Phiên bản di động

Điểm danh những dự án “ung nhọt” cần được “giải phẫu”:

Bài 31: Nghịch lý tại Ninh Bình - người dân vẫn “khát” khi sống cạnh những công trình nước sạch tiền tỷ

Nhiều công trình nước sạch ở tỉnh Ninh Bình được đầu tư chục tỷ đồng với mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo vệ sinh môi trường cho người dân ở vùng nông thôn, nhưng hiện tại có không ít công trình nước sạch đã hoàn thiện nhưng bị bỏ hoang, không hoạt động hoặc xây dựng dang dở.
Bài 31: Nghịch lý tại Ninh Bình - người dân vẫn “khát” khi sống cạnh những công trình nước sạch tiền tỷ
Công trình nước sạch ở xã Gia Minh sau nhiều năm bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm.

Tại xã Gia Minh, huyện Gia Viễn, mặc dù phần lớn người dân trong xã đã được tiếp cận với nước sạch, tuy nhiên trên địa bàn vẫn còn 29 hộ dân thuộc xóm Lò nằm ở khu vực ngoài đê vẫn chưa có nước sạch để sử dụng. Trong khi chỉ cách đó khoảng 1,5km lại là công trình nước sạch bị bỏ hoang suốt nhiều năm.

Chị Phạm Thị Nga, người dân xóm Lò, xã Gia Minh cho biết: Nhiều năm trước, người dân trong xóm đã bỏ tiền để đấu nối nguồn nước sạch từ xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn về sử dụng, nhưng 3 năm trở lại đây, do đường ống bị hư hỏng nên mất nước liên tục. Nếu bây giờ chuyển sang dẫn nước từ trung tâm xã vào thì quá xa, bà con không thể đủ điều kiện kinh tế. Trong khi nguồn nước giếng khoan thì đục, nhiễm phèn, muốn sử dụng phải xây dựng hệ thống bể lọc cũng rất tốn kém. Chưa kể nguồn nước giếng khoan cũng chỉ đủ dùng để giặt giũ quần áo và tắm rửa hàng ngày nên sử dụng cũng phải rất tiết kiệm.

Hầu hết, các gia đình ở đây đều sử dụng nước mưa là nguồn cấp nước chính để nấu ăn và đun sôi để uống. Tuy nhiên, vào mùa khô thì hầu hết phải mua nước đóng bình về phục vụ ăn uống nên mỗi tháng cũng phải mất thêm vài trăm nghìn tiền nước, chị Nga cho biết thêm.

Bài 31: Nghịch lý tại Ninh Bình - người dân vẫn “khát” khi sống cạnh những công trình nước sạch tiền tỷ
Hiện có rất nhiều công trình nước sạch ở vùng nông thôn của tỉnh Ninh Bình đang trong tình trạng bị hư hỏng hoặc bỏ hoang.

Cùng chung cảnh “khát” nước sạch, hiện có hơn 1.000 nhân khẩu ở thôn Cao Thắng, xã Đức Long, huyện Nho Quan cũng đang vô cùng khó khăn khi chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch từ các công trình cấp nước sạch tập trung.

Nhiều người dân thôn Cao Thắng chia sẻ: Chúng tôi vẫn đang mong mỏi từng ngày để được sử dụng nước sạch sinh hoạt từ các công trình cấp nước tập trung vừa đảm bảo vệ sinh vừa cải thiện chất lượng cuộc sống. Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân thường xuyên kiến nghị với các cấp chính quyền nhưng đến nay bài toán “khát” nước sạch ở đây vẫn chưa được giải quyết.

Bài 31: Nghịch lý tại Ninh Bình - người dân vẫn “khát” khi sống cạnh những công trình nước sạch tiền tỷ
Nhiều công trình nước sạch được đầu tư cả tỷ hoặc chục tỷ đồng nhưng bị “đắp chiếu” gây lãng phí rất lớn.

Theo thống kê, tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 109 công trình cấp nước tập trung, trong đó có 69 công trình đang hoạt động, số còn lại đang trong tình trạng bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang. Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện miền núi Nho Quan hiện nay có hơn 20 công trình, trạm cấp nước sạch bị hư hỏng, bỏ hoang tại các xã Lạng Phong, Quảng Lạc, Yên Quang, Phú Long, Quỳnh Lưu, Văn Phong, Cúc Phương, Kỳ Phú, Đức Long, Thạch Bình...

Trong số các công trình đang bị bỏ hoang, ngoài những công trình có quy mô nhỏ, cấp nước cho nhóm hộ gia đình được đầu tư xây dựng chủ yếu từ nguồn vốn UNICEF tài trợ thì cũng có không ít những công trình quy mô toàn xã, công suất thiết kế hàng nghìn m3/ngày đêm, với số vốn đầu tư cả chục tỷ đồng nhưng cũng bỏ hoang nhiều năm, gây lãng phí. Có thể kể đến như công trình cấp nước sạch tập trung tại xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, được xây dựng và đi vào cấp nước cách đây hơn 10 năm nhưng cũng chỉ hoạt động được một thời gian ngắn sau đó thì dừng hẳn.

Bài 31: Nghịch lý tại Ninh Bình - người dân vẫn “khát” khi sống cạnh những công trình nước sạch tiền tỷ
Nhiều khu dân cư gần với nhà máy nước nhưng vẫn “khát” nước sạch.

Theo lãnh đạo xã Quảng Lạc, nguyên nhân của vấn đề này là do địa bàn xã quá rộng, dân cư lại sống thưa thớt nên tỉ lệ thất thoát nước cao. Hơn nữa, ở vùng này, hầu như quen với việc sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt hàng ngày nên tỉ lệ dùng nước máy thấp, lượng nước sử dụng ít. Vì vậy, nguồn thu của nhà máy không đủ để bù lại chi phí vận hành, duy tu, sửa chữa nên nhà máy đã dừng hoạt động từ nhiều năm nay.

Cùng cảnh “đắp chiếu” là công trình cấp nước sạch tập trung tại thị trấn Me, huyện Gia Viễn được đầu tư cả chục tỷ đồng để xây dựng và đã hoàn thiện đến 95%, tuy nhiên không hiểu vì lý do gì mà công trình này lại bỏ hoang từ nhiều năm nay và không thấy động thái tái khởi động dự án này.

Việc nhiều công trình nước bị bỏ hoang, hoặc đầu tư xây dựng dở dang đã và đang làm lãng phí không ít nguồn vốn ngân sách mà mục tiêu đầu tư lại không hề đạt được khiến dư luận nhân dân không khỏi bất bình. Chính quyền các cấp tỉnh Ninh Bình, các ngành chức năng của tỉnh chịu trách nhiệm gì về tình trạng thất thoát lãng phí này? Các ngành chức năng cần sớm vào cuộc làm rõ.

Theo Anh Tú/Báo Xây dựng
Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/bai-31-nghich-ly-tai-ninh-binh-nguoi-dan-van-khat-khi-song-canh-nhung-cong-trinh-nuoc-sach-tien-ty-335290.html

Nổi bật trang chủ

VICEM chuyển lửa truyền thống từ đất Tổ vua Hùng

Địa phương báo cáo về phát triển nhà ở xã hội
Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5: Sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)
Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Đọc thêm

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Hơn 10 vạn người dự lễ hội Đền Trạng Trình

Ngày 09/01/2024, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình, thôn Trung Am, xã Lý Học, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng, Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Bảo TP Hải Phòng đã long trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 438 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hơn 10 vạn người dân huyện Vĩnh Bảo, các tỉnh lân cận Hải Dương, Thái Bình đã về dự.
Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Bình Dương: Quy hoạch sẽ là “kim chỉ nam” để phát triển toàn diện

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu phát triển toàn diện, trở thành trung tâm phát triển năng động, công nghiệp dịch vụ hiện đại, đô thị xanh, là khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Bất động sản logistics: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp lớn

Theo khảo sát của Cushman & Wakefield (Công ty Môi giới đầu tư BĐS toàn cầu), Việt Nam hiện đang đứng đầu trong danh sách lựa chọn của các nhà đầu tư toàn cầu về lĩnh vực công nghiệp logistics trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhờ vào nhiều ưu điểm kỹ thuật và chiến lược.
Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng: Góp phần an cư cho hàng chục nghìn lao động

Sáng 06/01, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự Lễ khởi công Dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại phường Tràng Cát, quận Hải An, TP Hải Phòng. Với quy mô 4.300 căn, đây là dự án NƠXH đầu tiên có quy mô và hạ tầng tiện ích lớn nhất của Vinhomes tại Hải Phòng, góp phần an cư cho hàng chục nghìn người lao động địa phương.
Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Cần giữ lại quy định về quỹ phát triển đất trong Dự thảo Luật Đất đai

Tiếp tục góp ý cho Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị với Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến quỹ phát triển đất. Theo HoREA, Dự thảo Luật hiện nay bỏ quy định về quỹ phát triển đất nên không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định của Luật Đất đai, lại vừa thiếu cơ chế để triển khai thực hiện Chương VIII về phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất.
Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Tháo gỡ vướng mắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 09/01/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, GTVT, TN&MT; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, liên quan đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Hoàn thiện chính sách quản lý phát triển đô thị

Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách, hồ sơ xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và soạn thảo các văn bản quy định chi tiết Luật, Nghị định.
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đào tạo trong năm 2023

Ngày 10/1, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai công tác năm 2024. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Quảng Ninh: Phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương

Sở Xây dựng Quảng Ninh đạt nhiều thành tích tốt đẹp trong năm 2023, đã đặt mục tiêu năm mới 2024 với thắng lợi mới. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh về kết quả công tác năm cũ được xác định là động lực cho năm mới; và năm mới với những mục tiêu then chốt mới.
Giấc mơ an cư

Giấc mơ an cư

Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo xây nhà phòng tránh lũ, lụt theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Hà Tĩnh đã tập trung triển khai với phương châm đúng đối tượng, đúng chế độ và thời gian quy định… mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc.
Sở Xây dựng Kiên Giang: Cần xem lại báo cáo làm rõ thông tin báo chí

Sở Xây dựng Kiên Giang: Cần xem lại báo cáo làm rõ thông tin báo chí

Ngày 28/12/2023, Sở Xây dựng Kiên Giang có Văn bản số 3545/BC- SXD gửi UBND tỉnh về việc làm rõ thông tin báo chí. Qua nghiên cứu văn bản này, chúng tôi thấy một số vấn đề cần được làm sáng tỏ.
Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Thống nhất pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn

Luật Quy hoạch Đô thị và Nông thôn sẽ được trình Quốc hội khóa XV xem xét tại Kỳ họp thứ 7, vào tháng 5/2024; thông qua tại Kỳ họp thứ 8 tháng 10/2024, do vậy một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Xây dựng - cơ quan chủ trì soạn thảo luật - trong năm 2024 là hoàn thiện dự thảo Luật với chất lượng cao nhất. Trong dự thảo Luật, Bộ Xây dựng đề xuất: Thống nhất quy định pháp luật về quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng hiện nay tại Luật Quy hoạch Đô thị năm 2009, Chương II Luật Xây dựng năm 2014 và quy định hiện hành liên quan vào trong một bộ luật với tên gọi “Luật Quy hoạch Đô thị và Nông thôn”.
Loạt sai phạm nghiêm trọng tại mỏ cát Tây Nguyên: Ngành chức năng có “chống lưng”?

Loạt sai phạm nghiêm trọng tại mỏ cát Tây Nguyên: Ngành chức năng có “chống lưng”?

Xe đầu kéo, xe có trọng tải lớn chở cát vượt trạm cân, hoạt động xuyên đêm suốt sáng, náo loạn cả khu dân cư, gây hư hỏng đường sá, ảnh hưởng đến môi trường, an toàn giao thông, cá biệt hơn là có dấu hiệu khai thác cát vượt trữ lượng. Thế nhưng, chính quyền huyện Krông Pa và ngành chức năng tỉnh Gia Lai không có biện pháp xử lý triệt để, đã để sai phạm tái diễn thường xuyên, liên tục trong một thời gian dài tại mỏ cát của Công ty CP Xây dựng Tây Nguyên Gia Lai. Vụ việc đã gây bức xúc trong quần chúng Nhân dân.
Bộ Xây dựng ban hành kế hoạch Thanh tra năm 2024

Bộ Xây dựng ban hành kế hoạch Thanh tra năm 2024

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký ban hành Quyết định số 1196/QĐ-BXD về Kế hoạch thanh tra năm 2024 của Bộ Xây dựng.
Hà Nội: Khẩn trương thực hiện nghiêm Kết luận Thanh tra quy hoạch đường Lê Văn Lương, Tố Hữu

Hà Nội: Khẩn trương thực hiện nghiêm Kết luận Thanh tra quy hoạch đường Lê Văn Lương, Tố Hữu

Vừa qua, Thanh tra Bộ Xây dựng có văn bản gửi UBND Thành phố Hà Nội đôn đốc thực hiện Kết luận Thanh tra số 39/KL-TTr ngày 17/5/2022 liên quan đến công tác quy hoạch xây dựng tại khu vực hai bên tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính.
Hòa Bình: Hiểu cho đúng vấn đề quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 xã Thịnh Minh

Hòa Bình: Hiểu cho đúng vấn đề quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 xã Thịnh Minh

Báo điện tử Xây dựng nhận được đơn kiến nghị khẩn cấp của người dân xã Thịnh Minh, thành phố Hòa Bình về việc lập quy hoạch tỷ lệ 1/2000 tại xã Thịnh Minh. Nội dung đơn, bạn đọc phản ánh: Nhiều nội dung trong đồ án quy hoạch không tuân theo quy định của pháp luật về quy hoạch đã gây bức xúc cho hơn 300 hộ dân trên địa bàn lập quy hoạch vì những hộ dân này đã sinh sống ổn định nhiều năm tại địa phương lại phải tiếp tục di chuyển đến nơi khác cùng một số vấn đề khác... Hiện tại, Báo điện tử Xây dựng đã chuyển đơn đến UBND thành phố Hòa Bình để xem xét và giải quyết theo quy định của pháp luật. Đồng thời, cử nhóm phóng viên xuống địa bàn phối hợp với một số Phòng, ban của UBND thành phố Hòa Bình thu thập tài liệu, kiểm tra hiện trạng và làm rõ những vấn đề nêu trong đơn.
Khánh Hòa đề nghị xác minh, xử lý thông tin vụ: “Bưng bít’ thông tin điểm dừng chân mọc trên đất rừng phòng hộ

Khánh Hòa đề nghị xác minh, xử lý thông tin vụ: “Bưng bít’ thông tin điểm dừng chân mọc trên đất rừng phòng hộ

Sở Thông tin – Truyền thông Khánh Hòa có văn bản đề nghị UBND huyện Khánh Vĩnh kiểm tra, xử lý thông tin nội dung phản ánh của Báo Xây dựng liên quan đến loạt bài viết về điểm dừng chân “mọc” trên đất rừng phòng hộ.
Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày 7/12, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Bộ Xây dựng lập Đoàn kiểm tra lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản tại Phú Thọ

Bộ Xây dựng lập Đoàn kiểm tra lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản tại Phú Thọ

Mới đây, Bộ Xây dựng có văn bản gửi UBND tỉnh Phú Thọ về kế hoạch kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về nhà ở, kinh doanh bất động sản, hoạt động của các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng và công tác tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy.
Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Đắk Lắk: Hết hạn hồ chứa nước Yên Ngựa vẫn thi công “nhỏ giọt”

Hồ chứa nước Yên Ngựa (xã Cư Êwi, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), đến nay đã hết thời hạn thi công. Tuy nhiên, đến nay công trình vẫn thi công “nhỏ giọt”, khối lượng thi công đạt thấp, khiến dư luận hoài nghi về năng lực của chủ đầu tư dự án.
Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chậm trễ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đến nay vẫn chưa thể an cư tại nơi ở mới. Khu tái định cư của dự án này hiện vẫn là những khoảng đất trống, chưa hoàn thiện hạ tầng.
Khánh Vĩnh (Khánh Hòa): “Bưng bít” thông tin với báo chí vụ điểm dừng chân “mọc” trên rừng phòng hộ?

Khánh Vĩnh (Khánh Hòa): “Bưng bít” thông tin với báo chí vụ điểm dừng chân “mọc” trên rừng phòng hộ?

Để thông tin đa chiều và rộng đường dư luận xung quanh việc doanh nghiệp được cấp đất rừng phòng hộ để làm điểm dừng chân ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, đến nay, sau gần 02 tháng phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã gửi hàng loạt câu hỏi, vấn đề liên quan đến UBND huyện Khánh Vĩnh đề nghị cung cấp thông tin cho báo chí, tuy nhiên, mọi thông tin liên quan đến điểm dừng chân này vẫn được UBND huyện Khánh Vĩnh giấu kín và không thông tin cho báo chí theo quy định.
Khánh Hòa: Mỏ đá Hòn Giốc Mơ khai thác trên phần đất của dân?

Khánh Hòa: Mỏ đá Hòn Giốc Mơ khai thác trên phần đất của dân?

Người dân tại xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa gửi đơn tố cáo các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa vì cho rằng, Công ty TNHH Tư vấn thiết kế xây dựng ADC cố tình khai thác đá tại mỏ đá Hòn Giốc Mơ trên phần đất người dân đang canh tác, gây thiệt hại kinh tế.
Kiên Giang: Liệu UBND tỉnh có thực hiện quy hoạch cấp nước?

Kiên Giang: Liệu UBND tỉnh có thực hiện quy hoạch cấp nước?

Vấn đề cấp nước sạch cho nhân dân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng đã trở thành vấn đề bức xúc. Vấn đề này không những được Thủ tướng Chính phủ quan tâm mà các Bộ, ngành liên quan cũng hết sức quan tâm. Chính phủ đã có nhiều chương trình giao cho từng Bộ, ngành thực hiện việc chống nhiễm mặn Đồng bằng sông Cửu Long và dự trữ nguồn nước ngọt để cấp cho nhân dân trong giai đoạn hạn hán.
Bàn thêm về việc xây dựng khu đô thị chồng lấn Di sản vịnh Hạ Long

Bàn thêm về việc xây dựng khu đô thị chồng lấn Di sản vịnh Hạ Long

Những ngày gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, cư dân mạng có nhiều ý kiến về Dự án Khu đô thị tại 10B, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh chồng lấn lên vùng đệm di sản thiên nhiên thế giới. Mặc dù vậy, UBND tỉnh Quảng Ninh, một số Bộ, ngành liên quan chưa có lời giải thích đầy đủ về việc làm trên.
Bài 1: Ngang nhiên hoạt động không có trong quy hoạch, giấy phép hết hạn

Bài 1: Ngang nhiên hoạt động không có trong quy hoạch, giấy phép hết hạn

Thời gian qua, Báo điện tử Xây dựng nhận được phản ánh của bạn đọc, Nhà máy cấp nước Thạnh Lộc (tại Khu Công nghiệp Thạnh Lộc, xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, Kiên Giang) hoạt động không phép, bán buôn nước sai quy định… Trái lại, Công ty Thạnh Lộc không bị kiểm tra, xử lý mà được địa phương chiếu cố xem xét giá, được ký hợp đồng buôn bán thách thức dư luận. PV Báo điện tử Xây dựng đã về tỉnh Kiên Giang ghi nhận sự thật.
Trảng Bom (Đồng Nai): Chính quyền ở đâu khi để nhiều nhà xưởng xây dựng trái phép?

Trảng Bom (Đồng Nai): Chính quyền ở đâu khi để nhiều nhà xưởng xây dựng trái phép?

Như Báo điện tử Xây dựng đã phản ánh, vụ việc nhà xưởng xây dựng trái phép trên đất ở và đất trồng cây lâu năm tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai) gây bức xúc dư luận, vẫn ngang nhiên hoạt động cho đến nay. Bên cạnh đó, phóng viên Báo điện tử Xây dựng còn phát hiện nhiều công trình vi phạm khác cũng ngang nhiên tồn tại như nơi không có người quản lý.
Bộ Xây dựng lập Đoàn kiểm tra dự án Khu đô thị quây núi đá vịnh Hạ Long làm “hòn non bộ”

Bộ Xây dựng lập Đoàn kiểm tra dự án Khu đô thị quây núi đá vịnh Hạ Long làm “hòn non bộ”

Mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị phối hợp kiểm tra, xử lý nội dung dư luận phản ánh về dự án Khu đô thị 10B tại phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả quây núi đá vịnh Hạ Long làm “hòn non bộ”.
Điểm mặt những vụ án tham nhũng liên quan đến đất đai tại tỉnh Kon Tum

Điểm mặt những vụ án tham nhũng liên quan đến đất đai tại tỉnh Kon Tum

UBND tỉnh Kon Tum vừa có Báo cáo số 399/BC-UBND về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Từ đầu năm cho đến thời điểm hiện tại, cơ quan chức năng tại tỉnh Kon Tum đã phát hiện 6 vụ án liên quan đến tham nhũng và tiêu cực, đồng thời tiến hành khởi tố 10 bị can có liên quan đến những vụ việc.
Hòa Bình: Cần kiểm tra dòng tiền và thuế tại Dự án Takara Hòa Bình Resort

Hòa Bình: Cần kiểm tra dòng tiền và thuế tại Dự án Takara Hòa Bình Resort

Chủ đầu tư Dự án Takara Hòa Bình Resort huy động vốn trái phép “trá hình” bằng cách chỉ định công ty khác ký kết dịch vụ tư vấn với khách hàng rồi thu tiền đặt trước 30%. Tỉnh Hòa Bình cần chỉ đạo làm rõ dòng tiền và vấn đề thuế của các đơn vị liên quan.
Xem thêm