Phiên bản di động

Cần hiểu, áp dụng đúng quy chuẩn về an toàn cháy cho nhà và công trình

Trước những phản ánh liên quan đến việc áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình, Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn TS. Cao Duy Khôi - Phó Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng). Trước đó, Viện Khoa học công nghệ xây dựng và Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) thuộc Bộ Công an đã phối hợp biên soạn Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD.
Cần hiểu, áp dụng đúng quy chuẩn về an toàn cháy cho nhà và công trình
TS. Cao Duy Khôi – Phó Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ xây dựng.

PV: Liên tiếp trong các năm 2020, 2021, 2022, QCVN 06 đã được soát xét 3 lần. Vì sao QCVN 06 được cập nhật liên tục như vậy, thưa ông?

TS. Cao Duy Khôi: Ngày 06/4/2020, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BXD về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2020/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình, thay thế QCVN 06:2010/BXD và có hiệu lực thi hành từ 01/07/2020. Trong đó, QCVN 06:2020/BXD mở rộng phạm vi áp dụng đối với các nhà công cộng cao đến 150m (QCVN 06:2010/BXD chỉ áp dụng cho nhà công cộng cao tối đa 50m) và bổ sung nội dung cấp nước chữa cháy (do Cục Cảnh sát PCCC&CNCH biên soạn).

Các yêu cầu an toàn cốt lõi như thoát nạn cho người, bậc chịu lửa của nhà, giới hạn chịu lửa của cấu kiện, bảo vệ chống khói, chống cháy lan, yêu cầu về vật liệu… cơ bản không thay đổi.

Ngày 19/5/2021, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 02/2021/TT-BXD về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2021/BXD. Trong đó, thay đổi chủ yếu là bổ sung đối tượng nhà chung cư cao trên 75m đến 150m.

Thực chất, nội dung này không mới, đã được quy định trong QCVN 04:2019/BXD, chỉ chuyển nội dung này sang QCVN 06:2021/BXD để thống nhất quy định về an toàn cháy cho nhà và công trình vào một quy chuẩn. Các quy định khác về cơ bản giữ nguyên.

Cũng trong năm 2021, Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (thay thế cho Nghị định 79/2014/NĐ-CP) có hiệu lực từ ngày 10/1/2021.

Đồng thời, công tác PCCC tiếp tục được tăng cường theo các chỉ thị của Đảng (Kết luận số 02-KL/TW ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục tổ chức thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC); Quyết định số 1492/QĐ-TTg ngày 10/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 02-KL/TW; Chương trình hành động của Bộ Công an. Nhiều giải pháp an toàn cháy, công nghệ, thiết bị, vật liệu PCCC mới được áp dụng tại Việt Nam.

Có thể nói, công tác thiết kế, thẩm duyệt, thi công và nghiệm thu PCCC trong các năm 2021, 2022 có những thay đổi rõ nét. Mặt khác, thời gian này không may đã xảy ra một số vụ cháy để lại hậu quả thảm khốc như vụ cháy Karaoke An Phú ở Bình Dương. Đó là những bài học thực tiễn đau đớn.

Để đồng bộ với các quy định pháp luật mới, tiếp thu các giải pháp công nghệ, thiết bị, vật liệu PCCC tiên tiến, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh trên nền tảng đảm bảo các yếu tố an toàn cháy cho con người, nhà và công trình, ngày 30/11/2022, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 06/2022/TT-BXD về việc ban hành QCVN 06:2022/BXD.

QCVN 06:2022/BXD đã làm rõ, bổ sung thêm nhiều giải pháp, lựa chọn cho các đối tượng công trình cụ thể, nhưng vẫn kế thừa cơ bản về cấu trúc, nguyên lý, các khái niệm và hệ thống chỉ tiêu kỹ thuật.

Có thể nói, các phiên bản quy chuẩn đều có tính kế thừa rõ ràng, các quy định có tính hệ thống và ổn định, có kèm theo các điều khoản chuyển tiếp trên nguyên tắc công trình đã áp dụng phiên bản nào từ đầu thì tiếp tục áp dụng phiên bản đó.

Ngoài ra, trong QCVN 06:2022/BXD có những quy định thuận lợi hơn, Bộ Xây dựng và Bộ Công an đã thống nhất cho phép áp dụng. Như vậy, nếu hiểu và áp dụng đúng các điều khoản chuyển tiếp của QCVN 06 thì các phiên bản tách bạch với nhau về hiệu lực, rất rõ ràng, không lẫn lộn.

Mặt khác, an toàn cháy là vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng và tài sản. Ngay cả ở các nước tiên tiến với trình độ khoa học và kinh nghiệm hơn Việt Nam, việc thường xuyên rà soát, cập nhật quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn cháy là bình thường.

Ví dụ như Singapore, Fire code ban hành năm 2018, đến nay đã có 12 lần ban hành Thông tư sửa đổi (mới nhất 1/3/2023) và hàng trăm sửa đổi nhỏ khác (có danh mục thống kê đầy đủ trên website chính thức https://www.scdf.gov.sg/firecode2018/firecode2018/amendment-history).

Hệ thống NFPA của Mỹ mặc dù rất đồ sộ nhưng liên tục được rà soát, cập nhật (ví dụ NFPA 5000-2021, ban hành trong năm 2021, nhưng ngay trong năm 2021 đã có chương trình nghiên cứu, cập nhật. Đến nay đã có hàng trăm báo cáo rà soát để chuẩn bị cho phiên bản 2023).

Luật An toàn cháy cho nhà và công trình của Liên bang Nga số 123-FZ từ khi ban hành cũng được sửa đổi nhiều lần. Trong các năm từ 2012 đến 2018, mỗi năm Luật được cập nhật 1 lần và tiếp tục cập nhật trong các năm 2021, 2022.

Cần hiểu, áp dụng đúng quy chuẩn về an toàn cháy cho nhà và công trình
Việc hiểu và áp dụng đúng QCVN 06:2022/BXD rất quan trọng.

PV: Như ông vừa đề cập, nhìn chung, nguyên lý và các yêu cầu an toàn cốt lõi của QCVN 06 sau 3 lần soát xét, cập nhật không thay đổi. Tuy nhiên QCVN 06:2022/BXD hiện đang được cho là có yêu cầu quá cao. Ông nhận định như thế nào về vấn đề này?

TS. Cao Duy Khôi: Khi biên soạn dự thảo QCVN 06:2022/BXD, Ban biên soạn đã so sánh, đối chiếu các quy định cốt lõi của quy chuẩn với một số quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn cháy trên thế giới (Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia) về các yêu cầu đối với diện tích khoang cháy, giới hạn chịu lửa của kết cấu, cấu kiện, khoảng cách thoát nạn, vật liệu… Một số so sánh cụ thể đã được công bố.

Mặt khác, Ban biên soạn cũng tiếp xúc trực tiếp với hàng nghìn chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế, thi công PCCC, Cảnh sát PCCC&CNCH các địa phương thông qua các hội thảo, hội nghị, tập huấn, làm việc, tiếp nhận và giải trình các văn bản góp ý từ các tổ chức, cá nhân, nên có được góc nhìn tương đối tổng hợp về thực tiễn Việt Nam.

Nhìn chung, các quy định cốt lõi của QCVN 06:2022/BXD không cao nếu so sánh với một số nước trên thế giới. Về số lượng các quy định, yêu cầu của QCVN 06:2022/BXD còn khiêm tốn nếu so với các nước khác (QCVN 06:2022/BXD 181 trang; NFPA 5000-2021 của Mỹ có 677 trang, mỗi trang 2 cột; Fire Code Singapore 2018 khoảng 500 trang; Luật An toàn cháy và các tiêu chuẩn cốt lõi của Nga hàng nghìn trang…).

Mặt khác, rõ ràng các quy định về an toàn cháy có mối liên quan mật thiết với nhau. Ví dụ để đánh giá về diện tích khoang cháy cần xem xét tương quan cả yêu cầu về bảo vệ chịu lửa cho kết cấu và một số yêu cầu khác. Do vậy, cần có cái nhìn tổng hợp về các yêu cầu an toàn cháy và sự tương quan trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam và thế giới.

Như vậy, các ý kiến bình luận QCVN 06:2022/BXD yêu cầu quá cao là cảm tính, không có căn cứ so sánh cụ thể. Ví dụ, QCVN 06:2022/BXD không hề quy định về sơn chống cháy, nhưng một số ý kiến lại nói quy chuẩn này quy định quá cao về sơn chống cháy.

Hoặc một trường hợp khác cũng khá phổ biến là khi thiết kế tự nâng thêm định mức so với yêu cầu của quy chuẩn. Ví dụ lựa chọn cửa chống cháy EI 70, trong khi quy chuẩn chỉ yêu cầu có 3 mức là EI 60, EI 30 và EI 15 tùy từng vị trí cụ thể. Hoặc chọn màn ngăn cháy EI 150 trong khi tại vị trí đó chỉ yêu cầu EI 45. Như vậy là ngay từ khi thiết kế đã tự làm khó mình và phát sinh những chi phí không đáng có.

Cần hiểu, áp dụng đúng quy chuẩn về an toàn cháy cho nhà và công trình
QCVN 06:2022/BXD không cào bằng quy mô, loại hình hoạt động của công trình.

QCVN 06:2022/BXD bản chất là để phục vụ thiết kế an toàn cháy cho nhà và công trình, cần được sử dụng ngay từ giai đoạn thiết kế ban đầu để có các giải pháp kỹ thuật phù hợp. Vấn đề quan trọng là hiểu và áp dụng đúng quy chuẩn.

PV: Có ý kiến cho rằng QCVN 06:2022/BXD đang cào bằng quy mô, loại hình hoạt động của công trình. Ý kiến này có đúng không, thưa ông?

TS. Cao Duy Khôi: QCVN 06:2022/BXD phân loại, phân nhóm các công trình rất chi tiết. Đối với loại hình hoạt động, QCVN 06:2022/BXD phân chia thành 5 nhóm lớn (từ F1 đến F5) và 21 nhóm nhỏ theo tính nguy hiểm cháy theo công năng (ví dụ bệnh viện nhóm F1.1, khách sạn F1.2, chung cư F1.3, cơ quan F4.3…).

Các yêu cầu an toàn cháy được gắn cụ thể với từng nhóm nguy hiểm cháy theo công năng này, trên nguyên tắc nguy hiểm cháy thấp thì yêu cầu thấp và ngược lại.

Đối với nhóm nhà xưởng sản xuất, nhà kho còn chia nhỏ nữa theo hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ (5 hạng A, B, C, D, E theo tính nguy hiểm giảm dần) và các yêu cầu an toàn cháy quy định tương ứng cho từng hạng.

Về quy mô, QCVN 06:2022/BXD phân chia chi tiết với hàng trăm con số cụ thể về diện tích khoang cháy, chiều cao, số tầng tương ứng với từng nhóm nguy hiểm cháy theo công năng nêu trên, cũng với nguyên tắc là công trình quy mô càng nhỏ thì yêu cầu càng thấp và ngược lại.

Ngoài ra, QCVN 06:2022/BXD còn có các phân loại cụ thể về cấu kiện, vật liệu, bộ phận ngăn cháy, cầu thang, buồng thang, mật độ người… Đối với các công trình nhỏ, QCVN 06:2022/BXD cũng có những quy định riêng về thoát nạn, cấp nước chữa cháy, tiếp cận chữa cháy, vật liệu…

Như vậy, ý kiến cho rằng QCVN 06:2022/BXD đang cào bằng quy mô, loại hình hoạt động của công trình là không chính xác. Cần hiểu và áp dụng đúng quy chuẩn cho các trường hợp cụ thể.

PV: Hiểu một cách đơn giản, các công trình hiện hữu được xây dựng theo quy chuẩn cũ có phải đầu tư cải tạo để đạt tiêu chuẩn của quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD không, thưa ông?

TS. Cao Duy Khôi: Công trình được thiết kế, xây dựng và nghiệm thu PCCC theo quy định tại thời điểm nào thì tuân thủ quy định tại thời điểm đó. Nguyên tắc của quy chuẩn là không hồi tố và đã được quy định rõ ràng trong điều khoản chuyển tiếp của QCVN 06 mọi phiên bản. Gần đây, Cục cảnh sát PCCC&CNCH Bộ Công an và Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) đã có văn bản hướng dẫn rõ ràng nội dung này.

PV: Đối với trường hợp công trình được thẩm định thiết kế về PCCC từ trước khi Quy chuẩn 06:2022/BXD được ban hành nhưng đến nay mới hoàn thành công tác đầu tư xây dựng thì sẽ được nghiệm thu PCCC như thế nào, thưa ông?

TS. Cao Duy Khôi: Theo Luật PCCC thì nghiệm thu PCCC thuộc thẩm quyền của Bộ Công an, không nằm trong quy định của QCVN 06:2022/BXD.

Theo tôi hiểu thì nguyên tắc nghiệm thu PCCC cũng giống như đã nói ở trên, nghĩa là thẩm duyệt theo quy định tại thời điểm nào thì nghiệm thu theo quy định tại thời điểm đó.

PV: QCVN 06:2022/BXD được cho là “đánh đố” khi quy định vật liệu xây dựng phải đáp ứng các tiêu chí về chống cháy nhưng không hướng dẫn chi tiết làm thế nào để đạt tiêu chí. Điều này nên hiểu như thế nào cho chính xác, thưa ông?

TS. Cao Duy Khôi: Yêu cầu an toàn cháy đối với vật liệu là một trong những yêu cầu cơ bản và đã được quy định từ QCVN 06:2010/BXD cho đến nay.

Trong các phiên bản QCVN 06 đều có đầy đủ hướng dẫn chi tiết về cách xác định tất cả tiêu chí đặc tính kỹ thuật về cháy và có nêu rõ cả các tiêu chuẩn liên quan (phụ lục B), đồng thời quy định rõ các đặc tính kỹ thuật về cháy của một số loại vật liệu phổ biến như bê tông, gạch, gốm, kim loại, khối xây, vữa trát, thạch cao... Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có rất nhiều vật liệu đa dạng đã được nhà sản xuất thử nghiệm và công bố đặc tính kỹ thuật.

Một số ý kiến cho rằng QCVN 06:2022/BXD cần đưa tên cụ thể của tất cả các vật liệu hoàn thiện và các chỉ tiêu tương ứng. Xin khẳng định rằng không một quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn cháy nào làm như vậy. Quy chuẩn chỉ nêu các yêu cầu về an toàn. Chủng loại, mẫu mã của các vật liệu trên thị trường rất phong phú, đa dạng, thay đổi liên tục, đặc tính kỹ thuật của chúng do nhà sản xuất công bố. Do đó, không thể đưa vào quy chuẩn là văn bản pháp luật bắt buộc áp dụng được. Các thông tin này nên được tập hợp dưới dạng các cơ sở dữ liệu được cập nhật hàng năm và nên do hiệp hội các nhà sản xuất công bố.

PV: Đối với quy định yêu cầu kiểm tra PCCC tại công trình, có phải sau khi vật liệu đạt chuẩn từ cơ sở sản xuất đưa vào công trình phải kiểm định lại tại công trình không, thưa ông?

TS. Cao Duy Khôi: Theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì công tác kiểm định phương tiện PCCC thuộc thẩm quyền của Bộ Công an. Phương thức, quy trình kiểm định được quy định tại QCVN 03:2021/BCA của Bộ Công an và hướng dẫn trên website của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH. Bộ Xây dựng không có quy định nào về việc kiểm định phương tiện PCCC.

Theo tôi biết thì hiện nay Cục Cảnh sát PCCC&CNCH đã có hướng dẫn rất rõ về công tác kiểm định này. Hiểu như trên là không chính xác.

PV: Trước những ý kiến nhiều chiều liên quan đến QCVN 06:2022/BXD, theo ông, đâu là giải pháp hữu hiệu nhằm gỡ các vướng mắc hiện nay?

TS. Cao Duy Khôi: Trước hết, QCVN 06:2022/BXD vừa có hiệu lực từ ngày 16/1/2023, đến nay khoảng 3 tháng. Có lẽ chưa có hoặc có rất ít công trình được nghiệm thu PCCC căn cứ trên QCVN 06:2022/BXD. Như vậy, các vướng mắc, tồn tại của các doanh nghiệp chủ yếu ở thời gian trước QCVN 06:2022/BXD.

Theo tôi, các vướng mắc có thể chia làm hai nhóm. Nhóm 1 là những công trình đã thi công xong, hoặc thậm chí đã được đưa vào sử dụng nhưng còn tồn tại về PCCC chưa được nghiệm thu. Nhóm 2 là những công trình đang trong giai đoạn thiết kế, thẩm duyệt để xây mới hoặc cải tạo sửa chữa.

Đối với nhóm 1, đây là thực tế, tích lũy qua nhiều năm, với các tồn tại khác nhau và không dễ để giải quyết ngay. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 220/CĐ-TTg ngày 5/4/2023 về việc khẩn cấp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác PCCC, Bộ Công an chủ trì và Bộ Xây dựng phối hợp đang tích cực rà soát, phân loại các công trình có tồn tại về PCCC và đưa ra hướng dẫn các giải pháp tăng cường, bổ sung đối với các công trình này, trên nguyên tắc là giải pháp khả thi và khai thác sử dụng công trình có điều kiện.

Đối với nhóm 2, theo tôi, trước hết cần hiểu và áp dụng đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, có ý thức tuân thủ nghiêm túc các quy định về an toàn cháy ngay từ khâu thiết kế, lựa chọn đơn vị tư vấn và thi công có đủ năng lực và kinh nghiệm, không tự làm khó mình bởi các lựa chọn giải pháp, công nghệ, vật liệu không phù hợp.

Trường hợp công trình cụ thể có đặc điểm hoặc yêu cầu về kiến trúc, công nghệ không tuân thủ một số quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn thì có thể lập luận chứng các giải pháp thay thế, bổ sung và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Đây là điều được QCVN 06:2022/BXD cho phép, để đáp ứng các yêu cầu đa dạng của thực tiễn. Nhiều công trình trên cả nước đã thực hiện theo cách này.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo Quý Anh (thực hiện)/Báo Xây dựng
Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/can-hieu-ap-dung-dung-quy-chuan-ve-an-toan-chay-cho-nha-va-cong-trinh-353079.html

Nổi bật trang chủ

Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)

Luật Nhà ở (sửa đổi) có chất lượng tốt nhất trong hơn 30 năm qua
Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam: Bộ Xây dựng thống nhất đầu tư theo kịch bản 3
Dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn: Trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7

Đọc thêm

Ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh tại Lễ khai mạc Triển lãm quốc tế về máy móc, công nghệ và vật liệu ngành Gốm sứ 2023 (Triển lãm Asean Ceramics 2023) diễn ra tại Hà Nội, ngày 28/11. Triển lãm kéo dài trong 3 ngày, từ 28/11 đến 30/11.
Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Ngày 28/11, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định đồ án Quy hoạch chung đô thị Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045. Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn chủ trì Hội nghị.
Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Hồ chứa nước Yên Ngựa (xã Cư Êwi, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), đến nay đã hết thời hạn thi công. Tuy nhiên, đến nay công trình vẫn thi công “nhỏ giọt”, khối lượng thi công đạt thấp, khiến dư luận hoài nghi về năng lực của chủ đầu tư dự án.
Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Với lợi thế quỹ đất lớn và được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, huyện Yên Phong - Bắc Ninh đang nổi lên như một “địa điểm vàng” thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư bất động sản.
Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đến nay vẫn chưa thể an cư tại nơi ở mới. Khu tái định cư của dự án này hiện vẫn là những khoảng đất trống, chưa hoàn thiện hạ tầng.
Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Đến nơi ở mới, nhà cửa khang trang nhưng lại không có đất sản xuất, người dân lại quay về chỗ ở cũ, để lại khu tái định cư Raly - Rào đìu hiu, thưa bóng người, nhà cửa đã có dấu hiệu xuống cấp…
Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, huyện Sông Mã (Sơn La) đang tập trung mọi nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí về thực hiện chương trình nông thôn mới (NTM). Nhờ đó, vùng đất biên giới ngày càng thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Đồng Nai đang nỗ lực triển khai các công trình trọng điểm trên địa bàn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tỉnh đã gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án, nhất là việc cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp.
Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Mặc dù đã có những bước tiến trong việc phát triển sản xuất vật liệu xây dựng cả về lượng lẫn về chất, nhưng ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở địa bàn tỉnh Quảng Trị còn những hạn chế cần khắc phục.
Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Khi thực hiện di dời trong chương trình chỉnh trang đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh, các hộ gia đình đang có nhà trên và ven kênh rạch, sẽ được thuê hoặc mua nhà ở xã hội, góp phần ổn định cuộc sống của người dân.
Viện Khoa học công nghệ xây dựng:  Xứng danh đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới

Viện Khoa học công nghệ xây dựng: Xứng danh đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới

Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Viện Khoa học công nghệ xây dựng (IBST) đã lớn mạnh vượt bậc, đạt nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn cho công tác quản lý nhà nước của ngành Xây dựng, xứng danh đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Nhìn lại chặng đường đã qua, các thế hệ cán bộ, viên chức người lao động Viện luôn tự hào, tiếp tục nỗ lực hướng tới sự phát triển toàn diện trong giai đoạn tới.
Di sản Huế được giới thiệu bằng công nghệ Thực tế ảo hỗn hợp MR

Di sản Huế được giới thiệu bằng công nghệ Thực tế ảo hỗn hợp MR

Chính thức khai mạc chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023” gồm chuỗi sự kiện mang ý nghĩa lớn, thể hiện tình hữu nghị bền chặt giữa nhân dân Việt Nam và Lào đang diễn ra từ ngày 11/11 đến ngày 15/11 tại Trung tâm văn hoá thông tin tỉnh Thừa Thiên -Huế.
Ứng dụng BIM trong công trình hạ tầng kỹ thuật là thực tiễn bắt buộc

Ứng dụng BIM trong công trình hạ tầng kỹ thuật là thực tiễn bắt buộc

Ngày 8/11, Trung tâm Nghiên cứu phát triển hạ tầng kỹ thuật (CIRD) trực thuộc Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội thảo “Ứng dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong công trình hạ tầng kỹ thuật”.
Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD: Phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo tính khoa học

Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD: Phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo tính khoa học

Vừa qua, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 09/2023/TT-BXD Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. Để hiểu rõ hơn về những điểm mới trong lần sửa đổi này, Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Vũ Ngọc Anh – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng.
VIUP chuyển đổi số để nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch

VIUP chuyển đổi số để nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch

Với vai trò là đơn vị đầu ngành của Bộ Xây dựng trong nghiên cứu quy hoạch xây dựng, Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia đã và đang chuyển đổi theo hướng số hóa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ thông minh, nhằm nâng cao chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng.
Ứng dụng mô hình thông tin công trình BIM: Thúc đẩy chuyển đổi số ngành Xây dựng

Ứng dụng mô hình thông tin công trình BIM: Thúc đẩy chuyển đổi số ngành Xây dựng

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng mô hình thông tin công trình BIM trong lĩnh vực xây dựng góp phần rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng công tác thiết kế, thi công, quản lý dự án đầu tư xây dựng và thúc đẩy chuyển đổi số ngành Xây dựng.
Phát triển đô thị thông minh gắn với chuyển đổi số

Phát triển đô thị thông minh gắn với chuyển đổi số

Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 02/CT-TTg về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, Bộ Xây dựng (cơ quan thường trực của Đề án phát triển đô thị thông minh (ĐTTM) bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau đây gọi tắt là Đề án 950) đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung của Đề án, đồng thời triển khai các chương trình, kế hoạch nghiên cứu về phát triển ĐTTM.
Bình Dương: Bốn trụ cột chuyển đổi số

Bình Dương: Bốn trụ cột chuyển đổi số

Chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng và phát triển thành phố thông minh Bình Dương, với 4 trụ cột: Cải cách hành chính, phát triển kinh tế, môi trường bền vững, xã hội toàn diện.
Ngành Xây dựng TT-Huế: Hoàn thiện hạ tầng phục vụ chuyển đổi số

Ngành Xây dựng TT-Huế: Hoàn thiện hạ tầng phục vụ chuyển đổi số

Nhằm chuyển đổi số ngành Xây dựng hướng tới phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội, Sở Xây dựng TT-Huế đã tập trung đầu tư, nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số.
Sở Xây dựng Ninh Bình: Thực hiện nhiều giải pháp phát triển chuyển đổi số

Sở Xây dựng Ninh Bình: Thực hiện nhiều giải pháp phát triển chuyển đổi số

Trong những năm gần đây, Sở Xây dựng Ninh Bình đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong việc phát triển chính quyền số, chuyển đổi số.
Thái Nguyên: Nâng cao chất lượng chuyển đổi số

Thái Nguyên: Nâng cao chất lượng chuyển đổi số

Xác định hạ tầng số là nền tảng của sự phát triển, những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh nhận thức số, nhân lực số, an toàn an ninh mạng, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; tỉnh Thái Nguyên đã tăng cường phát triển hạ tầng số.
Ngành Xây dựng Tuyên Quang: Tích cực thực hiện chuyển đổi số

Ngành Xây dựng Tuyên Quang: Tích cực thực hiện chuyển đổi số

Thời gian qua, thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, Sở Xây dựng Tuyên Quang đã áp dụng hiệu quả phần mềm dịch vụ hành chính công - một cửa điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); duy trì và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, phủ kín các quy trình giải quyết TTHC trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng.
Sở Xây dựng Vĩnh Phúc: Nhiều giải pháp đồng bộ về chuyển đổi số

Sở Xây dựng Vĩnh Phúc: Nhiều giải pháp đồng bộ về chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thời gian qua, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về chuyển đổi số, góp phần hoàn thành sớm các nhiệm vụ được giao và nâng cao công tác quản lý trong hoạt động xây dựng.
Ngành Xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu: Đẩy mạnh chuyển đổi số

Ngành Xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu: Đẩy mạnh chuyển đổi số

Với mục tiêu thuộc top 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về mức độ chuyển đổi số và đến năm 2030, cơ bản hoàn thiện chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh, ngành Xây dựng tỉnh BR - VT nỗ lực triển khai hàng loạt giải pháp công nghệ, nhằm tối ưu hóa các hoạt động quản lý, điều hành, cung cấp dịch vụ công cho người dân và DN.
Báo Xây dựng bắt nhịp nhanh chuyển đổi số

Báo Xây dựng bắt nhịp nhanh chuyển đổi số

Chuyển đổi số báo chí ở Việt Nam nhằm xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước. Bám sát mục tiêu đó, thời gian qua, Báo Xây dựng coi chuyển đổi số như “chuyến tàu” không thể lỡ và là điều kiện tiên quyết để đi đến thành công, đóng góp cụ thể vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Ngành Xây dựng: Chuyển đổi số  nâng hiệu quả quản lý nhà nước

Ngành Xây dựng: Chuyển đổi số nâng hiệu quả quản lý nhà nước

Chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm toàn ngành Xây dựng hướng tới. Là cơ quan đi đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số của ngành, Bộ Xây dựng đã và đang triển khai mạnh mẽ các nhiệm vụ, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Bộ Xây dựng sẽ rà soát, sửa đổi QCVN 06:2022/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình

Bộ Xây dựng sẽ rà soát, sửa đổi QCVN 06:2022/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình

Bộ Xây dựng vừa có Quyết định số 516/QĐ-BXD giao nhiệm vụ cho Viện Khoa học công nghệ xây dựng thực hiện rà soát, sửa đổi QCVN 06:2022/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình.
Hội thảo “Giải pháp công nghệ giảm phát thải khí nhà kính trong ngành công nghiệp xi măng và thép tại Việt Nam”

Hội thảo “Giải pháp công nghệ giảm phát thải khí nhà kính trong ngành công nghiệp xi măng và thép tại Việt Nam”

Ngày 19/5, Công ty Cổ phần Công nghệ và Tư vấn CIC phối hợp với Carbon Re (V.Q Anh) và STX Group (Hà Lan) sẽ tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp công nghệ giảm phát thải khí nhà kính trong ngành công nghiệp xi măng và thép tại Việt Nam” dưới sự bảo trợ chính thức của Bộ Xây dựng, Đại sứ quán Vương quốc Anh và Đại sứ quán Hà Lan.
Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ XIII năm 2023

Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ XIII năm 2023

Sáng 12/5, tại thành phố Nam Định, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban Khoa học và Công nghệ vùng đồng bằng sông Hồng lần thứ XIII năm 2023; triển khai Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Áp dụng BIM trong công trình hạ tầng giao thông: Thách thức và giải pháp

Áp dụng BIM trong công trình hạ tầng giao thông: Thách thức và giải pháp

Ngày 06/5, Tạp chí Xây dựng - tạp chí khoa học chuyên ngành của Bộ Xây dựng phối hợp với Viện Kinh tế Xây dựng tổ chức Hội thảo trực tuyến “Áp dụng BIM trong công trình hạ tầng giao thông - Thách thức và giải pháp”.
Xem thêm