Biến nguy thành cơ, làm du lịch chung với lũ
Nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi non, phong cảnh rất hữu tình, nên thơ, với những hang núi đá vôi rất đẹp như hang Tú Làn, hang Tiên, hang chuột, không khí rất trong lành... xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) quả là đã được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi. Nhưng, thiên nhiên có thể ưu đãi được thì thiên nhiên cũng có thể giáng họa được, chính vì nằm giữa bốn bề núi non nên mỗi mùa mưa, nước từ bốn bề núi trút xuống như thác, đã biến Tân Hóa trở thành cái “rốn lũ” của huyện, bị dìm ngập trong nước. Nhiều năm trước, mùa mưa sắp đến là người dân Tân Hóa lại phải tìm đến các sườn núi cao để tránh lũ. Tuy vậy, có những trận lũ ập đến quá nhanh như trận lũ năm 2010, nước đổ về quá nhanh, người dân chỉ kịp chạy thoát thân lên núi còn gia súc gia cầm, lương thực... thì mất sạch, chỉ một buổi sáng, cả xã bị dìm sâu dưới 10 m nước lũ. Mấy ngày liền, máy bay của quân đội chở mỳ tôm, nước uống... đến cứu đói cho bà con, nhưng vì mỗi người tránh lũ ở một vị trí khác nhau nên máy bay cứ lượn lòng vòng mãi mà không thể thả đồ tiếp tế được, sau phải dùng xuồng nhỏ len lỏi vào các sườn núi, mới tiếp cận được dân. Rất nhiều năm, Tân Hóa được xếp vào diện xã nghèo của một huyện nghèo, đời sống của người dân rất cực khổ. Cả xã chỉ còn lại vài trăm người đàn ông trung niên ở nhà, còn tất cả phiêu bạt đi các nơi làm thuê hết.
![]() |
Thung lũng Tú Làn ở xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa cũng sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp với vô số hang động kỳ vĩ. |
Để tránh lũ, dần dần người dân Tân Hóa đã nghĩ ra cách dùng những thùng phuy nhựa bịt kín miệng, ghép tre thành bè rồi trữ sẵn lương thực, củi, nước... lên đó, nước lên đến đâu, bè nổi đến đó. Rồi dần dần, người Tân Hóa dùng những thùng phuy lớn hơn, có sức nâng lớn hơn, ghép thành những ngôi nhà rộng từ 35 - 40 m2, có vách tôn và lợp mái tôn để chống mưa, buộc dây vào những cột gỗ hay cột bê tông cao từ 6 - 10 m. Thế là mặc cho lũ lụt, mưa gió, chủ nhà cứ ung dung sống trong căn nhà nổi của mình, lũ lên đến đâu “nhà” nổi lên đến đó. Còn gia súc gia cầm thì từ trước đó đã được chuyển vào sườn núi.
“Tiếng lành đồn xa”, những ngôi nhà nổi Tân Hóa đã gợi tính tò mò của rất nhiều du khách. Cứ mỗi mùa lũ, du khách khắp nơi lại tìm về để trải nghiệm cảnh “sống chung với lũ”. Và thế là những ngôi nhà nổi bỗng trở thành những homestay. Ở trong đó, du khách vừa được trải nghiệm cảnh bồng bềnh trên lũ, vừa được thưởng thức những đặc sản của người dân tộc Nguồn (người dân Tân Hóa chủ yếu là người dân tộc Nguồn) như món pồi, món ốc, món cá thính chua, thịt heo nướng lá chanh…và cả món cá do đứng trên nhà nổi quăng chài bắt được nữa. Hết lũ, lại kéo về nhà chính của chủ homestay để tham quan hang động, thưởng thức phong cảnh hữu tình, nên thơ của núi non điệp trùng. Có năm, khách còn đến nhà trước cả mùa mưa để nằm nhà “mong mưa” để được bồng bềnh trên lũ.
Hiện tại, gần như nhà nào ở Tân Hóa cũng làm homestay. Nhà có điều kiện thì tự làm. Không có, thì được một doanh nghiệp đầu tư rồi tiền thu được từ homestay chia theo tỷ lệ: doanh nghiệp 40% còn chủ nhà 60%. Homestay đã mang lại cho các hộ dân kinh doanh du lịch theo hình thức này từ 10 - 20 triệu đ/tháng. Rất nhiều thanh niên thường ngày đi làm thuê ở xa nay đã trở về. Nhiều người đã có điều kiện theo học ngành du lịch, nấu ăn ở các trường chuyên nghiệp. Đời sống của người dân Tân Hóa đã được nâng cao nhiều lần so với trước.
Người đời có câu “trong nguy có cơ”. Nhờ biết biến nguy thành cơ, người dân Tân Hóa đã tự cứu được mình và đang tiến tới làm giàu. Mới đây, một niền vui đặc biệt đã đến với vùng “rốn lũ” này. Tổ chức du lịch thế giới của Liên Hợp quốc (UNWTO) đã trao tặng danh hiệu “làng du lịch tốt nhất thế giới” cho Tân Hóa.
Nổi bật trang chủ

Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)



Đọc thêm

Ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố xanh và thông minh

Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Yên Phong (Bắc Ninh): Miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Quảng Trị: Bao giờ người dân ở khu tái định cư Raly - Rào mới… an cư?

Sông Mã (Sơn La): Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Đồng Nai: Cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp còn nhiều vướng mắc

Quảng Trị: Sản xuất vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế

Các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch được thuê, mua nhà ở xã hội

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm

Con người sẽ ra sao, nếu…?

“Tôn sư trọng đạo” - truyền thống quý báu

Biến nguy thành cơ, làm du lịch chung với lũ

Giảm biên chế không chỉ mang tính cơ học

Khi bài báo khoa học trở thành... hàng hóa

Bao giờ Hà Nội “hết khát” công viên?

Khổ vì nước

Tiền lương mới theo vị trí việc làm

Làm 1 luật, phải sửa 8 luật

Mất rừng và lũ quét

Bao giờ Việt Nam trở thành “bếp ăn thế giới”?

Ai đã ăn bớt miếng cơm của các vận động viên?

Lại cấm xe máy vào nội đô?

Nhiều cán bộ vi phạm nồng độ cồn

Vụ cháy nhà ở Thanh Xuân, Hà Nội: Khoảng trống pháp luật

“Chết khát” cạnh nhà máy nước sạch

“Mất bò mới lo làm chuồng”…

Nhà ở khúc đường cong lợi hay hại?
