Phiên bản di động

Diễn đàn Bất động sản mùa Xuân và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2022 - 2023

Sáng 10/3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia - Hà Nội, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) phối hợp với Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) tổ chức Diễn đàn Bất động sản mùa Xuân thường niên lần 03 và lễ Vinh danh các thương hiệu Bất động sản dẫn đầu 2022 - 2023.
Diễn đàn Bất động sản mùa Xuân và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2022 - 2023

Dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Diễn đàn Bất động sản mùa Xuân lần III và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2022 - 2023 là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm đưa ra những nhận định, phân tích về bức tranh tổng quan, dự báo về xu hướng, triển vọng và cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn tới; nhận diện những vướng mắc, khó khăn cần khơi thông cũng như tìm ra giải pháp giúp doanh nghiệp thích ứng linh hoạt với bối cảnh hiện tại; đồng thời, nhận diện đầy đủ, toàn diện về những nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp, những sản phẩm chất lượng, uy tín trên thị trường bất động sản trong năm 2022 - 2023.

Tham dự Diễn đàn có lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Hội đồng cố vấn Reatimes và VIRES gồm 30 chuyên gia hàng đầu Việt Nam; lãnh đạo, đại diện các doanh nghiệp được vinh danh cùng sự góp mặt của nhiều cơ quan thông tấn, báo chí.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, nhà báo Phạm Nguyễn Toan - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam nhận định, thị trường bất động sản đã trải qua một năm 2022 với sự khởi sắc nhất định nhưng cùng với đó, những “cơn bão” cũng đã liên tục ập đến khiến niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư bị suy giảm nghiêm trọng.

Chưa bao giờ, số lượng cấp phép dự án mới và giao dịch trên thị trường lại thấp đến vậy. Cũng chưa bao giờ, số lượng nhân sự ngành Bất động sản, đặc biệt là lực lượng môi giới bị cắt giảm trầm trọng như hiện nay. Càng về nửa cuối năm 2022 và đầu năm 2023, doanh nghiệp bất động sản càng phải “nhóm lửa trong băng”, kiên trì và chủ động vượt qua khó khăn.

“Trong một bối cảnh nhiều thách thức bao trùm như vậy, một mặt, cần thêm những phân tích, đánh giá khách quan về diễn biến và xu hướng của thị trường bất động sản; mặt khác, cần tiếp tục nhìn nhận, biểu dương những doanh nghiệp bất động sản tiêu biểu, kiên tâm vượt khó và sáng tạo trên thị trường bất động sản Việt Nam. Để nhận diện những vấn đề quan trọng trên, hôm nay, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam tổ chức Diễn đàn Bất động sản mùa Xuân với chủ đề Hoàn thiện thể chế để phát triển bền vững”, nhà báo Phạm Nguyễn Toan cho biết.

Đột phá về thể chế sẽ dẫn đường cho sự hồi sinh của thị trường bất động sản

Tại Diễn đàn Bất động sản mùa Xuân lần thứ III, dưới sự điều phối của chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong, các chuyên gia, nhà quản lý và lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp bất động sản đã đưa ra dự báo về xu hướng, triển vọng và cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn tới.

Bên cạnh đó, việc sửa đổi các Luật có liên quan đến thị trường bất động sản như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản...; vấn đề thích ứng linh hoạt với bối cảnh mới, giải pháp tái cấu trúc dự án, dòng vốn… đang là ưu tiên của cộng đồng doanh nghiệp cũng được bàn luận.

Đa số các chuyên gia phát biểu tại Diễn đàn đều chung nhận định, năm 2022 là một năm vô vàn khó khăn đối với thị trường bất động sản, thậm chí là khó khăn hơn nhiều so với hai năm chịu tác động bới đại dịch Covid-19. Trong đó, có hai vướng mắc chính đang đẩy các doanh nghiệp địa ốc rơi vào trạng thái “tiến thoái lưỡng nam” là tắc nghẽn dòng vốn và pháp lý chồng chéo, nhiều bất cập.

“Những khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay được gói gọi trong bốn chữ “tài chính, pháp lý”. Cụ thể, có đến 65% khó khăn về mặt pháp lý và 20% liên quan đến nguồn vốn. Song, kể cả 20% khó khăn liên quan đến dòng vốn cũng bắt nguồn từ pháp lý. Nói cách khác, những vướng mắc về pháp lý là nguồn cơn dẫn đến nhiều khó khăn cho thị trường bất động sản nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng”, TS. Vũ Tiến Lộc, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phát biểu.

Diễn đàn Bất động sản mùa Xuân và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2022 - 2023
TS. Vũ Tiến Lộc, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phát biểu phát biểu tại diễn đàn.

TS. Vũ Tiến Lộc nói thêm, thị trường bất động sản có khả năng lan toả, dẫn dắt và tác động đến hơn 40 ngành nghề khác. Tuy nhiên, năm 2022 thị trường bất động sản đã phải chứng kiến sự suy giảm mạnh, cộng đồng doanh nghiệp phá sản, giải thể tăng đến 40%.

Nhận thấy được tình trạng khó khăn trên thị trường hiện nay, Chính phủ, Quốc Hội cũng đang cố gắng tháo gỡ những bất cập về pháp lý. Tuy nhiên, TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng, để thị trường nhanh chóng hồi phục, cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc hoàn thiện thể chế và vai trò của Nhà nước cũng cần phải thể hiện rõ ràng. Bởi đột phá về thể chế sẽ dẫn đường cho sự hồi sinh của thị trường bất động sản.

Phân tích về những khó khăn của thị trường bất động sản trong thời gian vừa qua, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia nhận định, năm 2022 là một năm “họa vô đơn chí” đối với nền kinh tế thế giới và cả Việt Nam do chịu ảnh hưởng bởi ba cơn gió ngược, gồm: Khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu; thị trường Trung Quốc đã mở cửa trở lại nhưng vẫn tăng trưởng chậm; thị trường tài chính tiền tệ toàn cầu bất ổn tương đối.

“Nếu không có giải pháp cho những cơn gió ngược này, chúng ta sẽ đánh mất khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm nay”, TS. Cấn Văn Lực lưu ý.

TS. Cấn Văn Lực cũng nhấn mạnh, bài toán về dòng vốn và vướng mắc về pháp lý đang là hai khó khăn lớn nhất cho thị trường bất động sản hiện nay. Trong đó, liên quan đến câu chuyên dòng vốn, chuyên gia này đánh giá dư địa cho vay bất động sản tại Việt Nam vẫn còn, vấn đề hiện nay là cấu trúc vốn của thị trường bất động sản đang bất hợp lý.

“Năm 2021 cấu trúc vốn là bình thường nhưng sang đến năm 2022 là bất bình thường khi vốn tín dụng cho bất động sản chiếm đến 74%, tăng khoảng 24% so với cuối năm 2021. Vì vậy, doanh nghiệp bất động sản cần cân đối lại cấu trúc nguồn vốn của để tránh lệ thuộc. Cụ thể, vốn tín dụng chỉ nên chiếm 40%”, TS. Cấn Văn Lực khẳng định.

Diễn đàn Bất động sản mùa Xuân và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2022 - 2023
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia.

Liên quan đến vấn đề thể chế, TS. Cấn Văn Lực cho biết, gần đây Chính phủ đang có rất nhiều động thái nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Mới đây nhất là Nghị định 08/2023 nhằm tháo gỡ cho trái phiếu doanh nghiệp. Sự ra đời của Nghị định thời điểm này là rất cần thiết nhằm tạo ra cơ sở pháp lý chắc chắn để giải quyết phần nào được những bài toán trước mắt, nổi bật là đáo hạn trái phiếu.

Doanh nghiệp vượt khó sẽ trở nên mạnh mẽ hơn

Chia sẻ tại Diễn đàn, chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh nhìn nhận, niềm tin sụt giảm, thanh khoản thấp là những khó khăn rất lớn đối với thị trường bất động sản hiện nay. Các doanh nghiệp bất động sản đang phải đối mặt nhiều “cơn bão” đổ về.

Tuy nhiên, thời gian tới cũng sẽ có một số tín hiệu tích cực để nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể đặt niềm tin, đó là lãi suất có khả năng sẽ giảm và Chính phủ cũng đang có những động thái hỗ trợ. Song, những động thái của Chính phủ cần phải rõ ràng, quyết liệt hơn nữa để đi đến hiệu quả thực chất.

“Tôi tin cái gì khó mà vượt qua được sẽ giúp các doanh nghiệp trở nên mạnh mẽ hơn”, TS. Ánh bày tỏ.

Đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp bất động sản, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, Chủ tịch HĐQT GP. Invest Nguyễn Quốc Hiệp cho rằng, doanh nghiệp nên biết tự lượng sức mình, phải biết khả năng của mình đến đâu, sức chịu đựng đến giới hạn nào mới có thể đi được đường dài. Đặc biệt với những khó khăn trên thị trường, đầu tiên, doanh nghiệp cần phải tự cứu mình như tiết giảm lại kênh đầu tư, mức đầu tư sao cho phù hợp với sức khỏe của mình.

Đối với riêng vấn đề trái phiếu, ông Nguyễn Quốc Hiệp nhìn nhận, Nghị định 08 mới đây ra đời khi thị trường đang ở mức “gay go” nhằm cứu thị trường khỏi sự sụp đổ. Tuy nhiên, Nghị định này chưa thể cứu được toàn bộ thị trường trái phiếu và niềm tin của nhà đầu tư. Đặc biệt, Nghị định chưa có những quy định cụ thể để bảo vệ được trái chủ một cách tốt nhất. Ngoài ra, nếu không xếp hạng tín nhiệm mà cho phát hành thì sẽ tạo một bước nguy hiểm hơn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Do đó, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam kiến nghị, để thị trường trái phiếu phát triển lành mạnh và đảm bảo an toàn cho các bên tham gia cần phải tính đến room phát hành, xem xét câu chuyện xếp hạng tín nhiệm cho nhà phát hành.

Dưới góc độ pháp lý, PGS. TS. Nguyễn Quang Tuyến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Luật Hà Nội nhận định, hiện nay, Chính phủ đã có những giải pháp tháo gỡ bất cập về pháp lý liên quan đến bất động sản bằng việc cùng một thời điểm tiến hành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014 - Ba đạo luật có tác động trực tiếp đến sự vận hành của thị trường bất động sản. Vì vậy, chúng ta có thể kỳ vọng thể chế chính sách sẽ hoàn thiện trong thời gian tới, từ đó thị trường bất động sản sẽ có cơ hội để hồi phục trở lại.

Tôn vinh nỗ lực “nhóm lửa trong băng” của cộng đồng doanh nghiệp

Diễn đàn Bất động sản mùa Xuân và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2022 - 2023
Vinh danh top 10 nhà phát triển Bất động sản tiềm năng nhất.

Cũng trong khuôn khổ chương trình Diễn đàn Bất động sản mùa Xuân lần thứ III, Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2022 - 2023 được tổ chức đã tôn vinh những nhà phát triển bất động sản, nhà cung cấp dịch vụ bất động sản uy tín và chuyên nghiệp; vinh danh các dự án bất động sản chất lượng trên các loại hình, phân khúc.

Lễ Vinh danh là hoạt động thường niên được của Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, dựa trên kết quả của chương trình bình chọn bởi độc giả trên hệ thống Reatimes.vn và Hội đồng bình chọn bao gồm các nhà báo, các chuyên gia kinh tế - luật - quy hoạch - kiến trúc - xây dựng - bất động sản hàng đầu của Việt Nam.

Lễ Vinh danh ghi nhận và tôn vinh tinh thần kiên định, chiến lược phát triển thích ứng với hoàn cảnh mới của các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam. Đó cũng là những thương hiệu có nhiều đóng góp, dẫn dắt thị trường bất động sản phát triển ngày càng minh bạch, lành mạnh, ổn định và đạt những đỉnh cao mới. Đồng thời, Lễ Vinh danh cũng truyền cảm hứng để các doanh nghiệp bất động sản nỗ lực xây dựng, kiến tạo nên những không gian sống hiện đại, văn minh tại mỗi đô thị Việt Nam.

“Chúng tôi hiểu rằng, mọi hoạt động bình chọn, vinh danh đều chỉ mang tính chất tương đối và không thể đánh giá hết được tất cả các thương hiệu trên thị trường bất động sản Việt Nam. Tuy nhiên, trên tinh thần khách quan, minh bạch, chúng tôi cho rằng, dù đâu đó còn những khiếm khuyết trong quá trình hoạt động thì các thương hiệu được vinh danh hôm nay vẫn hoàn toàn xứng đáng”, nhà báo Phạm Nguyễn Toan, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam khẳng định.

Cụ thể, các hạng mục vinh danh sẽ bao gồm Top 10 thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ dẫn đầu thị trường bất động sản năm 2022 - 2023 như: Nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam năm 2022; Nhà phát triển bất động sản tiềm năng nhất năm 2023; Nhà phát triển bất động sản công nghiệp tốt nhất năm 2022; Sàn giao dịch bất động sản tốt nhất năm 2022; Nhà cho vay bất động sản tốt nhất năm 2022; Nhà cung ứng dịch vụ bất động sản tốt nhất năm 2022; Khu đô thị đáng sống nhất năm 2022; Dự án chung cư cao cấp tốt nhất năm 2022; Dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tốt nhất năm 2022; Dự án đô thị và nhà ở tiềm năng nhất năm 2023; Dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tiềm năng nhất năm 2023.

Đáng chú ý, Tập đoàn Bất động sản Bcons có Dự án Bcons Miền Đông Top 5 dự án nhà ở xã hội và nhà ở đại chúng tốt nhất năm 2022; Dự án Bcons City – Top 10 dự án đô thị và nhà ở tiềm năng nhất năm 2023.

Diễn đàn Bất động sản mùa Xuân và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2022 - 2023
Bcons City cung cấp phố thương mại đi bộ quy mô lớn phục vụ cho thành phố Dĩ An.

Top 10 dự án chung cư cao cấp tốt nhất năm 2022 có Dự án Diamond Crown Hai Phòng, chủ đầu tư Hải Phòng Invest – Đơn vị Phát triển dự án: Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản DOJI LAND cũng là điểm nhấn được quan tâm.

Diễn đàn Bất động sản mùa Xuân và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2022 - 2023
Dự án Diamond Crown Hai Phòng, công trình biểu tượng về thiết kế kiến trúc của thành phố Hải Phòng.

Tại hạng mục Top 10 nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam 2022, Hội đồng bình chọn đã vinh danh 10 thương hiệu dẫn đầu, đó là Vinhomes; Sun Property; Masterise Homes; Tập đoàn Novaland; Tập đoàn Ecopark; Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Dojiland; T&T Group; Hưng Thịnh Land; Tập đoàn Geleximco; Tập đoàn Bất động sản Bcons.

Còn hạng mục Top 10 nhà phát triển bất động sản tiềm năng nhất năm 2023 bao gồm các đơn vị: Công ty Cổ phần bất động sản BIM; Sunshine Group; Công ty Cổ phần Bất động sản Tập đoàn Tân Á Đại Thành - Meyland; Công ty TNHH KN Cam Ranh; Công ty Cổ phần Tập đoàn MIKGroup Việt Nam; Flamingo Holding Group; Tập đoàn Gotec Land; Tập đoàn Bất động sản An Gia; Công ty Cổ phần Địa ốc Thăng Long; Danko Group.

Trong bối cảnh khó khăn, thách thức bủa vây, năm 2022 vẫn ghi dấu những doanh nghiệp chủ động tìm cơ hội, nỗ lực vượt khó để tiếp tục duy trì và khẳng định uy tín của thương hiệu, trách nhiệm với cộng đồng. Dù kết quả không được vẹn tròn như những năm trước nhưng nhờ sự tích cực và linh hoạt trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh cùng tư duy phát triển dài hạn, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã tận dụng được thời cơ để tái cơ cấu, chuyển mình, thích ứng với những biến động của thời cuộc.

Theo Kiến Tài/Báo Xây dựng
Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/dien-dan-bat-dong-san-mua-xuan-va-le-vinh-danh-thuong-hieu-bat-dong-san-dan-dau-nam-2022-2023-350699.html

Nổi bật trang chủ

VICEM chuyển lửa truyền thống từ đất Tổ vua Hùng

Địa phương báo cáo về phát triển nhà ở xã hội
Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5: Sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)
Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Đọc thêm

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Ngày 09/01/2024, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình, thôn Trung Am, xã Lý Học, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng, Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Bảo TP Hải Phòng đã long trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 438 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hơn 10 vạn người dân huyện Vĩnh Bảo, các tỉnh lân cận Hải Dương, Thái Bình đã về dự.
Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu phát triển toàn diện, trở thành trung tâm phát triển năng động, công nghiệp dịch vụ hiện đại, đô thị xanh, là khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Theo khảo sát của Cushman & Wakefield (Công ty Môi giới đầu tư BĐS toàn cầu), Việt Nam hiện đang đứng đầu trong danh sách lựa chọn của các nhà đầu tư toàn cầu về lĩnh vực công nghiệp logistics trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhờ vào nhiều ưu điểm kỹ thuật và chiến lược.
Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Sáng 06/01, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự Lễ khởi công Dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại phường Tràng Cát, quận Hải An, TP Hải Phòng. Với quy mô 4.300 căn, đây là dự án NƠXH đầu tiên có quy mô và hạ tầng tiện ích lớn nhất của Vinhomes tại Hải Phòng, góp phần an cư cho hàng chục nghìn người lao động địa phương.
Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Tiếp tục góp ý cho Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị với Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến quỹ phát triển đất. Theo HoREA, Dự thảo Luật hiện nay bỏ quy định về quỹ phát triển đất nên không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định của Luật Đất đai, lại vừa thiếu cơ chế để triển khai thực hiện Chương VIII về phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất.
Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 09/01/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, GTVT, TN&MT; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, liên quan đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách, hồ sơ xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và soạn thảo các văn bản quy định chi tiết Luật, Nghị định.
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Ngày 10/1, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai công tác năm 2024. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Sở Xây dựng Quảng Ninh đạt nhiều thành tích tốt đẹp trong năm 2023, đã đặt mục tiêu năm mới 2024 với thắng lợi mới. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh về kết quả công tác năm cũ được xác định là động lực cho năm mới; và năm mới với những mục tiêu then chốt mới.
Giấc mơ an cư

Giấc mơ an cư

Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo xây nhà phòng tránh lũ, lụt theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Hà Tĩnh đã tập trung triển khai với phương châm đúng đối tượng, đúng chế độ và thời gian quy định… mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc.
T&T Group hợp tác quản lý vận hành "chuẩn Nhật Bản" tại dự án T&T City Millennia Long An

T&T Group hợp tác quản lý vận hành "chuẩn Nhật Bản" tại dự án T&T City Millennia Long An

Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An (đơn vị trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T Group) và đối tác Nhật Bản – Tập đoàn Anabuki vừa ký kết hợp tác quản lý vận hành dự án T&T City Millennia tại Long An.
Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Theo khảo sát của Cushman & Wakefield (Công ty Môi giới đầu tư BĐS toàn cầu), Việt Nam hiện đang đứng đầu trong danh sách lựa chọn của các nhà đầu tư toàn cầu về lĩnh vực công nghiệp logistics trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhờ vào nhiều ưu điểm kỹ thuật và chiến lược.
Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Sáng 06/01, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự Lễ khởi công Dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại phường Tràng Cát, quận Hải An, TP Hải Phòng. Với quy mô 4.300 căn, đây là dự án NƠXH đầu tiên có quy mô và hạ tầng tiện ích lớn nhất của Vinhomes tại Hải Phòng, góp phần an cư cho hàng chục nghìn người lao động địa phương.
Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Tiếp tục góp ý cho Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị với Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến quỹ phát triển đất. Theo HoREA, Dự thảo Luật hiện nay bỏ quy định về quỹ phát triển đất nên không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định của Luật Đất đai, lại vừa thiếu cơ chế để triển khai thực hiện Chương VIII về phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất.
Địa phương báo cáo về phát triển nhà ở xã hội

Địa phương báo cáo về phát triển nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu báo cáo việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý thị trường BĐS và phát triển NƠXH từ năm 2015 - 2023.
Giấc mơ an cư

Giấc mơ an cư

Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo xây nhà phòng tránh lũ, lụt theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Hà Tĩnh đã tập trung triển khai với phương châm đúng đối tượng, đúng chế độ và thời gian quy định… mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc.
Thực hiện Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội: “Trợ lực” từ chính sách

Thực hiện Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội: “Trợ lực” từ chính sách

Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” (Đề án) được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 338/QĐ-TTg đã đi qua hơn nửa thời gian, tuy nhiên tổng số căn hộ hoàn thành tại các địa phương đạt tỷ lệ rất thấp so với kế hoạch đề ra. Vì vậy, để hoàn thành mục tiêu Đề án rất cần nhiều “trợ lực” từ chính sách.
Thị trường bất động sản: Kỳ vọng mới

Thị trường bất động sản: Kỳ vọng mới

Những điểm mới sửa đổi trong Luật Kinh doanh BĐS 2023 được nhiều chuyên gia, doanh nghiệp, nhà đầu tư... đánh giá: khi chính thức có hiệu lực sẽ có tác động tích cực đến thị trường địa ốc.
Luật Nhà ở 2023: Tạo đà thúc đẩy hoàn thành 1 triệu căn nhà ở xã hội

Luật Nhà ở 2023: Tạo đà thúc đẩy hoàn thành 1 triệu căn nhà ở xã hội

Việc Quốc hội thông qua Luật Nhà ở đã nhận được sự đánh giá rất cao của người dân, DN và các chuyên gia vì luật phù hợp thực tiễn, bảo đảm được tính đồng bộ, thống nhất của các quy định pháp luật. Đặc biệt lần này, Luật Nhà ở đã mở hơn về các điều kiện cơ chế nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội (NƠXH).
Vĩnh Long: Cần hơn 44.000 tỷ đồng phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025

Vĩnh Long: Cần hơn 44.000 tỷ đồng phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025

Sở Xây dựng Vĩnh Long vừa ban hành Tờ trình số 2931/TTr-SXD về việc phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, gửi UBND tỉnh Vĩnh Long. Theo Tờ trình này, Vĩnh Long cần 44.229 tỷ đồng đầu tư xây dựng phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025.
Để giải ngân nhanh gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Cần gỡ cơ chế

Để giải ngân nhanh gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Cần gỡ cơ chế

Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ (Chương trình) được triển khai từ tháng 4/2023 nhằm góp phần khơi thông thị trường bất động sản (BĐS), tạo động lực phát triển phân khúc nhà ở cho những người có thu nhập thấp. Tuy nhiên đến nay, kết quả giải ngân của Chương trình còn chậm, chưa được như kỳ vọng.
Tồn kho bất động sản chủ yếu ở phân khúc nhà ở riêng lẻ và đất nền dự án

Tồn kho bất động sản chủ yếu ở phân khúc nhà ở riêng lẻ và đất nền dự án

Theo số liệu báo cáo của 53/63 địa phương, lượng tồn kho bất động sản trong quý III/2023 gần 19 nghìn căn. Đồng thời, tỷ trọng tồn kho chủ yếu ở phân khúc bất động sản nhà ở riêng lẻ và đất nền của các dự án.
Cần cho phép nhà đầu tư được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Cần cho phép nhà đầu tư được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Tiếp tục góp ý cho Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi), tại Văn bản số 173/2023/CV- HoREA của Hiệp hội bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) gửi Ủy ban Thường vụ, Kinh tế, Pháp luật của Quốc hội và Bộ Tài nguyên và Môi trường, HoREA đề nghị sửa đổi điểm b khoản 1, điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều 128 để tạo điều kiện cho nhà đầu tư được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với các loại đất phù hợp quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở thương mại.
Tổng Công ty HUD khởi công dự án Nhà ở xã hội quy mô 280 căn hộ

Tổng Công ty HUD khởi công dự án Nhà ở xã hội quy mô 280 căn hộ

Ngày 21/12, Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội CT-05 (Lilya Garden) và CT-06 (Mimosa Garden) thuộc Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 (HUD Melinh Central) huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng hướng dẫn doanh nghiệp hạ giá thành bất động sản

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng hướng dẫn doanh nghiệp hạ giá thành bất động sản

Để có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Bộ Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp bất động sản cơ cấu lại phân khúc, hạ giá thành sản phẩm.
Bộ Xây dựng kiểm tra hoạt động quản lý nhà ở, kinh doanh bất động sản ở nhiều địa phương

Bộ Xây dựng kiểm tra hoạt động quản lý nhà ở, kinh doanh bất động sản ở nhiều địa phương

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND tỉnh Phú Yên, Phú Thọ và Bà Rịa - Vũng Tàu về việc cử Đoàn kiểm tra xuống các địa phương để kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý nhà ở, kinh doanh bất động sản giai đoạn 2016-2022. Mỗi địa phương, đoàn sẽ kiểm tra thực tế tại 10 dự án nhà ở, khu đô thị hoặc dự án bất động sản lớn.
Vài suy nghĩ về sàn giao dịch quyền sử dụng đất

Vài suy nghĩ về sàn giao dịch quyền sử dụng đất

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan, nghiên cứu thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất. Nhằm góp thêm góc nhìn về chủ trương này, TS. Luật sư Đoàn Văn Bình có bài viết đề cập tới cơ sở, mục tiêu, sự cần thiết, kinh nghiệm của một số nước từ đó đề xuất một số giải pháp liên quan. Báo Xây dựng trích đăng đầy đủ bài viết về nội dung đang được quan tâm này.
Năm Rồng, quyết liệt tạo đà  phát triển thị trường BĐS

Năm Rồng, quyết liệt tạo đà phát triển thị trường BĐS

Các Bộ, ngành và địa phương phải coi đây là một trong nhiệm vụ cấp bách, quan trọng cần tập trung giải quyết theo nguyên tắc vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải giải quyết, tuyệt đối không né tránh, đùn đẩy, sợ sai, sợ trách nhiệm.
Tuyên Quang: Phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2030

Tuyên Quang: Phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2030

Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Văn Sơn phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2045.
Những điểm mới trong Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tác động tích cực đến thị trường bất động sản

Những điểm mới trong Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tác động tích cực đến thị trường bất động sản

Cuối tháng 11 vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Cả 2 luật đều chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Đây sẽ là khung pháp lý quan trọng, với nhiều quy định tác động tốt hơn cho người mua nhà và chủ đầu tư.
Xem thêm