Phiên bản di động

Điện Biên: Vận dụng tốt các chính sách làm nhà ở cho đồng bào nghèo dân tộc thiểu số

Theo kết quả rà soát, Điện Biên là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao trong cả nước, đa phần là đồng bào các dân tộc thiểu số. Dù còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh Điện Biên đã vận dụng tốt và hiệu quả các chính sách, nguồn vốn để hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, tiến tới phấn đấu xóa toàn bộ nhà tạm, hư hỏng, dột nát.

Theo kết quả rà soát, Điện Biên là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao trong cả nước, đa phần là đồng bào các dân tộc thiểu số. Dù còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh Điện Biên đã vận dụng tốt và hiệu quả các chính sách, nguồn vốn để hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, tiến tới phấn đấu xóa toàn bộ nhà tạm, hư hỏng, dột nát.

Điện Biên: Vận dụng tốt các chính sách làm nhà ở cho đồng bào nghèo dân tộc thiểu số
Căn nhà mới được xây dựng theo nguồn vốn hỗ trợ từ CTMTQG về giảm nghèo bền vững.

Xây nhà ở cho đồng bào nghèo nơi “phên giậu” Tổ quốc

Điện Biên là tỉnh vùng cao nằm ở biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, nơi tập trung đông đúc đồng bào dân tộc thiểu số. Điện Biên có tới 7 huyện nghèo gồm: Mường Ảng, Mường Chà, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Nậm Pồ và Mường Nhé.

Theo rà soát của UBND tỉnh, toàn tỉnh Điện Biên có gần 7.450 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu hỗ trợ làm mới và sửa chữa. Cuộc sống của người dân đa phần còn thiếu thốn. Nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh hiện vẫn đang sinh sống trong ngôi nhà tạm bợ, diện tích chật hẹp, không có khả năng chống chịu với thiên tai, mưa bão. Điều này khiến cho người dân nghèo luôn mong mỏi sớm có được căn nhà mới khang trang và vững chắc.

Có thể thấy, thời gian qua, công tác xóa nhà tạm, xây nhà mới cho đồng bào khó khăn luôn được Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt. Cùng với nguồn lực của Nhà nước, các DN, tổ chức, cá nhân đã có nhiều hỗ trợ cho người nghèo.

Từ năm 2019 đến nay, nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, sự chung tay góp sức của các cấp chính quyền, tỉnh Điện Biên đã hỗ trợ xây dựng hơn 5.200 căn nhà cho các hộ nghèo. Trong đó, có 2.802 căn nhà được triển khai thực hiện theo chủ trương của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an phát động. Tiêu biểu như huyện Mường Nhé, là huyện đầu tiên được triển khai thực hiện hỗ trợ, đạt 1.140 ngôi nhà hoàn thành theo chương trình trong đó có 891 ngôi nhà hoàn toàn xây mới, 249 căn nhà sửa chữa cải tạo; huyện Nậm Pồ có 8/15 xã biên giới, đã có 613 ngôi nhà hoàn thành theo chương trình phối hợp này (589 ngôi nhà được xây dựng hoàn toàn mới, 24 nhà sửa chữa, cải tạo).

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều hộ nghèo còn ở trong các ngôi nhà dột nát, rất cần được hỗ trợ về nhà ở trong những năm tới. Xác định công tác này cần phải được đẩy mạnh hơn nữa, trong giai đoạn 2021 - 2025, cả hệ thống chính trị sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu xóa nhà tạm, xây nhà mới cho hộ nghèo.

Ở cấp Trung ương, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Ngay sau đó, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, phê duyệt các dự án thành phần với dự án 5 là hỗ trợ nhà ở cho hỗ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo.

Về phía các Bộ ngành, Bộ Xây dựng đã phối hợp với Bộ LĐTB&XH và các ngành liên quan, khẩn trương ban hành Thông tư số 01/2022/TT-BXD ngày 30/6/2022 hướng dẫn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; có hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương triển khai kế hoạch và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023 thực hiện hiệu quả Chương trình này.

Không chỉ có Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, ngày 25/4/2023, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã ban hành Đề án số 09/ĐA-MTTQ-BTT vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo dành cho tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ…

Huy động mọi nguồn lực cùng thực hiện

Nhằm thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Điện Biên đã nhanh chóng vào cuộc, huy động mạnh mẽ các nguồn lực cùng tham gia. Tỉnh Điện Biên đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo việc rà soát, thẩm định, phê duyệt danh sách hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu hỗ trợ nhà ở; chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở LĐTB&XH và các Sở, ban ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện.

Điện Biên: Vận dụng tốt các chính sách làm nhà ở cho đồng bào nghèo dân tộc thiểu số
Không chỉ nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền, các hộ nghèo còn nhận được sự giúp đỡ từ bà con hàng xóm.

Chính quyền tỉnh Điện Biên đã ban hành Kế hoạch số 2000/KH-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 1987/QĐ-UBND ngày 22/10/2022 phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Tỉnh Điện Biên xác định, xóa đói, giảm nghèo vừa là nhiệm vụ chính trị, vừa là chính sách xã hội cơ bản mang tính nhân văn sâu sắc; là chương trình, mục tiêu để thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Việc các bên tham gia hỗ trợ về nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn là cần thiết, nhằm tạo điều kiện giúp các hộ ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo; có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai.

Với Đề án số 09/ĐA-MTTQ-BTT của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tỉnh ủy tỉnh Điện Biên đã ban hành kế hoạch chỉ đạo và thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, thành lập các Tổ giúp việc Ban chỉ đạo để triển khai thực hiện đề án kịp thời, hiệu quả trên địa bàn toàn tỉnh.

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đã đồng loạt triển khai và đẩy nhanh tiến độ làm nhà cho hộ nghèo theo 2 nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Ðề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ.

Theo đó, đối với các hộ nghèo nhà xây mới sẽ được hỗ trợ 50 triệu đ/hộ, còn sửa chữa nhà được hỗ trợ 30 triệu đ/hộ. Kết quả, theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, số hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở (hộ được hỗ trợ xây mới, hộ được hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp nhà ở) tính đến tháng 7/2023 là 342 hộ. Số hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở (hộ được hỗ trợ xây mới, hộ được hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp nhà ở) là 18 hộ.

Nhiều ngôi nhà của bà con dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn của tỉnh đã được xây dựng mới. Các hộ xây dựng nhà đều bảo đảm theo đúng 3 mẫu nhà điển hình do Sở Xây dựng hướng dẫn với diện tích sử dụng tối thiểu là 30 m2, đảm bảo “3 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng). Riêng tại huyện Mường Nhé, các căn nhà đều được xây dựng theo đúng thiết kế do Bộ Công an đề xuất với diện tích 36 m2.

Gia đình bà Lù Thị Hé là hộ nghèo sinh sống tại bản Cói Bánh, xã Ảng Cang, huyện Mường Ảng. Vì khó khăn, con trai, con dâu của bà đều đã đi làm ăn xa để kiếm sống, chỉ còn hai bà cháu sống cùng nhau trong căn nhà tạm chật hẹp, dột nát trong nhiều năm qua. Thông qua chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, gia đình bà Lù Thị Hé đã xây dựng được căn nhà cấp 4 rộng rãi, lợp mái tôn chắc chắn.

“Từ khi có nhà mới, mọi sinh hoạt trong gia đình đều thuận lợi. Các con của tôi cũng vì thế mà yên tâm đi làm ăn xa, kiếm thêm thu nhập nuôi sống gia đình. Cảm ơn Đảng, Nhà nước và chính quyền đã luôn quan tâm đến cuộc sống của những người dân, mà đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số chúng tôi” - bà Hé nói.

Còn theo báo cáo của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, tỉnh đã tiếp nhận số tiền 63,734 tỷ đồng từ Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương, các tổ chức, DN ngoài tỉnh. Ngoài ra, tiếp nhận từ các tổ chức, DN, cán bộ, công chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn tỉnh, với số tiền trên 2,9 tỷ.

Điện Biên: Vận dụng tốt các chính sách làm nhà ở cho đồng bào nghèo dân tộc thiểu số
Những ngôi nhà mới khang trang, vững chắc đem đền niềm vui, hạnh phúc cho những đứa trẻ và người dân của tỉnh Điện Biên.

Từ số tiền tiếp nhận, Ban chỉ đạo tỉnh đã tổ chức phân bổ 98,1 tỷ, tương đương với 1.962 căn nhà về 10/10 huyện, thị xã, thành phố để triển khai hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo làm nhà. Vừa qua, tỉnh Điện Biên đã đồng loạt tổ chức khởi công xây dựng nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo toàn tỉnh theo nguyên tắc “Cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tự làm nhà” khiến Nhân dân càng thêm phấn khởi.

Có thể thấy, chính quyền địa phương và các Sở, ban ngành của tỉnh Điện Biên đã luôn hỗ trợ, đồng hành cùng người dân trên địa bàn. Những ngôi nhà được xây từ tình yêu thương, sự quan tâm đã và đang giúp nhiều hộ nghèo hoàn thành giấc mơ an cư lạc nghiệp, ổn định.

Xóa nhà tạm, xây nhà mới cho đồng bào dân tộc thiểu số - nhiệm vụ quan trọng

Trong giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Điện Biên dự kiến vẫn còn hơn 3.400 hộ cần được hỗ trợ xây mới, hơn 800 hộ cần được sửa chữa nhà ở theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều người dân cần được quan tâm, giúp đỡ để vươn lên. Do đó, tỉnh Điện Biên đề nghị Đảng và Nhà nước tiếp tục có thêm nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt là về nhà ở; tạo điều kiện cho địa phương xóa nhà cũ, xây nhà mới cho người nghèo.

Đồng thời, tỉnh đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương sớm hoàn thiện các thể chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo tổng hợp báo cáo, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền; tiếp tục quan tâm hỗ trợ tỉnh Điện Biên tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển.

Tỉnh đề nghị các Bộ, ngành Trung ương kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung các Thông tư, văn bản hướng dẫn cụ thể làm cơ sở để triển khai các nội dung liên quan đến các Chương trình mục tiêu quốc gia; quan tâm bố trí nguồn vốn để thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa các huyện nghèo tỉnh Điện Biên thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 đảm bảo theo quy định.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh; cùng phối hợp với tỉnh thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Đề án vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo.

Địa phương sẽ nhanh chóng đẩy mạnh các hoạt động chăm lo đời sống cho các hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; cùng đồng lòng thực hiện tốt việc xóa nhà tạm, xây những ngôi nhà mới khang trang cho người dân.

Theo Yến Mai/Báo Xây dựng
Link gốc:

Nổi bật trang chủ

Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)

Luật Nhà ở (sửa đổi) có chất lượng tốt nhất trong hơn 30 năm qua
Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam: Bộ Xây dựng thống nhất đầu tư theo kịch bản 3
Dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn: Trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7

Đọc thêm

Ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh tại Lễ khai mạc Triển lãm quốc tế về máy móc, công nghệ và vật liệu ngành Gốm sứ 2023 (Triển lãm Asean Ceramics 2023) diễn ra tại Hà Nội, ngày 28/11. Triển lãm kéo dài trong 3 ngày, từ 28/11 đến 30/11.
Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Ngày 28/11, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định đồ án Quy hoạch chung đô thị Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045. Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn chủ trì Hội nghị.
Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Hồ chứa nước Yên Ngựa (xã Cư Êwi, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), đến nay đã hết thời hạn thi công. Tuy nhiên, đến nay công trình vẫn thi công “nhỏ giọt”, khối lượng thi công đạt thấp, khiến dư luận hoài nghi về năng lực của chủ đầu tư dự án.
Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Với lợi thế quỹ đất lớn và được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, huyện Yên Phong - Bắc Ninh đang nổi lên như một “địa điểm vàng” thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư bất động sản.
Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đến nay vẫn chưa thể an cư tại nơi ở mới. Khu tái định cư của dự án này hiện vẫn là những khoảng đất trống, chưa hoàn thiện hạ tầng.
Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Đến nơi ở mới, nhà cửa khang trang nhưng lại không có đất sản xuất, người dân lại quay về chỗ ở cũ, để lại khu tái định cư Raly - Rào đìu hiu, thưa bóng người, nhà cửa đã có dấu hiệu xuống cấp…
Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, huyện Sông Mã (Sơn La) đang tập trung mọi nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí về thực hiện chương trình nông thôn mới (NTM). Nhờ đó, vùng đất biên giới ngày càng thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Đồng Nai đang nỗ lực triển khai các công trình trọng điểm trên địa bàn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tỉnh đã gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án, nhất là việc cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp.
Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Mặc dù đã có những bước tiến trong việc phát triển sản xuất vật liệu xây dựng cả về lượng lẫn về chất, nhưng ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở địa bàn tỉnh Quảng Trị còn những hạn chế cần khắc phục.
Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Khi thực hiện di dời trong chương trình chỉnh trang đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh, các hộ gia đình đang có nhà trên và ven kênh rạch, sẽ được thuê hoặc mua nhà ở xã hội, góp phần ổn định cuộc sống của người dân.
Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Đến nơi ở mới, nhà cửa khang trang nhưng lại không có đất sản xuất, người dân lại quay về chỗ ở cũ, để lại khu tái định cư Raly - Rào đìu hiu, thưa bóng người, nhà cửa đã có dấu hiệu xuống cấp…
Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, huyện Sông Mã (Sơn La) đang tập trung mọi nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí về thực hiện chương trình nông thôn mới (NTM). Nhờ đó, vùng đất biên giới ngày càng thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Khi thực hiện di dời trong chương trình chỉnh trang đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh, các hộ gia đình đang có nhà trên và ven kênh rạch, sẽ được thuê hoặc mua nhà ở xã hội, góp phần ổn định cuộc sống của người dân.
Hương Sơn (Hà Tĩnh): Tập trung xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và khu dân cư kiểu mẫu

Hương Sơn (Hà Tĩnh): Tập trung xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và khu dân cư kiểu mẫu

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng sự đồng thuận của nhân dân, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang tập trung chỉ đạo nhân dân, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí khu dân cư nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu và xã NTM nâng cao, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
Quảng Nam: Thành phố Tam Kỳ đưa nông thôn mới kiểu mẫu gắn với hình thành phát triển đô thị

Quảng Nam: Thành phố Tam Kỳ đưa nông thôn mới kiểu mẫu gắn với hình thành phát triển đô thị

Phó Chủ tịch UBND thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) Nguyễn Minh Nam cho biết, chương trình nông thôn mới đã đi vào chiều sâu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố.
Hải Phòng: Vận động người dân tháo dỡ “chuồng cọp”

Hải Phòng: Vận động người dân tháo dỡ “chuồng cọp”

Chiều 23/11, ông Nguyễn Đức Thọ - Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng kiểm tra thực địa và nghe báo cáo về công tác tháo dỡ lồng sắt, chuồng cọp, nhằm đảm bảo an toàn về công tác chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại các chung cư và nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn.
Việt Yên (Bắc Giang): Vượt nắng, thắng mưa, đẩy nhanh tiến độ

Việt Yên (Bắc Giang): Vượt nắng, thắng mưa, đẩy nhanh tiến độ

Xác định các công trình trọng điểm góp phần quan trọng tạo nên diện mạo, sức sống, sức bền, sức vươn của Việt Yên (Bắc Giang) trong tương lai, thời gian qua, huyện đã tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ các công trình điểm nhấn đô thị, góp phần nâng tầm Việt Yên trở thành thị xã trước năm 2025.
Hà Nam: Đi đầu trong công tác xây dựng nông thôn mới

Hà Nam: Đi đầu trong công tác xây dựng nông thôn mới

Là địa phương thứ 4 của cả nước được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, tỉnh Hà Nam tiếp tục thực hiện nhiều mục tiêu quan trọng và đạt những kết quả nổi bật. Hiện 100% các xã và đơn vị cấp huyện trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM với thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn 6 tháng đầu năm đạt 55 triệu đồng, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt gần 90%...
Sơn La triển khai thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn

Sơn La triển khai thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn

Theo kế hoạch, trong năm 2023, Sở Xây dựng Sơn La sẽ phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương thực hiện hỗ trợ về nhà ở giai đoạn 2021-2025 cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.
Dự án thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành: Xem xét bố trí nguồn vốn

Dự án thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành: Xem xét bố trí nguồn vốn

Chiều 21/11, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Uỷ ban Kinh tế tổ chức phiên họp toàn thể thẩm tra Tờ trình 643 ngày 18/11/2023 của Chính phủ về nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Dự án thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.
Tổng công ty LILAMA: Hoàn thành nhiều mốc tiến độ  theo hợp đồng

Tổng công ty LILAMA: Hoàn thành nhiều mốc tiến độ theo hợp đồng

Hội đồng thi đua khen thưởng Tổng công ty LILAMA vừa phối hợp với Công đoàn Tổng công ty và Ban dự án điện Vũng Áng 2 tổ chức Lễ tổng kết phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Xây dựng Việt Nam (29/4/1958 - 29/4/2023); hưởng ứng tháng An toàn, vệ sinh lao động; tháng Công nhân 2023 và Đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Vĩnh Phúc: Phúc Yên hướng đến đô thị loại II

Vĩnh Phúc: Phúc Yên hướng đến đô thị loại II

Trải qua 118 năm hình thành và phát triển (1905 - 2023), thành phố Phúc Yên (Vĩnh Phúc) đã và đang giữ vai trò là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, phấn đấu xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh.
Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Khơi sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Khơi sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu trên địa bàn huyện Vĩnh Tường luôn nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng, tham gia tích cực của nhân dân.
Bắc Giang lan tỏa xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Bắc Giang lan tỏa xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Vài năm trở lại đây, tỉnh Bắc Giang vươn mình phát triển mạnh mẽ, trở thành địa phương có mức tăng trưởng kinh tế đứng tốp đầu cả nước. Song song với thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, Bắc Giang còn đặc biệt chú trọng xây dựng nông thôn mới, từ đó đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Đẩy nhanh tiến độ dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực thành phố Hải Dương

Đẩy nhanh tiến độ dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực thành phố Hải Dương

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản yêu cầu UBND thành phố Hải Dương và các Sở, ngành liên quan tập trung tháo gỡ các vướng mắc tại dự án để đẩy nhanh tiến độ triển khai các gói thầu, đặc biệt là các gói thầu đang bị chậm.
Đình Lập (Lạng Sơn): Triển khai đồng bộ, quyết liệt trong công tác xây dựng nông thôn mới

Đình Lập (Lạng Sơn): Triển khai đồng bộ, quyết liệt trong công tác xây dựng nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) được cấp ủy chính quyền các cấp huyện Đình Lập quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt, nhất là đối với xã phấn đấu đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 8/10 xã đạt chuẩn NTM, 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, bình quân mỗi xã trên địa bàn huyện đạt 14,8 tiêu chí NTM.
Lào Cai: Người dân mong mỏi chờ hỗ trợ từng ngày

Lào Cai: Người dân mong mỏi chờ hỗ trợ từng ngày

Đã hơn 1 tháng kể từ ngày xảy ra trận lũ ống gây hậu quả nghiêm trọng ở xã Liên Minh (thị xã Sa Pa), người dân vẫn đang mong mỏi chờ đợi sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương để sớm ổn định chỗ ở và tái sản xuất.
Cần phát triển công viên, cây xanh đô thị đáp ứng nhu cầu xã hội

Cần phát triển công viên, cây xanh đô thị đáp ứng nhu cầu xã hội

Sáng 07/11, tại Ninh Bình, Bộ Xây dựng phối hợp với Tổ chức HealthBridge Canada tổ chức Hội thảo tham vấn về chính sách quản lý phát triển công viên, cây xanh đô thị.
Nam Định: Công nhận thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Nam Định: Công nhận thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Các xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu về lĩnh vực y tế, giáo dục là xã Xuân Phương, Xuân Tiến, Xuân Hồng (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định).
T&T Group gia hạn thời gian tham gia cuộc thi sáng tạo ý tưởng, thiết kế ấn phẩm Xuân 2024

T&T Group gia hạn thời gian tham gia cuộc thi sáng tạo ý tưởng, thiết kế ấn phẩm Xuân 2024

Cuộc thi “Sáng tạo ý tưởng, thiết kế Ấn phẩm Xuân 2024” được Tập đoàn T&T Group quyết định gia hạn thời gian nhận tác phẩm dự thi đến hết 24h giờ ngày 15/11/2023. Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi này lên tới 500 triệu đồng.
Xem thêm