệp và thậm chí cả mạng người của rất nhiều hộ dân.
Bao giờ Việt Nam trở thành “bếp ăn thế giới”?

Bao giờ Việt Nam trở thành “bếp ăn thế giới”?

Vào đầu những năm 2000, Chính phủ đã “đặt hàng” một nhóm học giả hàng đầu của Đại học Harvard (Hoa Kỳ) xây dựng một báo cáo về năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam. Nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi các giáo sư có sự am hiểu rất sâu về Việt Nam.
Ai đã ăn bớt miếng cơm của các vận động viên?

Ai đã ăn bớt miếng cơm của các vận động viên?

Mâm cơm trị giá 800 nghìn cho 8 người ăn của các vận động viên (VĐV) bóng bàn trẻ quốc gia được chia sẻ trên mạng, khiến dư luận sôi sục, vô cùng bức xúc.
Lại cấm xe máy vào nội đô?

Lại cấm xe máy vào nội đô?

Trước nay, đã mấy lần TP Hà Nội đưa ra chủ trương hạn chế hoặc cấm xe máy vào các quận nội thành. Nhưng lần nào cũng vậy, chủ trương đó nhanh chóng chết yểu, do vấp phải sự phản đối của dư luận. Lần này, chủ trương hạn chế xe máy vào các quận nội thành sau năm 2025, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đưa ra trước đó là năm 2030, đang làm dư luận Thủ đô, nơi có 8 triệu dân sinh sống với 5 triệu xe máy, dậy sóng...
Nhiều cán bộ vi phạm nồng độ cồn

Nhiều cán bộ vi phạm nồng độ cồn

Trước tình trạng xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đường bộ, gây thiệt hai nghiêm trọng về người và tài sản, có nguyên nhân do người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn, tháng 4/2023 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 10/CT-TTg về “tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới”. Theo đó, Thủ tướng yêu cần xử lý các vi phạm giao thông phải tuyệt đối thượng tôn pháp luật “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Đồng thời, nghiêm cấm cán bộ, đảng viên can thiệp tác động vào quá trình xử lý vi phạm, không “xuê xoa”…
Vụ cháy nhà ở Thanh Xuân, Hà Nội: Khoảng trống pháp luật

Vụ cháy nhà ở Thanh Xuân, Hà Nội: Khoảng trống pháp luật

Hiện nay pháp luật về xây dựng ở Việt Nam chưa có định nghĩa về chung cư mini. Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 và nhiều văn bản quy định pháp luật khác định nghĩa nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.
“Chết khát” cạnh nhà máy nước sạch

“Chết khát” cạnh nhà máy nước sạch

Sau một thời gian xây dựng, tháng 9/2013, hai công trình nước sạch tại bản Biên và bản Phúc, xã Nậm Lầu (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), hoàn thành. Đây là công trình được đầu tư bằng ngân sách Nhà nước, mỗi công trình trị giá hàng tỷ đồng.
“Mất bò mới lo làm chuồng”…

“Mất bò mới lo làm chuồng”…

Vụ cháy lớn “chung cư mini” tại số nhà 37, ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội vào đêm 12/9, rạng sáng 13/9 vô cùng thảm khốc, làm chết 56 người, 37 người bị thương.
Nhà ở khúc đường cong lợi hay hại?

Nhà ở khúc đường cong lợi hay hại?

Khúc đường cong cũng giống như dòng sông uốn lượn, tạo nên hình thế phong thủy. Tuy nhiên, tính chất tốt xấu còn phụ thuộc ngôi nhà nằm ở phía đường nào, “bên bồi” hay “bên lở”?
Câu chuyện về hạt muối

Câu chuyện về hạt muối

Chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí cho biết: Hiện tại, mỗi năm nhu cầu về muối của nước ta khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn. Nhưng sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu, vì vậy mỗi năm chúng ta phải nhập khẩu khoảng 600.000 tấn muối, mất hàng tỷ USD.
Xem thêm