Bộ tượng Trúc Lâm Tam Tổ ở Nam Định được công nhận bảo vật quốc gia
![]() |
Tượng Đệ nhất Tổ Phật hoàng Trần Nhân Tông trong bộ tượng Trúc Lâm Tam Tổ ở chùa Phổ Minh, Nam Định. |
Bộ tượng Trúc Lâm Tam Tổ của Nam Định là 1 trong 27 hiện vật, nhóm hiện vật của nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước được công nhận bảo vật quốc gia tại Quyết định số 41/QĐ-TTg, ngày 30/1/2023.
Bộ tượng có niên đại từ thế kỷ XVII, hiện trạng còn nguyên vẹn, được tạo tác bằng chất liệu gỗ, sơn son, thếp vàng, khắc họa 3 vị Tổ của thiền phái Trúc Lâm gồm: Đệ nhất Tổ Phật hoàng Trần Nhân Tông, Đệ nhị Tổ Pháp Loa và Đệ tam Tổ Huyền Quang. Mỗi pho tượng có trọng lượng khoảng 150kg.
Ngoài chùa Phổ Minh ở Nam Định, hiện trong nước có 2 nơi đang sở hữu bộ tượng Trúc Lâm Tam Tổ cổ và nguyên vẹn là chùa Hoa Yên (Quảng Ninh) và chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang). Trong đó, chùa Phổ Minh và chùa Vĩnh Nghiêm có đủ bộ 3 tượng, còn chùa Hoa Yên thuộc Khu di tích danh thắng Yên Tử chỉ có tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Các bộ tượng ở mỗi địa phương có nhiều đặc điểm khác nhau, thể hiện tính độc bản ở một số khía cạnh. Về chất liệu, tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông chùa Phổ Minh tạo tác bằng chất liệu gỗ, sơn son, thếp vàng, còn tượng ở chùa Hoa Yên bằng chất liệu đá xanh.
Về tư thế, tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông chùa Phổ Minh tạc theo thế sư tử nằm, mô tả khoảnh khắc ngài nhập niết bàn. Tượng ở chùa Hoa Yên ở tư thế ngồi thiền buông thư, thân khoác pháp y. Tượng ở chùa Vĩnh Nghiêm tọa thiền ở thế buông thư, thân khoác y cửu điều, tay lần tràng hạt.
Theo mô-típ, tượng Phật nhập niết bàn thường gối đầu lên tay phải, đầu quay về hướng Bắc, mặt ngoảnh về hướng Tây, tay trái duỗi thẳng đặt lên người. Tuy nhiên, tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông chùa Phổ Minh lại khác biệt, đầu hướng về phía Đông, nơi có đền Trần thờ Thủy tổ và 14 vị Hoàng đế triều Trần, với ý nghĩa hướng về nguồn cội, tổ tiên. Đây được xem là điểm độc đáo nhất của tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tại chùa Phổ Minh, Nam Định.
Chùa Phổ Minh, thuộc Di tích quốc gia đặc biệt đền Trần và chùa Phổ Minh (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định), nơi thờ và lưu giữ bộ 3 pho tượng Trúc Lâm Tam Tổ.
Ngoài giá trị hiện vật gốc độc bản, hình thức độc đáo, bộ tượng Trúc Lâm Tam Tổ còn gắn với lịch sử hình thành, tồn tại của chùa Phổ Minh, công trình kiến trúc nổi tiếng thời Trần. Việc nghiên cứu bộ tượng không chỉ cho thấy thân thế, sự nghiệp, vai trò của Phật hoàng Trần Nhân Tông với vương triều Trần, quốc gia Đại Việt và vùng đất Thiên Trường, mà còn góp phần làm sáng tỏ vị trí của Ngài với chùa Phổ Minh, đặc biệt là thiền phái Trúc Lâm do ngài sáng lập.
Trước bộ tượng Trúc Lâm Tam Tổ, Nam Định đã có 4 hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia, gồm: Tượng Phật A Di Đà niên đại thế kỷ XII (chất liệu đá), lưu giữ tại chùa Ngô Xá, xã Yên Lợi, huyện Ý Yên; thành bậc lan can, thuộc tháp Chương Sơn ở huyện Ý Yên, có niên đại thế kỷ XII; mô hình nhà thời Trần, có niên đại thế kỷ XIII - XIV và bộ chân đèn, lư hương có niên đại thế kỷ XVI, đều được lưu giữ tại bảo tàng tỉnh.
Nổi bật trang chủ

Những vấn đề mới trong dự thảo sửa đổi Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014



Đọc thêm

Hải Phòng: Đẩy nhanh tiến độ Dự án mở rộng tuyến đường bộ ven biển

Sở Xây dựng Yên Bái tăng cường công tác quản lý hoạt động xây dựng

Khánh Hòa: Công bố loạt sự kiện dịp kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh

Nghệ An: Bàn giao nhà tình nghĩa và trao kinh phí hỗ trợ xây nhà cho người nghèo, khó khăn về nhà ở

Phê duyệt dự án hỗ trợ chuyển đổi số ngành Xây dựng tỉnh Thừa Thiên - Huế

Quảng Bình: Tăng cường quản lý chất lượng vật tư, vật liệu xây dựng

Chuyển đổi số ngành Xây dựng vì mục tiêu phát triển bền vững: Chuyển đổi thông qua đổi mới, sáng tạo

Lấy ý kiến về đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên - Huế đến năm 2045

Thủ tướng tiếp đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ

Xây dựng Tuyên Quang trở thành trung tâm sản xuất chế biến gỗ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đồng Tháp: Xây dựng công trình Đền thờ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều bằng nguồn vốn xã hội hóa

Sáng tác về hình tượng người chiến sĩ Cảnh vệ CAND: Tác phẩm “Lặng thầm bước chân” của Báo Xây dựng đạt giải

Tây Hồ (Hà Nội): Sớm đưa “Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Bình Định đặt mục tiêu phát triển du lịch năm 2023

Thái Nguyên: Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải nhận giải thưởng “Làng du lịch tốt nhất thế giới năm 2022”

Thanh Hóa: Tổ chức lễ hội Đền bà Triệu - nữ hào kiệt “làm cho tỏ mặt đàn bà nước Nam”

Lập Thạch (Vĩnh Phúc): Khánh thành Tượng đài Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn

Đắk Lắk: Đặc sắc ngày hội văn hóa các dân tộc tại huyện Ea Kar

Yên Bái ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn và phát triển du lịch 2023

Lễ hội mùa xuân trên cổng trời Đông Giang, Quảng Nam

Hà Nội: Không tổ chức hoạt động dễ dẫn đến các biến tướng tại các lễ hội

Siêu tàu du lịch Silver Muse cập cảng Nha Trang

Vĩnh Phúc: Cụm đình Hương Canh được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt

Giỗ tổ Hùng Vương năm 2023: Các hoạt động phần hội gắn kết chặt chẽ với du lịch

Triển lãm chuyên đề Khánh Hòa xưa và nay

Hưng Yên: Đầu tư 120 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo quần thể di tích lịch sử và kiến trúc quốc gia đặc biệt Phố Hiến

Bắc Giang: Tổ chức Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm có quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Tết Mường Thanh 2023 – gọi xuân Tây Bắc về

Người dân Đà Nẵng - Quảng Nam được giảm tới gần 60% giá vé tham quan Sun World Ba Na Hills trong tháng 3
