Phiên bản di động

Cần sớm ban hành các quy định phù hợp để quản lý an toàn phòng cháy trong nhà ống riêng lẻ

Thời gian qua, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh liên tục xảy ra các vụ cháy lớn gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Các vụ cháy ở đô thị phần lớn xảy ra với nhà ống riêng lẻ, điều này khiến dư luận cho rằng, nên chăng cần có những tiêu chuẩn phòng cháy cho nhà ống?
Cần sớm ban hành các quy định phù hợp để quản lý an toàn phòng cháy trong nhà ống riêng lẻ
Những ngôi nhà chật hẹp trong ngõ, người dân ở hoặc vừa ở vừa kinh doanh, rất khó áp dụng các quy định phòng cháy chữa cháy.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà nhà ở riêng lẻ (liên kế) đã có những nội dung liên quan đến phòng cháy chữa cháy nhưng “khó” triển khai trong thực tế

Do diện tích chật hẹp, nhà ống trở thành lựa chọn tối ưu tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh. Sợ trộm đột nhập, nhiều gia đình dựng khung sắt bao kín ban công, tầng tum. Đây là một trong những lý do khiến thiệt hại ở những ngôi nhà ống cao hơn so với nhà bình thường khi xảy ra cháy nổ. Vụ cháy làm bốn bà cháu tử vong ở phố Thành Công, quận Hà Đông, Hà Nội hôm 13/5 cũng xảy ra ở nhà ống với ban công tầng hai và ba được rào kín bằng khung sắt. Điều này khiến dư luận cho rằng, nên chăng cần có những tiêu chuẩn phòng cháy cho nhà ống để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản khi chẳng may xảy ra cháy nổ.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, PGS.TS Vũ Ngọc Anh – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng) cho biết: Các yêu cầu về phòng cháy đối với nhà ở riêng lẻ đã có những quy định mang tính nguyên tắc trong một số tiêu chuẩn đã ban hành. Cụ thể, tại TCVN 9411: 2012 Nhà ở liên kế - tiêu chuẩn thiết kế hoàn toàn có thể áp dụng cho nhà ở riêng lẻ. Theo đó, mục 8 yêu cầu về phòng cháy nêu rõ: Khi thiết kế phòng chống cháy cho nhà ở liên kế phải tuân thủ theo các quy định trong TCVN 2622 và các yêu cầu về an toàn cháy cho nhà và công trình; Phải tránh lửa cháy lan giữa hai nhà qua các ô cửa; Phải tổ chức đường giao thông, hệ thống cấp nước chữa cháy cho khu nhà ở liên kế; Phải có giải pháp không cho khói từ buồng thang lan vào các tầng và ngược lại để đảm bảo yêu cầu thoát người khi có sự cố; Các hộp vòi chữa cháy được đặt ở mỗi tầng tại các sảnh cầu thang và phải đảm bảo cung cấp nước chữa cháy khi xảy ra cháy. Tuy nhiên các nội dung về phòng cháy chữa cháy (PCCC) trong tiêu chuẩn này ít được người dân, chủ đầu tư, các cơ quan cấp phép về xây dựng, về PCCC quan tâm vì theo Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn thì không mang tính bắt buộc áp dụng mà chỉ khuyến khích áp dụng, mà nếu áp dụng đúng, đủ theo yêu cầu về PCCC thì đương nhiên tăng chi phí cho người dân, mặt khác phải đảm bảo nguồn lực cho các cơ quan chuyên môn cấp phép để thực thi, đây là những nguyên nhân dẫn đến khi xây nhà riêng lẻ, các quy định về PCCC chưa được quan tâm nên “khó” đi vào thực tế. Do vậy chúng ta cần tuyên truyền để người dân có ý thức hơn trong công các đảm bảo an toàn PCCC cho ngôi nhà của mình để tự nguyện áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế.

Ông Lê Mạnh Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Phòng cháy chữa và Cứu nạn cứu hộ Việt Nam nhận định: Hiện nay Nghị định 136/2020/NĐ - CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy không quy định công trình nhà ở riêng lẻ từ 6 tầng trở xuống thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy. Từ thực tiễn các vụ cháy đã xảy ra trước đây và tới thời điểm này với tần suất xuất hiện cao, gây thiệt hại lớn về người và của, theo chúng tôi thì cần phải có những quy định liên quan để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát và đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy đối với các công trình nhà ở riêng lẻ này.

Ông Lê Mạnh Dũng cho biết thêm: Theo quan điểm chúng tôi là nên bổ sung các quy định về phòng cháy, chữa cháy vào để đảm bảo an toàn hơn cho công trình dạng nhà ở riêng lẻ. Tuy nhiên cần phải cân nhắc, tính toán một cách cẩn thận, kỹ lưỡng để khi áp dụng các quy định đó vào thực tế sẽ đạt được hiệu quả cao và dễ thực hiện áp dụng.

Nếu áp dụng các quy định phòng cháy, chữa cháy và các công trình nhà ở riêng lẻ, theo chúng tôi có thể gặp phải những khó khăn sau: Khó khăn trong việc ban hành các quy định đảm bảo được tính khoa học, tiết kiệm và phù hợp với thực tiễn; Chi phí đầu tư ban đầu bởi liên quan tới phòng cháy, chữa cháy sẽ là một khoản đầu tư không nhỏ nên sẽ không thể nhận được ủng hộ cao từ đại đa số người dân.

Bên cạnh đó, nhiều người dân chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của phòng cháy, chữa cháy trong nhà ở riêng lẻ nên để thay đổi được nhận thức này để người dân ủng hộ quy định và làm theo sẽ là điều rất khó khăn. Đồng thời, sự thay đổi quy định trên diện rộng trong phạm vi toàn dân có thể gây ra quá tải cho hệ thống xã hội từ cơ quan quản lý nhà nước, đến đơn vị thiết kế, thi công và chuỗi cung ứng vật tư. Khi thực hiện quy định có thể xuất hiện nhiều công trình không có được giải pháp tháo gỡ đáp ứng quy định và phương án là gì để đảm bảo được trật tự, an sinh xã hội?

Bộ Xây dựng sẽ ban hành tiêu chuẩn phòng cháy cho nhà ống

Thực tế hiện nay các khu vực ban công, lô gia hay lối lên mái nhà bịt kín bằng kết cấu kiên cố không có lối thoát nạn hoặc khó khăn khi thao tác thực hiện đang là phổ biến và là nguyên nhân chính gây tử vong khi xảy ra cháy tại các công trình nhà ống riêng lẻ ở các khu đô thị hiện nay.

PGS.TS Vũ Ngọc Anh cho biết: Để giải quyết bất cập phòng cháy chữa cháy với nhà ở đô thị, Bộ Xây dựng đang hoàn thiện dự thảo Tiêu chuẩn nhà ở riêng lẻ - Yêu cầu chung về thiết kế, dự kiến công bố trong năm nay. Tiêu chuẩn này cũng không mang tính bắt buộc, mà khuyến nghị áp dụng với nhà xây mới hoặc cải tạo, đảm bảo công năng sử dụng trong khi vẫn đáp ứng yêu cầu phòng cháy chữa cháy cơ bản, phù hợp với quy hoạch và hạ tầng đô thị.

Cụ thể, nhà ở riêng lẻ từ 6 tầng trở xuống và không quá một tầng hầm/nửa hầm cần có tối thiểu một lối ra thoát nạn; khuyến khích bố trí lối ra khẩn cấp từ các tầng, khoang ngăn cháy qua ban công, lô gia, cửa sổ thông thoáng, mái nhà, sân thượng để thoát sang nhà liền kề hoặc khu vực an toàn. Nếu sử dụng thang có độ cao từ 10m trở lên, các gia đình cần có lồng bảo vệ an toàn khi thoát nạn.

Tầng hầm diện tích hơn 300m2 phải có không ít hơn hai lối thoát nạn. Chiều rộng thông thủy của lối thoát nạn tối thiểu 0,8m, cao tối thiểu 1,9m. Lối thoát nạn tại tầng một cần thoát trực tiếp ra ngoài, trường hợp thoát qua gian phòng khác phải duy trì chiều rộng lối đi và có giải pháp ngăn cháy từ các vật dụng, thiết bị dễ cháy nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt (ôtô, xe máy...).

Cửa đi trên lối thoát nạn tại tầng một cần sử dụng loại bản lề. Nếu các gia đình lắp đặt cửa cuốn, cửa trượt thì cần có cơ cấu tự thu, mở nhanh, có bộ lưu điện và bộ tời bằng tay để mở khi mất điện hoặc động cơ bị hỏng. Bộ Xây dựng khuyến khích thiết kế lối ra phụ cho phép thoát người ra ngoài khi cửa cuốn không hoạt động. Các gia đình cần lưu ý cửa cuốn nếu không chịu nhiệt độ cao có thể bị biến dạng kể cả ray và cửa, dẫn đến không mở được.

Trường hợp không thể bố trí lối thoát nạn riêng hoặc lối ra phụ ở tầng một, các gia đình cần có khu vực lánh nạn tạm thời ở ban công hoặc lô gia được ngăn cách với gian phòng phía trong bằng một mảng tường đặc không cháy hoặc cháy yếu.

Nhà cao từ 10m trở lên cần bố trí thêm một lối lên sân thượng, lên mái qua thang cố định. Sân thượng phải bố trí thông thoáng, đảm bảo yêu cầu thoát người khi có sự cố, bố trí khóa cửa thì phải dễ mở từ bên trong.

Ông Vũ Ngọc Anh khuyến cáo: Các gia đình nên có tối thiểu một bình chữa cháy, đặt ở nơi dễ thấy và thuận tiện cho việc sử dụng; khuyến khích trang bị hệ thống báo cháy tự động hoặc báo cháy cục bộ. Đồng thời, các hộ gia đình phải mở lối thoát hiểm thứ 2, để khi xảy ra hỏa hoạn, người dân có thể thoát nạn một cách nhanh chóng và an toàn.

Để công tác phòng cháy chữa cháy tại các công trình này đạt được hiệu quả tốt hơn, Ông Lê Mạnh Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Phòng cháy chữa và Cứu nạn cứu hộ Việt Nam đề xuất một số giải pháp như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, kiến thức của người dân về an toàn phòng cháy chữa cháy.

Các công trình nhà ống riêng lẻ phải có thêm tối thiểu một lối thoát hiểm ngoài lối ra vào thường bố trí ở tầng 1. Tốt hơn nữa có thể bố trí thêm khu vực lánh nạn, lối thoát hiểm tại các tầng khách nhau.

Các vụ cháy thường bắt nguồn từ điện, tử vong thường là do ngạt khói chính vì vậy cần đảm bảo công tác an toàn sử dụng điện và có các khu vực lánh nạn, thoát hiểm an toàn cho công trình nhà ống.

Khi xây mới, cải tạo các công trình cần có sự tư vấn của các đơn vị chuyên môn và chuyên trách. Và về lâu dài, cần sớm ban hành các quy định phù hợp để quản lý an toàn phòng cháy trong nhà ống riêng lẻ một cách toàn diện có hệ thống.

Thực tế các vụ cháy thường xuất hiện về đêm, lúc vắng nhà làm mất đi “thời gian vàng” để thực hiện công tác chữa cháy ban đầu, rất cần thiết để ngăn ngừa việc đám cháy bùng phát lớn. Các hộ gia đình nếu có thể hãy trang bị, lắp đặt cho ngôi nhà của mình các thiết bị liên quan tới tăng cường an toàn phòng cháy, chữa cháy với chi phí vừa phải như: Báo cháy cục bộ, bình chữa cháy xách tay...Nên đầu tư hệ thống chữa cháy tự động tại các khu vực có nguy cơ cao về cháy nổ.

Theo Khánh Hòa/Báo Xây dựng
Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/can-som-ban-hanh-cac-quy-dinh-phu-hop-de-quan-ly-an-toan-phong-chay-trong-nha-ong-rieng-le-354783.html

Nổi bật trang chủ

Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)

Luật Nhà ở (sửa đổi) có chất lượng tốt nhất trong hơn 30 năm qua
Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam: Bộ Xây dựng thống nhất đầu tư theo kịch bản 3
Dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn: Trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7

Đọc thêm

Ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh tại Lễ khai mạc Triển lãm quốc tế về máy móc, công nghệ và vật liệu ngành Gốm sứ 2023 (Triển lãm Asean Ceramics 2023) diễn ra tại Hà Nội, ngày 28/11. Triển lãm kéo dài trong 3 ngày, từ 28/11 đến 30/11.
Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Ngày 28/11, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định đồ án Quy hoạch chung đô thị Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045. Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn chủ trì Hội nghị.
Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Hồ chứa nước Yên Ngựa (xã Cư Êwi, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), đến nay đã hết thời hạn thi công. Tuy nhiên, đến nay công trình vẫn thi công “nhỏ giọt”, khối lượng thi công đạt thấp, khiến dư luận hoài nghi về năng lực của chủ đầu tư dự án.
Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Với lợi thế quỹ đất lớn và được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, huyện Yên Phong - Bắc Ninh đang nổi lên như một “địa điểm vàng” thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư bất động sản.
Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đến nay vẫn chưa thể an cư tại nơi ở mới. Khu tái định cư của dự án này hiện vẫn là những khoảng đất trống, chưa hoàn thiện hạ tầng.
Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Đến nơi ở mới, nhà cửa khang trang nhưng lại không có đất sản xuất, người dân lại quay về chỗ ở cũ, để lại khu tái định cư Raly - Rào đìu hiu, thưa bóng người, nhà cửa đã có dấu hiệu xuống cấp…
Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, huyện Sông Mã (Sơn La) đang tập trung mọi nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí về thực hiện chương trình nông thôn mới (NTM). Nhờ đó, vùng đất biên giới ngày càng thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Đồng Nai đang nỗ lực triển khai các công trình trọng điểm trên địa bàn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tỉnh đã gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án, nhất là việc cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp.
Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Mặc dù đã có những bước tiến trong việc phát triển sản xuất vật liệu xây dựng cả về lượng lẫn về chất, nhưng ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở địa bàn tỉnh Quảng Trị còn những hạn chế cần khắc phục.
Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Khi thực hiện di dời trong chương trình chỉnh trang đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh, các hộ gia đình đang có nhà trên và ven kênh rạch, sẽ được thuê hoặc mua nhà ở xã hội, góp phần ổn định cuộc sống của người dân.
Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Đến nơi ở mới, nhà cửa khang trang nhưng lại không có đất sản xuất, người dân lại quay về chỗ ở cũ, để lại khu tái định cư Raly - Rào đìu hiu, thưa bóng người, nhà cửa đã có dấu hiệu xuống cấp…
Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, huyện Sông Mã (Sơn La) đang tập trung mọi nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí về thực hiện chương trình nông thôn mới (NTM). Nhờ đó, vùng đất biên giới ngày càng thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Khi thực hiện di dời trong chương trình chỉnh trang đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh, các hộ gia đình đang có nhà trên và ven kênh rạch, sẽ được thuê hoặc mua nhà ở xã hội, góp phần ổn định cuộc sống của người dân.
Hương Sơn (Hà Tĩnh): Tập trung xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và khu dân cư kiểu mẫu

Hương Sơn (Hà Tĩnh): Tập trung xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và khu dân cư kiểu mẫu

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng sự đồng thuận của nhân dân, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang tập trung chỉ đạo nhân dân, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí khu dân cư nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu và xã NTM nâng cao, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
Quảng Nam: Thành phố Tam Kỳ đưa nông thôn mới kiểu mẫu gắn với hình thành phát triển đô thị

Quảng Nam: Thành phố Tam Kỳ đưa nông thôn mới kiểu mẫu gắn với hình thành phát triển đô thị

Phó Chủ tịch UBND thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) Nguyễn Minh Nam cho biết, chương trình nông thôn mới đã đi vào chiều sâu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố.
Hải Phòng: Vận động người dân tháo dỡ “chuồng cọp”

Hải Phòng: Vận động người dân tháo dỡ “chuồng cọp”

Chiều 23/11, ông Nguyễn Đức Thọ - Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng kiểm tra thực địa và nghe báo cáo về công tác tháo dỡ lồng sắt, chuồng cọp, nhằm đảm bảo an toàn về công tác chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại các chung cư và nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn.
Việt Yên (Bắc Giang): Vượt nắng, thắng mưa, đẩy nhanh tiến độ

Việt Yên (Bắc Giang): Vượt nắng, thắng mưa, đẩy nhanh tiến độ

Xác định các công trình trọng điểm góp phần quan trọng tạo nên diện mạo, sức sống, sức bền, sức vươn của Việt Yên (Bắc Giang) trong tương lai, thời gian qua, huyện đã tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ các công trình điểm nhấn đô thị, góp phần nâng tầm Việt Yên trở thành thị xã trước năm 2025.
Hà Nam: Đi đầu trong công tác xây dựng nông thôn mới

Hà Nam: Đi đầu trong công tác xây dựng nông thôn mới

Là địa phương thứ 4 của cả nước được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, tỉnh Hà Nam tiếp tục thực hiện nhiều mục tiêu quan trọng và đạt những kết quả nổi bật. Hiện 100% các xã và đơn vị cấp huyện trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM với thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn 6 tháng đầu năm đạt 55 triệu đồng, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt gần 90%...
Sơn La triển khai thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn

Sơn La triển khai thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn

Theo kế hoạch, trong năm 2023, Sở Xây dựng Sơn La sẽ phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương thực hiện hỗ trợ về nhà ở giai đoạn 2021-2025 cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.
Dự án thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành: Xem xét bố trí nguồn vốn

Dự án thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành: Xem xét bố trí nguồn vốn

Chiều 21/11, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Uỷ ban Kinh tế tổ chức phiên họp toàn thể thẩm tra Tờ trình 643 ngày 18/11/2023 của Chính phủ về nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Dự án thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.
Tổng công ty LILAMA: Hoàn thành nhiều mốc tiến độ  theo hợp đồng

Tổng công ty LILAMA: Hoàn thành nhiều mốc tiến độ theo hợp đồng

Hội đồng thi đua khen thưởng Tổng công ty LILAMA vừa phối hợp với Công đoàn Tổng công ty và Ban dự án điện Vũng Áng 2 tổ chức Lễ tổng kết phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Xây dựng Việt Nam (29/4/1958 - 29/4/2023); hưởng ứng tháng An toàn, vệ sinh lao động; tháng Công nhân 2023 và Đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Vĩnh Phúc: Phúc Yên hướng đến đô thị loại II

Vĩnh Phúc: Phúc Yên hướng đến đô thị loại II

Trải qua 118 năm hình thành và phát triển (1905 - 2023), thành phố Phúc Yên (Vĩnh Phúc) đã và đang giữ vai trò là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, phấn đấu xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh.
Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Khơi sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Khơi sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu trên địa bàn huyện Vĩnh Tường luôn nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng, tham gia tích cực của nhân dân.
Bắc Giang lan tỏa xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Bắc Giang lan tỏa xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Vài năm trở lại đây, tỉnh Bắc Giang vươn mình phát triển mạnh mẽ, trở thành địa phương có mức tăng trưởng kinh tế đứng tốp đầu cả nước. Song song với thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, Bắc Giang còn đặc biệt chú trọng xây dựng nông thôn mới, từ đó đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Đẩy nhanh tiến độ dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực thành phố Hải Dương

Đẩy nhanh tiến độ dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực thành phố Hải Dương

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản yêu cầu UBND thành phố Hải Dương và các Sở, ngành liên quan tập trung tháo gỡ các vướng mắc tại dự án để đẩy nhanh tiến độ triển khai các gói thầu, đặc biệt là các gói thầu đang bị chậm.
Đình Lập (Lạng Sơn): Triển khai đồng bộ, quyết liệt trong công tác xây dựng nông thôn mới

Đình Lập (Lạng Sơn): Triển khai đồng bộ, quyết liệt trong công tác xây dựng nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) được cấp ủy chính quyền các cấp huyện Đình Lập quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt, nhất là đối với xã phấn đấu đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 8/10 xã đạt chuẩn NTM, 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, bình quân mỗi xã trên địa bàn huyện đạt 14,8 tiêu chí NTM.
Lào Cai: Người dân mong mỏi chờ hỗ trợ từng ngày

Lào Cai: Người dân mong mỏi chờ hỗ trợ từng ngày

Đã hơn 1 tháng kể từ ngày xảy ra trận lũ ống gây hậu quả nghiêm trọng ở xã Liên Minh (thị xã Sa Pa), người dân vẫn đang mong mỏi chờ đợi sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương để sớm ổn định chỗ ở và tái sản xuất.
Cần phát triển công viên, cây xanh đô thị đáp ứng nhu cầu xã hội

Cần phát triển công viên, cây xanh đô thị đáp ứng nhu cầu xã hội

Sáng 07/11, tại Ninh Bình, Bộ Xây dựng phối hợp với Tổ chức HealthBridge Canada tổ chức Hội thảo tham vấn về chính sách quản lý phát triển công viên, cây xanh đô thị.
Nam Định: Công nhận thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Nam Định: Công nhận thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Các xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu về lĩnh vực y tế, giáo dục là xã Xuân Phương, Xuân Tiến, Xuân Hồng (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định).
T&T Group gia hạn thời gian tham gia cuộc thi sáng tạo ý tưởng, thiết kế ấn phẩm Xuân 2024

T&T Group gia hạn thời gian tham gia cuộc thi sáng tạo ý tưởng, thiết kế ấn phẩm Xuân 2024

Cuộc thi “Sáng tạo ý tưởng, thiết kế Ấn phẩm Xuân 2024” được Tập đoàn T&T Group quyết định gia hạn thời gian nhận tác phẩm dự thi đến hết 24h giờ ngày 15/11/2023. Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi này lên tới 500 triệu đồng.
Xem thêm