Phiên bản di động

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Cần làm rõ vai trò của hệ thống, mạng lưới đô thị, nông thôn

Ngày 14/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã đóng góp ý kiến nhằm làm rõ một số nội dung.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Cần làm rõ vai trò của hệ thống, mạng lưới đô thị, nông thôn
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Quy hoạch tổng thể quốc gia phải chỉ ra tiềm năng, lợi thế và giải pháp phát huy tối đa các nguồn lực.

Quy hoạch phải chỉ ra tiềm năng, lợi thế và giải pháp phát huy các nguồn lực

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh công tác quy hoạch có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển của đất nước. Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia theo Luật Quy hoạch trên cơ sở bám sát để cụ thể hóa đường lối Đại hội XIII của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), các Nghị quyết của Trung ương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, hướng tới các mục tiêu phát triển đất nước tới năm 2025, 2030 và 2045.

Thủ tướng chỉ đạo: Quy hoạch tổng thể quốc gia phải tuân thủ các quy định của pháp luật, bảo đảm chất lượng, khả thi, phù hợp với tình hình đất nước và có tư duy đổi mới cùng tầm nhìn chiến lược.

Thủ tướng đã nhấn mạnh quan điểm: Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới và sức mạnh bắt nguồn từ lòng dân. Do đó, quy hoạch phải chỉ ra được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh, từ đó có giải pháp phù hợp để phát huy tối đa các nguồn lực. Trong đó, nội lực (con người, thiên nhiên, truyền thống văn hóa - lịch sử) là cơ bản, chiến lược, quyết định và lâu dài. Ngoại lực (vốn, công nghệ, quản lý, đào tạo nhân lực…) sẽ mang tính đột phá và quan trọng.

Thủ tướng khẳng định: Việt Nam luôn coi nguồn nhân lực là yếu tố có tính chất quyết định. Xuyên suốt quá trình này là phát huy tối đa phẩm chất, trí tuệ và năng lực của con người Việt Nam cho sự phát triển.

Thủ tướng cũng yêu cầu Hội đồng thẩm định phải coi trọng tính khả thi của quy hoạch; xem xét các hành lang phát triển, vùng động lực, cực tăng trưởng xem đã xác định đúng chưa?

Thủ tướng nhận định: Việc xây dựng Quy hoạch đã quan trọng, nhưng công tác thẩm định còn quan trọng hơn. Đây là một công việc khó khăn, có quy mô rộng, phức tạp, nhạy cảm và lần đầu tiên triển khai thực hiện, do đó các đơn vị phải đoàn kết, thống nhất, phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, lắng nghe ý kiến của nhau và quyết định theo đa số với tinh thần trách nhiệm cao nhất để bảo đảm chất lượng và tiến độ công việc.

Hội đồng thẩm định sẽ có vai trò quan trọng để chỉ ra được những vấn đề khả thi để thực hiện, bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, mang lại hiệu quả và đạt được các mục tiêu đề ra.

Cần làm rõ vai trò của hệ thống, mạng lưới đô thị, nông thôn

Đóng góp ý kiến tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng cần nghiên cứu làm rõ một số nội dung.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Cần làm rõ vai trò của hệ thống, mạng lưới đô thị, nông thôn
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đóng góp ý kiến tại Hội nghị thẩm định.

Đối với nội dung Hợp phần thực trạng và phương hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn, theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, cần làm rõ thực trạng. Trong đó, cần đánh giá kỹ, rõ hơn về vai trò, đóng góp của mạng lưới đô thị, nông thôn; Đánh giá về chất lượng đô thị, đô thị hóa, tác động của việc mở rộng, phát triển đô thị.

Đánh giá làm rõ vai trò của hệ thống, mạng lưới đô thị, nông thôn đối với việc tổ chức không gian kinh tế - xã hội; phát triển không gian biển; phân vùng và liên kết vùng trong định hướng không gian tổng thể quốc gia hiện nay.

Đặc biệt, cần làm rõ vai trò của các đô thị cấp quốc gia đối với các vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực và bổ sung; Làm rõ những vấn đề, yêu cầu đối với công tác quản lý, phát triển hệ thống đô thị, nông thôn trong thời kỳ mới như đô thị thông minh, đô thị xanh, đô thị phát triển bền vững...

Bổ sung nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong phát triển đô thị, nông thôn, đặc biệt là các chỉ tiêu về phát triển vùng đô thị lớn.

Về phương hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đề nghị: Quan điểm, mục tiêu phát triển cần bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị, các Nghị quyết về cơ chế chính sách đặc thù của các địa phương và các định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực có liên quan đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

Phương hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn và mối liên kết đô thị - nông thôn cần làm rõ nội dung tổ chức phân bố dân cư trong cấu trúc đô thị quốc gia được lựa chọn; nghiên cứu đánh giá tác động của xu hướng di dân ngày càng cao đến các vùng đô thị lớn.

Định hướng phát triển hệ thống đô thị cần gắn với các vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực và vùng đô thị lớn (vùng đô thị Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh); Định hướng quy hoạch, phát triển đô thị và quản lý đối với các loại hình đô thị mới như thông minh, xanh, ứng phó biến đổi khí hậu...

Bộ trưởng Bộ Xây dựng đồng thời đề nghị làm rõ vai trò, mối quan hệ, phạm vi ranh giới giữa vùng đô thị lớn đối với các vùng kinh tế trọng điểm và vùng động lực được đề xuất tại Quy hoạch tổng thể quốc gia; giữa hệ thống các đô thị trọng điểm, cực tăng trưởng gắn với không gian của 08 hành lang kinh tế Đông – Tây, hành lang kinh tế Bắc - Nam (là các tuyến giao thông đường bộ cao tốc, đường sắt, kết nối các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn). Bổ sung nội dung phương hướng phát triển đối với hệ thống đô thị ven biển và hải đảo.

Đề xuất rõ phương hướng, giải pháp phát triển hệ thống đô thị, nông thôn quốc gia và xác định rõ các tiêu chí để xác định các chương trình, dự án phát triển đô thị, nông thôn quan trọng; phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị cần được ưu tiên triển khai thực hiện.

Xác định cụ thể các nội dung, các chỉ tiêu cần quản lý theo quy hoạch tổng thể quốc gia; các chỉ tiêu cần khảo sát, quản lý theo quy hoạch ngành quốc gia. Các vấn đề, nội dung cụ thể sẽ được thể hiện rõ hơn trong quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Cần làm rõ vai trò của hệ thống, mạng lưới đô thị, nông thôn
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị và các đại biểu trao đổi bên lề Hội nghị thẩm định.

Đối với nội dung Hợp phần thực trạng và phương hướng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng phần hiện trạng cần đánh giá kỹ hiện trạng các quy hoạch đã thực hiện, nêu mặt được, mặt còn hạn chế trong quá trình thực hiện, làm căn cứ đề xuất định hướng vào báo cáo quy hoạch tổng thể quốc gia.

Rà soát nội dung số liệu để thống nhất với số liệu đã thực hiện lập Quy hoạch thăm dò, khai thác chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm VLXD thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang thực hiện; cần có số liệu tổng hợp các loại khoáng sản chính đã thăm dò khai thác trên phạm vi toàn quốc.

Về phần định hướng, Bộ trưởng cho rằng: Hoạt động khoáng sản nói chung và khoáng sản làm vật liệu xây dựng nói riêng là một ngành kinh tế quan trọng đáp ứng nhu cầu cho quá trình và xây dựng phát triển đất nước, do đó nội dung báo cáo trong Hợp phần để việc sử dụng khoáng sản phục vụ ngành VLXD, đảm bảo hài hòa, gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khoáng sản theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chiến lược phát triển VLXD đã phê duyệt.

Hợp phần Quy hoạch khoáng sản làm VLXD trong quy hoạch tổng thể quốc gia phải đảm bảo tính định hướng thống nhất để các quy hoạch cấp thấp hơn thực hiện, đảm bảo không chồng chéo, mâu thuẫn.

Cần đánh giá bổ sung các đánh giá, khuyến khích khai thác khoáng sản để phát triển các loại vật liệu xanh, vật liệu mới, vật liệu nhằm giảm khai thác và sử dụng tài nguyên đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tuần hoàn, tăng cường phát triển vật liệu xây dựng thay thế đáp ứng nhu cầu trên cả nước, đặc biệt các khu vực phía Nam.

Cần rà soát các nội dung trong Hợp phần quy hoạch để tích hợp bổ sung vào hồ sơ quy hoạch tổng thể quốc gia (tại Báo cáo thuyết minh, Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt Quy hoạch tổng thể quốc gia) những vấn đề chính yếu; đề xuất các loại khoáng sản chính cần thăm dò khai thác tại các địa bàn trọng điểm trên phạm vi toàn quốc.

Sau cùng, Bộ trưởng cho biết: Những nội dung cụ thể chi tiết sẽ thể hiện rõ trong Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD đang được lập và sẽ trình, phê duyệt vào cuối năm 2022.

Mở ra không gian, cơ hội và động lực phát triển mới cho đất nước

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch tổng thể quốc gia tập trung vào phân bố và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường có tầm quan trọng cấp quốc gia, quốc tế và có tính liên vùng trên phạm vi cả nước.

Quy hoạch sẽ đề xuất định hướng bố trí, sắp xếp lại không gian phát triển của đất nước, mở ra không gian phát triển mới, cơ hội phát triển mới và động lực phát triển mới để đạt mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định, đến năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Quy hoạch sẽ tập trung thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm. Một là xác định các quan điểm lớn về phát triển quốc gia. Hai là xác định và định hướng phát triển cho các vùng động lực, cực tăng trưởng. Ba là hình thành các trục và hành lang kinh tế. Bốn là hoàn thiện mạng lưới kết cấu hạ tầng.

Quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch tích hợp, tổng hợp, đòi hỏi sự phối hợp liên ngành, liên cấp, có sự tham gia, vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương, các viện nghiên cứu, các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Cần làm rõ vai trò của hệ thống, mạng lưới đô thị, nông thôn
Toàn cảnh Hội nghị.

Trong quá trình triển khai lập quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với 16 Bộ, ngành xây dựng Báo cáo Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia (các quan điểm, mục tiêu và định hướng ưu tiên phát triển).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng tham khảo nhiều kinh nghiệm quốc tế, trong đó có quy hoạch quốc gia của các nước có nhiều điều kiện tương đồng Việt Nam và phát triển với mức độ cao hơn trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia.

Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng đã cử chuyên gia hỗ trợ nghiên cứu, góp ý cho các nội dung lớn của Báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia.

Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thành lập theo Quyết định số 965/QĐ-TTg ngày 10/08/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành là Chủ tịch Hội đồng.

Theo Phương Trang – Quý Anh (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)/Báo Xây dựng
Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/bo-truong-nguyen-thanh-nghi-can-lam-ro-vai-tro-cua-he-thong-mang-luoi-do-thi-nong-thon-339996.html

Nổi bật trang chủ

VICEM chuyển lửa truyền thống từ đất Tổ vua Hùng

Địa phương báo cáo về phát triển nhà ở xã hội
Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5: Sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)
Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Đọc thêm

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Ngày 09/01/2024, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình, thôn Trung Am, xã Lý Học, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng, Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Bảo TP Hải Phòng đã long trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 438 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hơn 10 vạn người dân huyện Vĩnh Bảo, các tỉnh lân cận Hải Dương, Thái Bình đã về dự.
Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu phát triển toàn diện, trở thành trung tâm phát triển năng động, công nghiệp dịch vụ hiện đại, đô thị xanh, là khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Theo khảo sát của Cushman & Wakefield (Công ty Môi giới đầu tư BĐS toàn cầu), Việt Nam hiện đang đứng đầu trong danh sách lựa chọn của các nhà đầu tư toàn cầu về lĩnh vực công nghiệp logistics trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhờ vào nhiều ưu điểm kỹ thuật và chiến lược.
Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Sáng 06/01, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự Lễ khởi công Dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại phường Tràng Cát, quận Hải An, TP Hải Phòng. Với quy mô 4.300 căn, đây là dự án NƠXH đầu tiên có quy mô và hạ tầng tiện ích lớn nhất của Vinhomes tại Hải Phòng, góp phần an cư cho hàng chục nghìn người lao động địa phương.
Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Tiếp tục góp ý cho Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị với Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến quỹ phát triển đất. Theo HoREA, Dự thảo Luật hiện nay bỏ quy định về quỹ phát triển đất nên không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định của Luật Đất đai, lại vừa thiếu cơ chế để triển khai thực hiện Chương VIII về phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất.
Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 09/01/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, GTVT, TN&MT; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, liên quan đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách, hồ sơ xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và soạn thảo các văn bản quy định chi tiết Luật, Nghị định.
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Ngày 10/1, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai công tác năm 2024. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Sở Xây dựng Quảng Ninh đạt nhiều thành tích tốt đẹp trong năm 2023, đã đặt mục tiêu năm mới 2024 với thắng lợi mới. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh về kết quả công tác năm cũ được xác định là động lực cho năm mới; và năm mới với những mục tiêu then chốt mới.
Giấc mơ an cư

Giấc mơ an cư

Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo xây nhà phòng tránh lũ, lụt theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Hà Tĩnh đã tập trung triển khai với phương châm đúng đối tượng, đúng chế độ và thời gian quy định… mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc.
VICEM chuyển lửa truyền thống từ đất Tổ vua Hùng

VICEM chuyển lửa truyền thống từ đất Tổ vua Hùng

“VICEM cần nâng cao năng lực phân tích, dự báo thị trường để xây dựng kịch bản sản xuất và chạy lò hiệu quả nhất. Triển khai Đề án sắp xếp, tái cơ cấu Tổng công ty giai đoạn 2021 - 2025, chú ý xác định cơ cấu phù hợp thực lực của Tổng công ty và thị trường”, đó là phát biểu chỉ đạo của Thứ trưởng Bùi Xuân Dũng tại Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023 và Kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống ngành Xi măng Việt Nam, do Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) tổ chức ngày 08/01, tại Phú Thọ.
Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách, hồ sơ xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và soạn thảo các văn bản quy định chi tiết Luật, Nghị định.
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Ngày 10/1, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai công tác năm 2024. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5: Sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)

Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5: Sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)

Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thứ 29, là phiên họp thường kỳ đầu tiên trong năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất một số nội dung trọng tâm cho Kỳ họp bất thường lần thứ 5.
Hoàn thiện thể chế ngành Xây dựng

Hoàn thiện thể chế ngành Xây dựng

Nhằm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong năm tới, Cục, Vụ thuộc Bộ đã có những đề xuất, kiến nghị với các đơn vị, địa phương.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Xây dựng Luật và phát triển nhà ở xã hội

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Xây dựng Luật và phát triển nhà ở xã hội

Nhận định năm 2024 tiếp tục là một năm khó khăn đối với ngành Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh 3 nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện tốt để hoàn thành kế hoạch đề ra, gồm: Xây dựng thể chế pháp luật; Quy hoạch, phát triển đô thị; Phát triển nhà ở, nhất là nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp và quản lý thị trường BĐS, đảm bảo phát triển lành mạnh, ổn định.
Dấu ấn ngành Xây dựng năm 2023

Dấu ấn ngành Xây dựng năm 2023

Năm 2023, ngành Xây dựng đối diện với thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn vẫn nhiều hơn. Bằng sự quyết tâm chỉ đạo của Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Xây dựng, các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ, các DN trong Ngành tập trung, nỗ lực thực hiện các chương trình, kế hoạch và đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Tốc độ tăng trưởng ngành Xây dựng ước đạt 7,3 - 7,5%. Cùng Báo Xây dựng nhìn lại thành quả đạt được của ngành Xây dựng trong năm 2023 qua một số dấu ấn quan trọng, nổi bật.
Đến năm 2025, xây dựng Mộc Châu thành Khu du lịch quốc gia

Đến năm 2025, xây dựng Mộc Châu thành Khu du lịch quốc gia

Ngày 27/12, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đã chủ trì Hội nghị thẩm định Nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2045.
58 đồ án xuất sắc được trao giải tại Giải thưởng Loa Thành lần thứ 35

58 đồ án xuất sắc được trao giải tại Giải thưởng Loa Thành lần thứ 35

Ngày 25/12, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia (Hà Nội) đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Loa Thành lần thứ 35. Giải thưởng do Bộ Xây dựng, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Kiến trúc sư Việt Nam phối hợp tổ chức.
Hội đồng chấp thuận kết quả nghiệm thu của Chủ đầu tư đối với dự án Mỹ Thuận 2

Hội đồng chấp thuận kết quả nghiệm thu của Chủ đầu tư đối với dự án Mỹ Thuận 2

Ngày 21/12, tại Vĩnh Long, Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng (Hội đồng) tiến hành kiểm tra công tác nghiệm thu Dự án thành phần đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Ngành Xây dựng năm 2024: Tập trung xây dựng thể chế pháp luật và phát triển nhà ở xã hội

Ngành Xây dựng năm 2024: Tập trung xây dựng thể chế pháp luật và phát triển nhà ở xã hội

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong năm 2023, nhưng ngành Xây dựng vẫn có tốc độ tăng trưởng ước đạt 7,3% - 7,5%, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong năm nay. Hướng đến năm 2024, Bộ Xây dựng đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 6,5% - 7% và hoàn thành một số nhiệm vụ quan trọng như xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn…
T&T Group hợp tác với Hiệp hội Golf Việt Nam khánh thành Học viện T&T Golf Academy

T&T Group hợp tác với Hiệp hội Golf Việt Nam khánh thành Học viện T&T Golf Academy

Hôm nay (26/12), Tập đoàn T&T Group đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Hiệp hội Golf Việt Nam (VGA) và chính thức ra mắt Học viện T&T Golf Academy - Học viện golf đầu tiên có sự bảo trợ của VGA.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng nhận Bằng khen của JICA

Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng nhận Bằng khen của JICA

Ngày 19/12, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao tặng Bằng khen của Cơ quan Hợp tác Quốc tế JICA cho nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, vì những đóng góp của ông trong lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng nói riêng và cho ngành Xây dựng nói chung.
Hội đồng chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1

Hội đồng chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1

Vừa qua, tại Hà Nội, Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu (Hội đồng) đã tiến hành họp trực tuyến và trực tiếp về kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành đưa nhà máy vào khai thác, sử dụng Tổ máy số 1, Tổ máy số 2 và toàn bộ Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 (tỉnh Hậu Giang).
Chấp thuận thông xe tuyến chính dự án cao tốc Quốc Lộ 45 - Nghi Sơn

Chấp thuận thông xe tuyến chính dự án cao tốc Quốc Lộ 45 - Nghi Sơn

Ngày 15/12, tại Thanh Hoá, Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng (Hội đồng) tiến hành kiểm tra công tác nghiệm thu đoạn tuyến cao tốc thuộc dự án thành phần Quốc Lộ 45 - Nghi Sơn thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Phấn đấu phê duyệt xong các quy hoạch

Phấn đấu phê duyệt xong các quy hoạch

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023. Nghị quyết nêu rõ, thời gian tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; triển vọng kinh tế toàn cầu tăng trưởng bấp bênh, không đều, rủi ro gia tăng. Ở trong nước, nền kinh tế nước ta có cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.
Bình Dương đang là một trong những địa phương tiên phong trong việc phát triển đô thị thông minh

Bình Dương đang là một trong những địa phương tiên phong trong việc phát triển đô thị thông minh

Đây là nhận định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trong tham luận với chủ đề “Đô thị hóa, phát triển đô thị tỉnh Bình Dương - những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội” tại Hội thảo khoa học “Mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới đất nước” diễn ra ngày 13/12 tại Bình Dương, do Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét 19 nội dung quan trọng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét 19 nội dung quan trọng

(Xây dựng) - Sáng 13/12, tại Nhà Quốc hội, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 28.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần Thơ cần phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đi lên bằng nội lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần Thơ cần phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đi lên bằng nội lực

Sáng 10/12, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến thành phố Cần Thơ. Theo Quyết định số 1519/QĐ-TTg ngày 02/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Cần Thơ là trung tâm tăng trưởng vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại đậm bản sắc văn hóa xứ Tây Đô…
Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng

Sáng 7/12, Đoàn kiểm tra số 885 của Bộ Chính trị thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Trưởng Đoàn kiểm tra chủ trì Hội nghị.
Xem thêm