Phiên bản di động

Chính sách và thực tiễn

Tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc với các địa phương hôm 17/10, về những kết quả bước đầu của công tác phòng, chống dịch trong đợt dịch thứ 4, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương không được có các quy định trái với quy định chung khi thực hiện quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh theo Nghị quyết 128.
Chính sách và thực tiễn
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Nghị quyết 128 của Chính phủ với các quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế để thực hiện quy định này mới ban hành cách đây ít ngày.

Thủ tướng cho biết, còn một số nơi chưa làm theo đúng quy định chung, thực hiện khác nhau, tạo ách tắc, vướng mắc không cần thiết, gây phiền hà cho Nhân dân. Vì vậy, ông quán triệt tinh thần chung là lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thống nhất, xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương.

Còn nhớ, hồi đầu năm, tháng 4/2021, khi mà đợt dịch Covid-19 lần thứ ba vừa lắng xuống, khi “vết thương” về kinh tế do đại dịch Covid-19 vẫn hiển hiện và chưa thấy điểm dừng, thì lực lượng cảnh sát giao thông cả nước ra quân tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ. Kết quả là, 14 tỷ đồng tiền thu từ phạt được các lực lượng này báo cáo.

Nếu trong những thời điểm bình thường, có lẽ, đây là một điều đáng mừng. Nhưng, thời điểm đó, ngay sau đợt dịch, lại là một quyết định bất ngờ giáng xuống tâm lý người dân. Khi mà xe máy vẫn là phương tiện vận chuyển chủ yếu của đa số người dân Việt Nam, phần đông là người có thu nhập trung bình. Nhóm người dân chiếm số đông này lại là những người vừa được Chính phủ đưa vào diện xem xét hỗ trợ do ảnh hưởng của đại dịch.

Đó chỉ là một trong những ví dụ về những chính sách “bất khả thi” hoặc “không đúng thời điểm” mà các cơ quan quản lý ban hành.

Về những hạn chế trong công tác phòng, chống dịch, báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 (Ban Chỉ đạo) cho biết, công tác chỉ đạo điều hành ở các cấp có nơi, có lúc còn lúng túng, chưa thống nhất, bị động. Việc chỉ đạo thực hiện một số biện pháp cụ thể có lúc nóng vội, thiếu nhất quán, chưa kịp thời điều chỉnh khi tình hình thay đổi, bộc lộ nhiều điểm yếu của hệ thống quản lý, năng lực quản lý các cấp.

Ngoài ra, có một số quy định mâu thuẫn, thay đổi nhanh, gây bức xúc trong xã hội như quy định về giấy đi đường, lưu thông hàng hóa, hàng hóa thiết yếu.

Nhìn rộng hơn, không chỉ trong công tác chống dịch bệnh, trong nhiều lĩnh vực khác, khi các chính sách ra đời trước áp lực của cấp trên, của dư luận và xuất phát cảm tính rất dễ bị thất bại.

Thực tiễn đã cho thấy, với yêu cầu ngày càng cao và gấp gáp của nền kinh tế, đã đến lúc việc thực hiện “cam kết phục vụ xã hội, phục vụ cộng đồng” của các cơ quan công quyền phải đặt thành “chế độ”, được quy định bằng một văn bản có giá trị pháp lý cao hoặc được luật hóa, chứ không chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản là xây dựng các “chỉ số” hài lòng. Những đợt ra quân rầm rộ (ở bất cứ một phong trào hay một thời điểm nào), nếu tốn tiền của, cần phải được cân nhắc thấu đáo, nhất là khi có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của số đông người dân.

Chúng ta không thể hạn chế tai nạn giao thông khi chỉ bằng các biện pháp hành chính: Kiểm tra - thu - phạt. Chúng ta không thể dập tắt dịch bệnh và giữ vững nhịp độ phát triển kinh tế khi chỉ nhăm nhăm với các qui định hạn chế (cấm), hay phạt, mà “quên” mất việc thực hiện “cam kết phục vụ xã hội, phục vụ cộng đồng”. Trong lúc sức dân đã suy kiệt vì dịch bệnh... không nên bất ngờ ban hành các quyết định quản lý khiến họ phải cuống cuồng đối phó, kéo theo bao sự vướng mắc, tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc!(?)

Bởi thế, những đánh giá của người đứng đầu Chính phủ cho thấy tầm nhìn bao quát và chỉ đạo cụ thể, quyết liệt để cần tạo một khí thế cho người dân thuận lợi đi lại, làm ăn, nhanh chóng phục hồi kinh tế.

Theo Ngọc Lý/Báo Xây dựng
Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/chinh-sach-va-thuc-tien-322558.html

Nổi bật trang chủ

VICEM chuyển lửa truyền thống từ đất Tổ vua Hùng

Địa phương báo cáo về phát triển nhà ở xã hội
Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5: Sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)
Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Đọc thêm

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Ngày 09/01/2024, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình, thôn Trung Am, xã Lý Học, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng, Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Bảo TP Hải Phòng đã long trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 438 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hơn 10 vạn người dân huyện Vĩnh Bảo, các tỉnh lân cận Hải Dương, Thái Bình đã về dự.
Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu phát triển toàn diện, trở thành trung tâm phát triển năng động, công nghiệp dịch vụ hiện đại, đô thị xanh, là khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Theo khảo sát của Cushman & Wakefield (Công ty Môi giới đầu tư BĐS toàn cầu), Việt Nam hiện đang đứng đầu trong danh sách lựa chọn của các nhà đầu tư toàn cầu về lĩnh vực công nghiệp logistics trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhờ vào nhiều ưu điểm kỹ thuật và chiến lược.
Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Sáng 06/01, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự Lễ khởi công Dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại phường Tràng Cát, quận Hải An, TP Hải Phòng. Với quy mô 4.300 căn, đây là dự án NƠXH đầu tiên có quy mô và hạ tầng tiện ích lớn nhất của Vinhomes tại Hải Phòng, góp phần an cư cho hàng chục nghìn người lao động địa phương.
Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Tiếp tục góp ý cho Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị với Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến quỹ phát triển đất. Theo HoREA, Dự thảo Luật hiện nay bỏ quy định về quỹ phát triển đất nên không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định của Luật Đất đai, lại vừa thiếu cơ chế để triển khai thực hiện Chương VIII về phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất.
Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 09/01/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, GTVT, TN&MT; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, liên quan đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách, hồ sơ xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và soạn thảo các văn bản quy định chi tiết Luật, Nghị định.
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Ngày 10/1, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai công tác năm 2024. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Sở Xây dựng Quảng Ninh đạt nhiều thành tích tốt đẹp trong năm 2023, đã đặt mục tiêu năm mới 2024 với thắng lợi mới. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh về kết quả công tác năm cũ được xác định là động lực cho năm mới; và năm mới với những mục tiêu then chốt mới.
Giấc mơ an cư

Giấc mơ an cư

Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo xây nhà phòng tránh lũ, lụt theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Hà Tĩnh đã tập trung triển khai với phương châm đúng đối tượng, đúng chế độ và thời gian quy định… mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc.
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng đã tổ chức khai giảng khóa tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm năm 2023 cho học viên là lãnh đạo, công chức, viên chức tại các đơn vị hành chính và sự nghiệp thuộc Bộ Xây dựng.
Con người sẽ ra sao, nếu…?

Con người sẽ ra sao, nếu…?

Theo các nhà khoa học của rất nhiều tổ chức nghiên cứu khoa học về động vật trên thế giới, hiện tại, cứ 3 loài động vật thì một loài có nguy cơ tuyệt chủng.
“Tôn sư trọng đạo” - truyền thống quý báu

“Tôn sư trọng đạo” - truyền thống quý báu

Hàng năm, cứ đến ngày 20/11 là dịp Nhân dân cả nước, hệ thống trường học, học sinh, sinh viên, phụ huynh hân hoan chào đón, có những hoạt động như một lễ hội quan trọng để tri ân nhà giáo.
Biến nguy thành cơ, làm du lịch chung với lũ

Biến nguy thành cơ, làm du lịch chung với lũ

Nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi non, phong cảnh rất hữu tình, nên thơ, với những hang núi đá vôi rất đẹp như hang Tú Làn, hang Tiên, hang chuột, không khí rất trong lành... xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) quả là đã được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi.
Giảm biên chế không chỉ mang tính cơ học

Giảm biên chế không chỉ mang tính cơ học

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 23/10/2017 của Trung ương Đảng khoá XII “về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chinh trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, trong những năm qua, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, cơ quan, đơn vị, địa phương từng bước sắp xếp, kiện toàn, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.
Khi bài báo khoa học trở thành... hàng hóa

Khi bài báo khoa học trở thành... hàng hóa

Thông tin về việc PGS.TS Đinh Công Hướng - giảng viên Trường Đại học công nghiệp TP.HCM, thành viên hội đồng ngành toán Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (nafosted) bị phát hiện bán rất nhiều bài nghiên cứu khoa học, đã khiến dư luận xôn xao suốt mấy ngày qua. Trước câu hỏi của báo chí, PGS.TS Đinh Công Hướng đã trả lời rất thản nhiên, không hề quanh co, giấu giếm, rằng “tôi làm vậy để kiếm tiền cải thiện đời sống”.
Bao giờ Hà Nội “hết khát” công viên?

Bao giờ Hà Nội “hết khát” công viên?

Ai đi qua khu đô thị Dương Nội (phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP Hà Nội) cũng cảm thấy ngậm ngùi khi nhìn vào khu công viên ngoài trời lấy chủ đề Thiên văn học (gọi tắt là Công viên Thiên văn học), có diện tích 12 ha, trong đó có hồ Bách hợp thủy rộng 6 ha là tâm điểm.
Khổ vì nước

Khổ vì nước

Đến nay, tuy tình hình đã tạm thời được giải quyết, nhưng hơn 30 nghìn cư dân trong 26 tòa nhà chung cư ở Khu đô thị Thanh Hà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội) vẫn rùng mình khi nhớ lại ngày tháng vật lộn trong cơn khát nước.
Tiền lương mới theo vị trí việc làm

Tiền lương mới theo vị trí việc làm

Thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW của Trung ương và của Quốc hội, từ 01/7/2024 thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Đợt cải cách lần này có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, bảo đảm khoa học, minh bạch, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ, tạo động lực giải phóng sức sản xuất, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, lãng phí, bảo đảm người lao động đủ sống cho bản thân và gia đình họ bằng nguồn thu nhập từ lương.
Làm 1 luật, phải sửa 8 luật

Làm 1 luật, phải sửa 8 luật

Theo TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương, các quy định của pháp luật chồng chéo nhau và các luật không khớp nhau hiện nay khá nhiều, tình trạng “làm 1 luật, phải sửa đến 8 luật”.
Mất rừng và lũ quét

Mất rừng và lũ quét

Mùa mưa! Các tỉnh miền Trung và vùng núi phía Bắc đang gồng mình chống chọi với mưa lũ. Lượng mưa năm nay lớn hơn những năm trước rất nhiều. Lượng mưa trung bình là 300 đến trên 400 mm, như Chiềng Lao (Sơn La) 476 mm; Tạ Bú (Sơn La) 407 mm... có những nơi lượng mưa đã chạm ngưỡng 500 mm. Rất nhiều cơn lũ quyét, lở đất, là hậu quả của mưa lớn, đã xảy ra, quét đi tất cả cơ nghiệp và thậm chí cả mạng người của rất nhiều hộ dân.
Bao giờ Việt Nam trở thành “bếp ăn thế giới”?

Bao giờ Việt Nam trở thành “bếp ăn thế giới”?

Vào đầu những năm 2000, Chính phủ đã “đặt hàng” một nhóm học giả hàng đầu của Đại học Harvard (Hoa Kỳ) xây dựng một báo cáo về năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam. Nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi các giáo sư có sự am hiểu rất sâu về Việt Nam.
Ai đã ăn bớt miếng cơm của các vận động viên?

Ai đã ăn bớt miếng cơm của các vận động viên?

Mâm cơm trị giá 800 nghìn cho 8 người ăn của các vận động viên (VĐV) bóng bàn trẻ quốc gia được chia sẻ trên mạng, khiến dư luận sôi sục, vô cùng bức xúc.
Lại cấm xe máy vào nội đô?

Lại cấm xe máy vào nội đô?

Trước nay, đã mấy lần TP Hà Nội đưa ra chủ trương hạn chế hoặc cấm xe máy vào các quận nội thành. Nhưng lần nào cũng vậy, chủ trương đó nhanh chóng chết yểu, do vấp phải sự phản đối của dư luận. Lần này, chủ trương hạn chế xe máy vào các quận nội thành sau năm 2025, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đưa ra trước đó là năm 2030, đang làm dư luận Thủ đô, nơi có 8 triệu dân sinh sống với 5 triệu xe máy, dậy sóng...
Nhiều cán bộ vi phạm nồng độ cồn

Nhiều cán bộ vi phạm nồng độ cồn

Trước tình trạng xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đường bộ, gây thiệt hai nghiêm trọng về người và tài sản, có nguyên nhân do người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn, tháng 4/2023 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 10/CT-TTg về “tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới”. Theo đó, Thủ tướng yêu cần xử lý các vi phạm giao thông phải tuyệt đối thượng tôn pháp luật “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Đồng thời, nghiêm cấm cán bộ, đảng viên can thiệp tác động vào quá trình xử lý vi phạm, không “xuê xoa”…
Vụ cháy nhà ở Thanh Xuân, Hà Nội: Khoảng trống pháp luật

Vụ cháy nhà ở Thanh Xuân, Hà Nội: Khoảng trống pháp luật

Hiện nay pháp luật về xây dựng ở Việt Nam chưa có định nghĩa về chung cư mini. Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 và nhiều văn bản quy định pháp luật khác định nghĩa nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.
“Chết khát” cạnh nhà máy nước sạch

“Chết khát” cạnh nhà máy nước sạch

Sau một thời gian xây dựng, tháng 9/2013, hai công trình nước sạch tại bản Biên và bản Phúc, xã Nậm Lầu (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), hoàn thành. Đây là công trình được đầu tư bằng ngân sách Nhà nước, mỗi công trình trị giá hàng tỷ đồng.
“Mất bò mới lo làm chuồng”…

“Mất bò mới lo làm chuồng”…

Vụ cháy lớn “chung cư mini” tại số nhà 37, ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội vào đêm 12/9, rạng sáng 13/9 vô cùng thảm khốc, làm chết 56 người, 37 người bị thương.
Nhà ở khúc đường cong lợi hay hại?

Nhà ở khúc đường cong lợi hay hại?

Khúc đường cong cũng giống như dòng sông uốn lượn, tạo nên hình thế phong thủy. Tuy nhiên, tính chất tốt xấu còn phụ thuộc ngôi nhà nằm ở phía đường nào, “bên bồi” hay “bên lở”?
Câu chuyện về hạt muối

Câu chuyện về hạt muối

Chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí cho biết: Hiện tại, mỗi năm nhu cầu về muối của nước ta khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn. Nhưng sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu, vì vậy mỗi năm chúng ta phải nhập khẩu khoảng 600.000 tấn muối, mất hàng tỷ USD.
Xem thêm