Phiên bản di động

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW: 5 nhóm nhiệm vụ, 33 nhiệm vụ cụ thể

Ngày 11/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký ban hành Nghị quyết số 148/NQ–CP Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW: 5 nhóm nhiệm vụ, 33 nhiệm vụ cụ thể
Nghị quyết số 06-NQ/TW đặt mục tiêu tỷ lệ đô thị hoá toàn quốc đến năm 2025 đạt tối thiểu 45% và đến năm 2030 đạt trên 50%.

Cụ thể hóa Nghị quyết 06-NQ/TW

Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW (sau đây gọi tắt là Chương trình) có 4 mục tiêu chính. Thứ nhất là xây dựng và ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thống nhất trong công tác chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức quán triệt sâu rộng các nội dung và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TW, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của lãnh đạo các ngành, các cấp đối với công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý phát triển đô thị hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Thứ hai là cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu tại Nghị quyết 06-NQ/TW bằng các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực của Chính phủ gắn với kế hoạch tổ chức thực hiện theo lộ trình cụ thể nhằm đạt được mục tiêu của Nghị quyết.

Thứ ba là phát huy vai trò kiến tạo, điều phối của Chính phủ theo nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng, tập trung, dân chủ.

Thứ tư là phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể của Nghị quyết 06-NQ/TW. Trong đó, tỷ lệ đô thị hoá toàn quốc đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%, đến năm 2030 đạt trên 50%. Số lượng đô thị toàn quốc đến năm 2025 khoảng 950 - 1.000 đô thị, đến năm 2030 khoảng 1.000 - 1.200 đô thị. Đến năm 2025, 100% các đô thị hiện có và đô thị mới có quy hoạch tổng thể, quy hoạch phân khu, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị.

Đến năm 2030, hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa cấp đô thị tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN.

Kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP cả nước khoảng 75% vào năm 2025 và khoảng 85% vào năm 2030. Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ phấn đấu xây dựng mạng lưới đô thị thông minh trung tâm cấp quốc gia và cấp vùng kết nối quốc tế với 3 - 5 đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế vào năm 2030.

Tầm nhìn đến năm 2045, tỷ lệ đô thị hoá của nước ta thuộc nhóm trung bình cao của khu vực ASEAN và châu Á; hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền, có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh; xây dựng được ít nhât 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW: 5 nhóm nhiệm vụ, 33 nhiệm vụ cụ thể
Một trong các nhóm nhiệm vụ của Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW là đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch

Để hoàn thành các mục tiêu cụ thể của Nghị quyết 06-NQ/TW, tại Nghị quyết số 148/NQ–CP, Chính phủ đã đề ra 5 nhóm nhiệm vụ và 33 nhiệm vụ cụ thể.

Trong đó, nhóm nhiệm vụ thứ nhất là thống nhất nhận thức, hành động về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam. Các cơ quan chức năng ở các cấp cần tổ chức quán triệt và thực hiện tuyên truyền, giáo dục, vận động sâu rộng trong toàn xã hội về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Nhóm nhiệm vụ thứ hai là nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững. Trong nhóm nhiệm vụ này có 4 nhiệm vụ cụ thể. Thứ nhất là tổ chức lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ hai là tổ chức rà soát, điều chỉnh hoặc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy chế quản lý kiến trúc. Thứ ba là tổng kết, đánh giá mô hình Ban chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, vùng thành phố Hồ Chí Minh và mô hình tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; đề xuất mô hình quản lý vùng đô thị phù họp cho giai đoạn 2022 – 2030. Thứ tư là tổ chức lập Quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại

Nhóm nhiệm vụ thứ ba của Chương trình là đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong nhóm nhiệm vụ này có 14 nhiệm vụ cụ thể.

Thứ nhất là tổ chức rà soát, điều chỉnh hoặc lập, thẩm định, phê duyệt chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và chương trình phát triển đô thị từng đô thị. Thứ hai là đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội các đô thị. Thứ ba là cải tạo, chỉnh trang các đô thị vừa và lớn từ loại III trở lên. Thứ tư là thí điểm thực hiện các dự án tái thiết đô thị và nghiên cứu đề xuất thí điểm các mô hình đột phá, đổi mới sáng tạo. Thứ năm là đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp vùng, liên vùng. Thứ sáu là đầu tư phát triển đảm bảo an sinh nhà ở. Thứ bảy là xây dựng, phát triển đô thị thông minh.

Thứ tám là xây dựng, phát triển đô thị có năng lực chống chịu, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển các công trình xanh, khu đô thị xanh trong đô thị, đảm bảo chất lượng môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và tăng trưởng xanh. Thứ chín là tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đối với các khu vực nông thôn đô thị hóa. Thứ mười là rà soát tổng thể, sắp xếp lại các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở tại các đô thị. Thứ mười một là hạn chế xe cá nhân và khuyến khích các phương tiện giao thông công cộng, thân thiện môi trường. Thứ mười hai là giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị. Thứ mười ba là đề xuất các biện pháp kiểm soát, cải thiện chất lượng không khí. Thứ mười bốn là mô hình bảo đảm phát triển hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở tại đô thị.

Rà soát, xây dựng và sửa đổi 9 bộ Luật

Nhóm nhiệm vụ thứ tư của Chương trình là xây dựng các nhiệm vụ, đề án chuyên ngành. Trong nhóm nhiệm vụ này có 4 nhiệm vụ cụ thể, đó là sơ kết việc thực hiện tổ chức mô hình chính quyền đô thị theo các Nghị quyết của Quốc hội; Xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển đô thị; Rà soát quy hoạch về giao thông bảo đảm thông suốt và liên kết vùng; Nghiên cứu mô hình bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quản lý đô thị.

Cuối cùng, nhóm nhiệm vụ thứ năm là xây dựng các cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm 11 nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, 9 nhiệm vụ đầu là nghiên cứu, rà soát và xây dựng 9 bộ Luật, bao gồm: Luật điều chỉnh về Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật điều chỉnh về quản lý và phát triển đô thị; Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật điều chỉnh về cấp, thoát nước; Luật điều chỉnh về quản lý không gian ngầm; Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi, bổ sung); Luật Việc làm (sửa đổi) và Luật Đất đai (sửa đổi). Hai nhiệm vụ cuối cùng là rà soát, sửa đổi bổ sung hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững và nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù.

Theo nội dung Nghị quyết số 148/NQ–CP, Bộ Xây dựng sẽ là cơ quan đầu mối phối hợp các Bộ, ngành và địa phương, tổng hợp đề xuất, xây dựng Chương trình Quốc gia về xây dựng, cải tạo, chỉnh trang tái thiết đô thị và phát triển đô thị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ nhu cầu cần Trung ương hỗ trợ để hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu về phát triển đô thị đề ra tại Nghị quyết số 06-NQ/TW.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng phải phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các địa phương trong bố trí, vận động thu hút đa dạng hóa nguồn lực để thống nhất thực hiện đầu tư có trọng tâm trọng điểm, đảm bảo đạt được mục tiêu Chương trình hành động đề ra; điều phối, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu theo yêu cầu của Nghị quyết số 06-NQ/TW tại các tỉnh, thành phố; hướng dẫn các địa phương thực hiện Chương trình hành động, tổng hợp các kiến nghị, đề xuất để báo cáo cấp có thẩm quyền.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị:

Việc thực hiện thành công các Chương trình hành động triển khai Nghị quyết 06-NQ/TW sẽ là cơ hội thúc đẩy quá trình đô thị hóa nhanh và nâng cao chất lượng đô thị trên phạm vi cả nước, nâng tầm phát triển và xây dựng các thương hiệu đô thị Việt Nam trong khu vực, hoàn thành mục tiêu đóng góp vào sự phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu, giữ gìn và phát huy bản sắc đô thị mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết số 06-NQ/TW đã đề ra.

15 chỉ tiêu cụ thể về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đến năm 2045 trên 45% và trên 50% vào năm 2030

- Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đến năm 2025 đạt 1.5 % - 1.9% và đến năm 2030 đạt 1,9% - 2,3%

- Số lượng đô thị toàn quốc vào năm 2025 khoảng 950- 1.000 và đến năm 2030 khoảng 1.000- 1.200

- Tỷ lệ đô thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hoá cấp đô thị đạt 100% vào năm 2025.

- Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đô thị đạt 100% vào năm 2025.

- Tỷ lệ các đô thị hiện có và đô thị mới có chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị đạt 100% vào năm 2025.

- Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt tỷ lệ 11% – 16% vào năm 2025 và 16-26% vào năm 2030

- Diện tích cây xanh đô thị bình quân trên mỗi người dân đô thị đạt 6-8m2/người vào năm 2025 và 8-10m2/người vào năm 2030

- Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị trên 28m2/người vào năm 2025 và trên 32m2/người vào năm 2030

- Tỷ lệ phủ kín hạ tầng mạng băng rộng cáp quang đến các hộ gia đình trên 80% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030

- Tỷ lệ dân số trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 80% vào năm 2025 và trên 100% vào năm 2030

- Đóng góp kinh tế khu vực đô thị vào GDP cả nước đạt trên 75% vào năm 2025 và trên 85% vào năm 2030

- Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của các đô thị trực thuộc Trung ương đạt 25%-30% vào năm 2025 và 35%-40% vào năm 2030

- Số lượng đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế 3-5 đô thị

- Hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa cấp đô thị tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN

Theo Hữu Mạnh/Báo Xây dựng
Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/chuong-trinh-hanh-dong-cua-chinh-phu-thuc-hien-nghi-quyet-so-06-nqtw-5-nhom-nhiem-vu-33-nhiem-vu-cu-the-343826.html

Nổi bật trang chủ

VICEM chuyển lửa truyền thống từ đất Tổ vua Hùng

Địa phương báo cáo về phát triển nhà ở xã hội
Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5: Sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)
Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Đọc thêm

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Ngày 09/01/2024, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình, thôn Trung Am, xã Lý Học, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng, Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Bảo TP Hải Phòng đã long trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 438 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hơn 10 vạn người dân huyện Vĩnh Bảo, các tỉnh lân cận Hải Dương, Thái Bình đã về dự.
Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu phát triển toàn diện, trở thành trung tâm phát triển năng động, công nghiệp dịch vụ hiện đại, đô thị xanh, là khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Theo khảo sát của Cushman & Wakefield (Công ty Môi giới đầu tư BĐS toàn cầu), Việt Nam hiện đang đứng đầu trong danh sách lựa chọn của các nhà đầu tư toàn cầu về lĩnh vực công nghiệp logistics trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhờ vào nhiều ưu điểm kỹ thuật và chiến lược.
Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Sáng 06/01, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự Lễ khởi công Dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại phường Tràng Cát, quận Hải An, TP Hải Phòng. Với quy mô 4.300 căn, đây là dự án NƠXH đầu tiên có quy mô và hạ tầng tiện ích lớn nhất của Vinhomes tại Hải Phòng, góp phần an cư cho hàng chục nghìn người lao động địa phương.
Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Tiếp tục góp ý cho Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị với Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến quỹ phát triển đất. Theo HoREA, Dự thảo Luật hiện nay bỏ quy định về quỹ phát triển đất nên không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định của Luật Đất đai, lại vừa thiếu cơ chế để triển khai thực hiện Chương VIII về phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất.
Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 09/01/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, GTVT, TN&MT; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, liên quan đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách, hồ sơ xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và soạn thảo các văn bản quy định chi tiết Luật, Nghị định.
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Ngày 10/1, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai công tác năm 2024. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Sở Xây dựng Quảng Ninh đạt nhiều thành tích tốt đẹp trong năm 2023, đã đặt mục tiêu năm mới 2024 với thắng lợi mới. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh về kết quả công tác năm cũ được xác định là động lực cho năm mới; và năm mới với những mục tiêu then chốt mới.
Giấc mơ an cư

Giấc mơ an cư

Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo xây nhà phòng tránh lũ, lụt theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Hà Tĩnh đã tập trung triển khai với phương châm đúng đối tượng, đúng chế độ và thời gian quy định… mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc.
VICEM chuyển lửa truyền thống từ đất Tổ vua Hùng

VICEM chuyển lửa truyền thống từ đất Tổ vua Hùng

“VICEM cần nâng cao năng lực phân tích, dự báo thị trường để xây dựng kịch bản sản xuất và chạy lò hiệu quả nhất. Triển khai Đề án sắp xếp, tái cơ cấu Tổng công ty giai đoạn 2021 - 2025, chú ý xác định cơ cấu phù hợp thực lực của Tổng công ty và thị trường”, đó là phát biểu chỉ đạo của Thứ trưởng Bùi Xuân Dũng tại Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023 và Kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống ngành Xi măng Việt Nam, do Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) tổ chức ngày 08/01, tại Phú Thọ.
Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách, hồ sơ xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và soạn thảo các văn bản quy định chi tiết Luật, Nghị định.
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Ngày 10/1, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai công tác năm 2024. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5: Sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)

Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5: Sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)

Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thứ 29, là phiên họp thường kỳ đầu tiên trong năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất một số nội dung trọng tâm cho Kỳ họp bất thường lần thứ 5.
Hoàn thiện thể chế ngành Xây dựng

Hoàn thiện thể chế ngành Xây dựng

Nhằm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong năm tới, Cục, Vụ thuộc Bộ đã có những đề xuất, kiến nghị với các đơn vị, địa phương.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Xây dựng Luật và phát triển nhà ở xã hội

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Xây dựng Luật và phát triển nhà ở xã hội

Nhận định năm 2024 tiếp tục là một năm khó khăn đối với ngành Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh 3 nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện tốt để hoàn thành kế hoạch đề ra, gồm: Xây dựng thể chế pháp luật; Quy hoạch, phát triển đô thị; Phát triển nhà ở, nhất là nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp và quản lý thị trường BĐS, đảm bảo phát triển lành mạnh, ổn định.
Dấu ấn ngành Xây dựng năm 2023

Dấu ấn ngành Xây dựng năm 2023

Năm 2023, ngành Xây dựng đối diện với thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn vẫn nhiều hơn. Bằng sự quyết tâm chỉ đạo của Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Xây dựng, các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ, các DN trong Ngành tập trung, nỗ lực thực hiện các chương trình, kế hoạch và đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Tốc độ tăng trưởng ngành Xây dựng ước đạt 7,3 - 7,5%. Cùng Báo Xây dựng nhìn lại thành quả đạt được của ngành Xây dựng trong năm 2023 qua một số dấu ấn quan trọng, nổi bật.
Đến năm 2025, xây dựng Mộc Châu thành Khu du lịch quốc gia

Đến năm 2025, xây dựng Mộc Châu thành Khu du lịch quốc gia

Ngày 27/12, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đã chủ trì Hội nghị thẩm định Nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2045.
58 đồ án xuất sắc được trao giải tại Giải thưởng Loa Thành lần thứ 35

58 đồ án xuất sắc được trao giải tại Giải thưởng Loa Thành lần thứ 35

Ngày 25/12, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia (Hà Nội) đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Loa Thành lần thứ 35. Giải thưởng do Bộ Xây dựng, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Kiến trúc sư Việt Nam phối hợp tổ chức.
Hội đồng chấp thuận kết quả nghiệm thu của Chủ đầu tư đối với dự án Mỹ Thuận 2

Hội đồng chấp thuận kết quả nghiệm thu của Chủ đầu tư đối với dự án Mỹ Thuận 2

Ngày 21/12, tại Vĩnh Long, Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng (Hội đồng) tiến hành kiểm tra công tác nghiệm thu Dự án thành phần đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Ngành Xây dựng năm 2024: Tập trung xây dựng thể chế pháp luật và phát triển nhà ở xã hội

Ngành Xây dựng năm 2024: Tập trung xây dựng thể chế pháp luật và phát triển nhà ở xã hội

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong năm 2023, nhưng ngành Xây dựng vẫn có tốc độ tăng trưởng ước đạt 7,3% - 7,5%, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong năm nay. Hướng đến năm 2024, Bộ Xây dựng đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 6,5% - 7% và hoàn thành một số nhiệm vụ quan trọng như xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn…
T&T Group hợp tác với Hiệp hội Golf Việt Nam khánh thành Học viện T&T Golf Academy

T&T Group hợp tác với Hiệp hội Golf Việt Nam khánh thành Học viện T&T Golf Academy

Hôm nay (26/12), Tập đoàn T&T Group đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Hiệp hội Golf Việt Nam (VGA) và chính thức ra mắt Học viện T&T Golf Academy - Học viện golf đầu tiên có sự bảo trợ của VGA.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng nhận Bằng khen của JICA

Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng nhận Bằng khen của JICA

Ngày 19/12, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao tặng Bằng khen của Cơ quan Hợp tác Quốc tế JICA cho nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, vì những đóng góp của ông trong lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng nói riêng và cho ngành Xây dựng nói chung.
Hội đồng chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1

Hội đồng chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1

Vừa qua, tại Hà Nội, Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu (Hội đồng) đã tiến hành họp trực tuyến và trực tiếp về kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành đưa nhà máy vào khai thác, sử dụng Tổ máy số 1, Tổ máy số 2 và toàn bộ Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 (tỉnh Hậu Giang).
Chấp thuận thông xe tuyến chính dự án cao tốc Quốc Lộ 45 - Nghi Sơn

Chấp thuận thông xe tuyến chính dự án cao tốc Quốc Lộ 45 - Nghi Sơn

Ngày 15/12, tại Thanh Hoá, Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng (Hội đồng) tiến hành kiểm tra công tác nghiệm thu đoạn tuyến cao tốc thuộc dự án thành phần Quốc Lộ 45 - Nghi Sơn thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Phấn đấu phê duyệt xong các quy hoạch

Phấn đấu phê duyệt xong các quy hoạch

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023. Nghị quyết nêu rõ, thời gian tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; triển vọng kinh tế toàn cầu tăng trưởng bấp bênh, không đều, rủi ro gia tăng. Ở trong nước, nền kinh tế nước ta có cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.
Bình Dương đang là một trong những địa phương tiên phong trong việc phát triển đô thị thông minh

Bình Dương đang là một trong những địa phương tiên phong trong việc phát triển đô thị thông minh

Đây là nhận định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trong tham luận với chủ đề “Đô thị hóa, phát triển đô thị tỉnh Bình Dương - những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội” tại Hội thảo khoa học “Mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới đất nước” diễn ra ngày 13/12 tại Bình Dương, do Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét 19 nội dung quan trọng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét 19 nội dung quan trọng

(Xây dựng) - Sáng 13/12, tại Nhà Quốc hội, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 28.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần Thơ cần phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đi lên bằng nội lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần Thơ cần phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đi lên bằng nội lực

Sáng 10/12, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến thành phố Cần Thơ. Theo Quyết định số 1519/QĐ-TTg ngày 02/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Cần Thơ là trung tâm tăng trưởng vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại đậm bản sắc văn hóa xứ Tây Đô…
Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng

Sáng 7/12, Đoàn kiểm tra số 885 của Bộ Chính trị thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Trưởng Đoàn kiểm tra chủ trì Hội nghị.
Xem thêm